THAY LỜI BẠT
Hôm ấy đầu giờ
thìn, cuối tháng ba âm, sau “Kỷ niệm 50 năm đám cưới vàng” của gia chủ chừng
sáu mươi ngày, có khách đến nhà.
Vẻ ngoài anh ta
không có gì đặc biệt. Chiếc xe máy tàng, bộ quần áo rung rúc. Nếu không có vầng
trán vuông, đôi mắt sắc, dáng học trò, khách không có vẻ gì đáng quan tâm.
Anh ta đứng khá
lâu trước nhà từ đường họ “Nguyễn Hữu” trong khu biệt thự xây cất theo phong
cách nửa Âu nửa Á, vừa mang dáng dấp truyền thống phương Đông, vừa hiện đại.
Nhà từ đường
theo lối kiến trúc cổ, mái đao, cửa bức bàn. Phía bên ngoài có đôi câu đối.
Đại ý nói về
nguồn gốc và nơi cư ngụ hiện tại của chủ nhân:
Qua một khoảng
sân rộng là ngôi nhà ba tầng xây theo lối Gô tích có thể vào đầu thập niên chín
mươi, vừa mới tân trang, cải tạo lại để không tương phản với ba tòa mới xây. Ba
tòa này theo cùng một lối kiến trúc, mái Thái, cột tiền sảnh cả vòng tay ôm
không xiết.
Khách dựng xe
dưới gốc xoài, ngọn cây cao ngang mái đao
nhà từ đường. Từ dưới gốc cây có dây leo lá hình tim, hoa tím thấp thoáng rủ
xuống gần sát những bồn hoa, chậu cảnh phía dưới. Thường thì những khu biệt thự
thế này treo nhiều lồng chim, đủ loại. Trong trường hợp này thể nào cũng có
tiếng một chú vẹt nào đó “ Có khách, có
khách”, Hoặc “ xin chào”, “Xin chào”.
Các đại gia nuôi
cả loài chim biết tiếng ngoài nước ngoài . Khi thì: “Thank you”, “Helo”.. “goodbye”.
Những anh mới
nổi, chưa có kinh nghiệm thích một chút vui vui, nhạo đời. Bất kể khách là ai,
có khi râu dài đến rốn, chim cũng chanh chảnh:
“ Chào
em, chào em”. Khi về:
“ Đừng quên anh” “ Đừng quên em”.. rất chi là ngộ.
Đa phần là giống
chim quý. Có con nhập ngoại, xuất xứ từ rừng Amadon, Úc đại lợi, Pakistan, Hồng
Kông..
Hội nhập toàn
cầu là cơ hội để những bậc trưởng cự đáp ứng được mọi mong muốn của mình.
“Văn hóa lồng
chim” cũng thực là một thế giới vô cùng phong phú. Nào lồng sơn son thếp vàng,
nào lồng có cửa làm bằng bạc tinh khiết, máng cho chim ăn bằng đá ngọc lam, ống
đựng nước tiện bằng gỗ kim giao phòng độc..
Đã là nghề chơi
hẳn phải lắm công phu!
Có vị, gần lối
vào khuôn viên xây chuồng nuôi sư tử, báo hoa nhập từ Phi châu về.
Còn khỉ, gấu
trúc, hay chó Nhật là thú chơi nhàng nhàng của các trưởng giả bậc trung.
Đời mình, do
“đặc thù” công việc, khách đi cũng nhiều. Anh biết những thú chơi sang của các
đại gia, nếu có kể với người bình thường cũng không ai có thể tin nổi.
Vì vậy anh lấy làm lạ là ở đây, chỗ này, không
có những lồng chim, lồng thú nào như thế. Với người sở hữu mấy ngàn mét vuông
cao ốc của khu biệt thự này, việc muốn có hòn non bộ trước khuôn viên, các chuồng thú, lồng chim đâu có là cái gì?
Sau này anh được
chủ nhân giải thích: “ Tự do là thiên tính của con người cũng như mọi giống
loài. Chưa từng thấy có con vật nào bị nhốt mà không tìm cách phá phách để
thoát ra. Với lại dù sang hay đẹp mà không có ích lợi thiết thực, làm mất tự do
của chúng, đều là sự không nên”.
Thực ra thì chủ
nhân khu biệt thự này đối với khách không phải đến đây lần đầu. Anh từng là chỗ
đồng hương quen biết. Lý ra phải gọi ông ta bằng chú, theo cách xưng hô thông
thường. Nhưng ông ta bảo anh bằng tuổi chú em út của ông. Cứ gọi “anh” cho thân
mật. Cũng có thể ông ưa sự trẻ trung. Tuổi già tính theo năm là lối tính đơn
thuần, không thích hợp với người từng trải, chuộng sự hiểu biết. Ông rất ghét
những anh mới ngoài ngũ tuần đã ra dáng lụ khụ, làm vẻ bề bậc vô lối.
Lâu nay bận việc
này việc nọ, nhất là sau hồi thôi làm thư ký cho bí thư Trần, anh ít đến đây.
Sự thay đổi của khuôn viên này khiến anh chút nữa không nhận ra.
Cái cổng vòm
Parabon phía bên ngoài đã được dỡ bỏ để mở rộng thêm lối đi. Nếu không có cây
xoài có cành xoãi ra phía ngoài chắc anh đã nhầm. Có khi còn phải hỏi thăm.
**
Trà Ô Long, cà
phê Trung Nguyên, rượu Sa kê.. chủ nhân hỏi khách thích loại nào?
Khách nói:
- Tùy, anh cho
em thứ nào cũng được!
Lại hỏi:
- Anh nghe nói
chú nghỉ hưu rồi phải không/ Giờ về làm gì?
- Em đang nghỉ
chờ. Đúng ra còn hai năm nữa. Nhưng “cải cách hành chính, trẻ hóa cán bộ”, em
xin nghỉ trước. Viết lấy một, hai cuốn sách. Học sử, nhưng em thấy sử nước mình
vẫn còn trống, còn nhầm lẫn nhiều chỗ. Định mượn văn học sử, trước hết là viết
cuốn sách ngay về dòng họ mình..
Chủ bảo:
- Chữ nghĩa là
ghê gớm lắm, không phải chuyện chơi. Anh từng là thầy giáo dạy văn, ngày xưa
cũng muốn viết cái gì đó. Sau suy đi tính lại, lại thôi. Cũng một phần cuộc
sống một thời khó khăn quá..Nhưng chả nhẽ hôm nay chú đến vì chuyện này?
- Không hẳn vậy,
trước là thăm anh. Sau báo anh một tin.
- Tin gì?
Khách lấy trong
túi ra tập giấy khổ A4, đặt lên bàn. Bàn gỗ trầm hương, ngan ngát mùi hương dìu
dịu. Vị hương tốt cho sức khỏe người, nhưng không ưa với ruồi muỗi. Trong căn
phòng rộng tịnh không có con rĩn con muỗi nào.
Khách đọc: “
Theo chín đời Chúa, mười ba đời vua, con cháu họ Nguyễn làm chúa làm vua trong
một thời gian khá lâu ( 1558- 1945 ), con cháu khá đông…”
Chủ nhà chăm chú
nghe. Đến đoạn: “ Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem các con ra bắc giúp vua Lê, chúa
Trịnh. Khi trở vào nam, để lấy lòng tin của chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng đã để Công
tử Hải ( thứ năm) và các cháu nội ( con của Hán và Hải) ở lại đất bắc. Con cháu
những người này về sau lấy chữ lót là Hựu( Nguyễn Hựu). Riêng con cháu của
công tử Hiệp và công tử Trạch can vào quốc sự, con cháu hai người này về sau
đổi ra họ Nguyễn Thuận.
Buổi đầu vào
Thuận Hóa, trong số các danh thần đi theo Nguyễn Hoàng có Mạc Cảnh Huống. Về
sau con trai của Mạc Cảnh Huống là phó tướng Mạc Cảnh Vinh lấy bà Công nữ Ngọc
Liên – con gái chúa Sãi, được chúa cho cải họ thành Nguyễn Hữu..”
Chủ nhà chớp
chớp mắt, bảo đọc lại. Hồi lâu không nói gì.
Khách vẻ phấn
chấn nói:
- Hóa ra xuất xứ
gốc gác tổ tiên họ mình là thế. Bao nhiêu năm ăn học, đọc sách cũng nhiều mà anh
em mình hầu như không biết. Không phải ngẫu nhiên mà anh em mình lên đất xứ
Tuyên, tá túc chân thành nhà Mạc này đâu anh ạ. Có khi tổ tiên run rủi.. Cũng
may ngày nay quan niệm về nhà Hồ, nhà Mạc không còn như xưa. Ông cha mình đâu
phải là kẻ phản loạn, tiếm ngôi? Ít ra cũng có công với nước, đặc biệt trong
bối cảnh vận nước suy vi, đã thao lược khôn khéo, mưu lược, chống kình với bắc
phương, giữ vững cương thổ nước nhà không để mất đi một tấc đất của tổ tiên!
Thấy chủ nhân
chưa tỏ thái độ gì, vẻ mặt phân vân, khách dừng lời.
Một lúc sau, chủ
nhà mới bảo:
- Việc này chú phải
cẩn trọng. Chưa thể kết luận ngay được. Hàm hồ một là có tội với tổ tông, hai
là sai với chính sử.. Còn như họ Nguyễn nhà anh lấy lót là Nguyễn Hữu là do cụ
thân sinh đặt, anh nghĩ là tình cờ thôi.. Nhà có ba anh em, anh cả Nguyễn Văn,
anh Nguyễn Hữu, chú em Nguyễn Ngọc..
- Nhưng biết đâu
cụ nhà mình là bậc túc nho, có ý sẵn?
- Vậy mới bảo
phải cẩn trọng, xem xét chính xác.. Nhưng chú định lấy gia đình nhà anh làm
nguyên mẫu cho cuốn sách của chú à?
Khách cười
ngượng:
- Không gì dấu
bác được. Bác vẫn tinh quái, mẫn tiệp như xưa.. Quả là em có ý ấy. Sắp đến ngày
“ Gia đình Việt Nam”, em muốn thông qua cuốn sách của mình, góp chút sức mọn
trong lúc nhiều gia đình tan vỡ, cha bỏ con tớ bỏ thầy, anh em ruột thịt kiện
cáo nhau. Tóm lại là khủng khiếp trong cái khủng hoảng đa chiều, đa diện hiện
nay..
- Chuyện gia
đình anh có gì để viết? Anh cũng như bao người bình thường. Tuy là có khá giả
một chút, nhưng cũng chỉ thường dân. Có chức danh, công đức gì lớn để mà viết?
- Không phải ý
ấy. Bác chưa nắm được ý đồ của em. Danh nhân, lãnh tụ người ta viết đầy ra rồi..
Nhưng có những cái mà ngay cả những bậc cao thủ ấy cũng chưa làm được. Thiếu gì
những ông to bà lớn, cuối đời con cái hư hỏng, gia đình tan nát, đạo đức suy
đồi? Viết về bác không phải bác giờ là đại gia. ( Xin lỗi, bác biết tính em mà,
giàu không sợ, khó không khinh ..)
- Thế chú vì cái
gì?
- Đó là câu
chuyện dài, phải nhờ bác mới xong được..
Chủ và khách
ngồi trong nhà gần hết một ngày, không nghỉ cả buổi trưa. Không biết đã nói
những chuyện gì?
Cũng có thể là
những chuyện liên quan đến cuốn tiểu thuyết này?
Tạm ít chữ thay
cho lời bạt!
==========
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét