Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013
Người Thanh hóa viết về quê mình:
PhầnNgười Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giờ bị kỳ thị. Đi đâu cũng thấy người ta nói ghét dân Thanh Nghệ Hà, cầm hồ sơ xin việc mà giọng điệu, cái hộ khẩu ở vùng này thì coi như trượt rớt từ vòng đầu.
Thanh - Nghệ - Hà mà thực chất là hai xứ Thanh, Nghệ (tức là hai vùng đất có những khu biệt về Văn hóa). Trải khoảng ngàn năm tạo dựng, đi kèm theo đó là những tương đồng và dị biệt về lịch sử, văn hóa hình thành nên cốt cách, tâm tính con người.
Khu biệt văn hóa.
Thanh - Nghệ được ví như Việt Nam thu nhỏ. Cái gì Việt Nam có thì Thanh - Nghệ cũng có. Lịch sử hai vùng này ước chừng trên ngàn năm, nghĩa là tương đương với lịch sử Việt Nam (từ Ngô Vương lập quốc đến giờ). Dân số ước chừng trên 8 triệu người, bằng gần 10% dân số Việt Nam.
Cả hai xứ đều là biên thùy trọng trấn của Vương quốc Đại Việt khi xưa. Là đất căn bản đế vương, Thanh - Nghệ quan trọng đến nỗi: Thanh Nghệ còn, Quốc gia còn, Thanh Nghệ mất Quốc gia mất.
Có ít nhất hai vương triều, hai nhà Chúa mà gốc tích là từ Thanh Hóa - người "làm vua" gần đây nhất mà xứ Thanh có được là ông Lê Khả Phiêu (nguyên TBT BCH Trung ương Đảng CSVN). Văn thần võ tướng xứ Nghệ bạt ngàn. Bắc sông Lam thiên về võ tướng, nam sông Lam thiên về văn thần.
Cụ Hồ cũng là người xứ Nghệ (nguyên gốc Quỳnh Lưu).
Trên khắp cõi Việt Nam đâu đâu cũng thấy mồ tử sỹ Thanh Nghệ. Nghĩa trang Trường Sơn phần lớn là tử sỹ Thanh - Nghệ. Chiến trường phía Bắc, hồi chống Tàu 1979 - 1984, lính Thanh kiên cường, quật khởi đánh cho người Tàu bạt vía.
Không phải đương nhiên mà sân Vinh được gọi là cái Chảo lửa. Người Nghệ mang cái bản sắc Choa dân 37 làm nên cả chảo lửa sân Vinh ở ngay Mỹ Đình.
Nhiều nhân vật lẫy lừng của Việt Nam từ quãng năm 30 trở lại đây có cái gốc chung Thanh Nghệ. Yếu tố lịch sử như thế vô hình chung khiến người Thanh - Nghệ tự bản thân đã mang cái tính ương ngạnh, kiêu hãnh và trịch thượng.
Loạn kiêu binh thời Lê mạt cũng bởi binh tướng túc vệ người Thanh Nghệ.
Trong một cơ quan, dù nhỏ mà có hai người Thanh Hóa ngồi tương đương vị trí thì tất mất đoàn kết. Căn nguyên rất đơn giản, người Thanh Hóa tính hãnh tiến, có máu làm thủ lĩnh, làm lãnh đạo và không chịu kém người.
Gềnh đá sông Mã, photo by Sông Hàn
Người xứ Thanh, thân ai làm người ấy chịu, hành xử theo cái kiểu anh cả nhưng cũng thiếu phần bao dung, thiếu hẳn phần khiêm hòa. Người xứ Nghệ thì cố kết cộng động cao, sẩy việc cả nhóm cùng đứng ra gánh vác, người Nghệ phần nào có sự bao dung hơn người xứ Thanh.
Nhưng ngay ở Nam - bắc sông Lam cũng có sự phân cách. Người Nghệ An luôn tự thị là anh, tính cố chấp, trịch thượng cao hơn hẳn. Người Hà Tĩnh mềm dẻo hợp thời hơn. Đất chật, người đông, chiến tranh tàn phá, thiên nhiên không ưu đãi, vô hình chung khiến người Thanh - Nghệ trở nên cần kiệm, chắt chiu.
Núi sông, thời tiết xung khắc mãnh liệt khiến người hai xứ này chênh vênh giữa trạng thái tốt và cực đoan. Cần kiệm thì đến mức chi li bủn xỉn, đoàn kết thì đến mức thái quá. Lại bảo thủ, ương gàn, chậm thích ứng với cái mới.
Điều tệ hại hơn cả là người Thanh - Nghệ dường như có máu làm chiến binh, không chịu khuất, không chịu nhún ai bao giờ. Có doanh nghiệp Hàn Quốc về Nghệ An đầu tư nhà máy may thế mà lao động đi làm cứ gắn tai phone rồi gật gù (theo tiếng nhạc), chủ xưởng bảo mãi không chịu bỏ đi. Rồi đó lao động từ Nam về, xin đi làm lại lại so sánh lương giữa hai chỗ làm rồi nói ở đây trả thấp thế là xúi bãi công khiến chủ xưởng phát hoảng.
Cả cái nhà máy mấy ngàn công nhân rốt lại toàn làm chậm tiến độ, hàng đem ra bị trả về. Ông chủ phải dồn 5 nhà máy ở các KCN phía Bắc lại hỗ trợ mới xong.
Có bận mình ngồi nói chuyện với ông Cao Văn Vĩnh, Giám đốc sở Văn hóa Nghệ An, ông bảo: "Tình xứ Nghệ quen lâu" vấn đề là trong thời buổi này bao giờ thì người ta quen được mình. Lâu quá không được, y như cô gái cứ chờ để về nhà chồng vậy, lâu sinh ra mỏi mệt". Còn ông Phan Thanh Tịnh, Giám đốc sở Công thương tỉnh thì bảo: "người mình cần cù chịu khó nhưng lại không khéo, tính người Nghệ cũng không thuần"
Nói thế để biết rằng người Thanh - Nghệ có những cái nhược điểm cố hữu của mình. Mà nhược điểm cao nhất là cái tôi quá lớn cái tôi cả cá nhân và cái tôi của khu biệt văn hóa, ghét bị sai khiến. Và họ cũng hiểu về điều đó!
Tất nhiên ta có thể hỏi làm thế nào để người Thanh Nghệ bớt bị kỳ thị?
Cần hiểu.
Rất khó để ngày một ngày hai, người hai xứ này bớt đi cái nhược điểm của mình, vậy chỉ còn một cách là phải biết chấp nhận chính nó. Mà muốn chấp nhận thì phải hiểu đặc tính Thanh Nghệ. Hò sông Mã cao ngạo, thanh âm như đục thẳng vào lỗ nhĩ. Ví giận thương trữ tình sâu lắng hai cái đó là cốt cách Thanh Nghệ.
Tất cả phần nổi của đặc tính Thanh - Nghệ, tất cả những cái xấu của tâm tính người Nghệ An - Thanh Hóa ai cũng thấy rõ còn cái tốt thì bị khuất lấp, rất khó để tiếp cận.
Thế tính tốt của Thanh Nghệ là gì? Xin thưa nó cũng nằm một phần trong những mặt xấu của Thanh - Nghệ: tính cương cường quyết liệt, không chịu nhún nhường. Ở một cơ quan, một doanh nghiệp mà biết tận dụng và khơi dậy cái đặc tính này, cố kết nó trong khuôn chung thì rất khó có đối thủ cạnh tranh nào vượt lên được họ. Nói cách khác doanh nghiệp đó có thể vượt lên mọi khó khăn, trở ngại.
Thứ nứa khi người Nghệ đã tin, đã yêu thì tất dốc lòng hết sức, tận tụy, nhiệt tâm làm việc. Tính trung thành là điều không thiếu ở người Nghệ, tính quyết liệt là điều không thiếu ở người Thanh. Người Nghệ đói no có nhau, anh em sống chết làm việc, không (hoặc hiếm khi nào) bội phản hoặc chạy theo tiếng gọi của lợi ích riêng mình mà bỏ rơi cộng đồng
Dân hai xứ này đều rất khó khăn về mặt kinh tế, gia cảnh, sự cần cù chịu khó chịu khổ là không thiếu. Nhưng đây là đất học, người thành danh rất nhiều, nên sử dụng lao động Thanh - Nghệ - Hà cần phải đặc biệt thấu hiểu văn hóa của họ, trọng thị họ để họ thấy mình được coi trọng, có chỗ đứng trong doanh nghiệp. Còn ngược lại chỉ mang lòng kỳ thị thì tất tâm lý đối kháng (ghét giàu, ghét ông chủ) sẽ có đất để trỗi dậy. Đến lúc đó không có nhiều chỗ cho việc thương lượng, thấu hiểu lẫn nhau.
Về phía Thanh - Nghệ, cái đào tạo lao động là khâu yếu khuyết nhất, phần đa lao động đi vào Nam hay ra Bắc đều từ đồng ruộng mà ra (tính làng xã, tư tưởng tiểu nông vẫn rất cố hữu). Cả ba tỉnh (Thanh - Nghệ - Hà) đều chưa bao giờ nói những điều mà người lao động của mình cần và phải hiểu.
Họ có thể đào tạo tay nghề nhưng lại thiếu hẳn đi đào tạo kỹ năng và cung cách ứng xử. Tức là cứ thả nổi cho người xứ mình tự bươn chải với đầy đủ tính xấu theo kiểu tự sinh tự dưỡng. Như thế cũng rất khó cho doanh nghiệp.
Cái chè xanh của xứ Nghệ, hay cả xứ Thanh cũng vậy với người ngoài, rất chát, rất dẳng nhưng uống lâu sẽ nghiền vấn đề là phải chịu uống (nghe rất khó) và người bán chè phải biết cách tiếp thị.@bài của ku Hàn, giám đốc Trâu Qùy trại, kiêm hiệu trưởng Xã Đàn trường. nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét