Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Cuộc chiến quyền lực tại Trung Quốc ảnh hưởng tới chương trình vũ khí của Triều Tiên?


Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: KCNA)
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: KCNA)
Các động thái sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khả năng sẽ xác định mức độ khuấy động của Triều Tiên về chương trình hạt nhân.
Để đánh giá mối đe dọa leo thang về hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cần chú ý hơn đến các động thái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chống lại phe chính trị của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, đặc biệt trong thời gian trước thềm hội nghị chính trị quan trọng ở Trung Quốc gần cuối năm nay, theo bài phân tích trên trang Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã gắng sức củng cố quyền lực và loại bỏ phe cánh của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, người nắm quyền kiểm soát Trung Quốc gần 2 thập kỷ.
Trung Quốc dưới thời ông Giang (1989-2012) được đánh dấu bằng tình trạng tham nhũng tràn lan và cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, môn khí công phổ biến nhất Trung Quốc từ những năm 90 và hiện có mặt tại hơn 100 quốc gia.
Có lẽ một trong những khía cạnh ít được chú ý nhất của thời đại ông Giang là mối quan hệ ấm áp mà ông Giang vun đắp với Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il ôm hôn thắm thiết khi gặp ông Giang ở Bắc Kinh năm 2004. Trợ thủ của ông Giang, lãnh đạo ngành an ninh Chu Vĩnh Khang đã tham dự cuộc diễu hành quân sự ở Triều Tiên năm 2010. Ba thành viên thuộc phe Giang trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay là ông Trương Đức Giang,ông Trương Cao Lệ và ông Lưu Vân Sơn, đều đã có những chuyến ngoại giao cấp cao tới Triều Tiên, 2 người trong số họ thậm chí còn học đại học ở Triều Tiên.
Theo nhận định của các chuyên gia, ông Giang dường như đã tận dụng mối quan hệ cá nhân của mình với gia tộc họ Kim và vai trò của Trung Quốc với Triều Tiên để khiến Bình Nhưỡng tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân cùng lúc với thời điểm phe Giang muốn chuyển hướng áp lực chính trị nội bộ ra khỏi các thành viên của họ, hoặc né tránh sự chú ý của cộng đồng quốc tế về những vi phạm nhân quyền của họ.
Ông Don Tse, chuyên gia về Trung Quốc nhận định: “Giang Trạch Dân đã lợi dụng các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên để thu hút sự chú ý của Mỹ khỏi các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng như chống lại các cuộc tấn công chính trị từ các phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Trái ngược với phe Giang, ông Tập Cận Bình không tiếp đón hay thăm viếng lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên, ông Kim Jong Un. Tuy nhiên, ông Tập lại nhiều lần gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, người mới bị phế truất gần đây. Các quan chức Mỹ nói rằng ông Tập đã “công khai châm biếm” ông Kim Jong Un trong cuộc gặp giữa ông Tập và Tổng thống Trump vào tháng 4, theo The New York Times.
Thái độ xa rời của ông Tập đối với ông Kim và mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Trump dường như giải thích cho sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên (một trụ cột kinh tế quan trọng trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên) và sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với nghị quyết trừng phạt gần đây của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng.
Để chuẩn bị cho việc hoàn toàn kiểm soát chính quyền Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, ông Tập đã thực hiện một số động thái lớn nhằm làm suy yếu hơn nữa ảnh hưởng của phe Giang.
Sau một loạt các cuộc đề bạt chính trị vào nửa đầu năm 2017, hơn một nửa các lãnh đạo cấp tỉnh là những người ủng hộ ông Tập. Điều này tương phản với thời điểm ông Tập bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2012, khi đó các cộng sự của ông Giang giữ số lượng áp đảo trong giới lãnh đạo cấp tỉnh.
Vào cuối tháng 7 năm nay, ông Tập đã loại bỏ ông Tôn Chính Tài, một thành viên Bộ Chính Trị và ứng cử viên của phe GIang cho vị trí lãnh đạo Trung Quốc. Nhiều ngày sau, ông Tập thăng chức cho 138 tướng quân đội và tổ chức một cuộc diễu hành quân sự lớn tại một cơ sở đào tạo mà không có sự hiện diện của những người tiền nhiệm. Các động thái này nhằm tăng cường sự kiểm soát của ông Tập đối với lực lượng quân đội từng bị kiểm soát bởi ông Giang, và thể hiện cho giới quan chức Trung Quốc rằng hiện tại ai mới là người lãnh đạo.
Khi phe Giang ngày càng bị đẩy về phía bờ vực, họ có thể sẽ cố gắng đàm thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về các cuộc khiêu khích hạt nhân hơn nữa nhằm làm hạ uy tín của Chủ tịch Tập.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bình luận rằng Triều Tiên quá coi thường Trung Quốc khi lại phóng tên lửa vào cuối tháng 5, dù trước đó ông Tập đã bày tỏ cam kết sẽ hành động để kiềm chế chính quyền họ Kim.
Thu Phương, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: