THƯA THỦ TƯỚNG, CON CHÁU MÌNH VẪN PHẢI MANG NGÔ KHOAI ĐẾN LỚP!..
Đào Tuấn - Thưa Thủ tướng, con cháu mình vẫn phải mang mì, mang ngô, mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn, là bởi những chính sách tốt đẹp, còn đang phải chờ để ngành giáo dục xử lý xong...
Mấy hôm trước, sau khi báo chí đồng loạt tung hê câu chuyện hài “cấm giáo viên mặc váy lên lớp”, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), trong một phản ứng nhanh nhạy tuyệt vời, đã chính thức bác bỏ.
Cục trưởng Nhà giáo và Quản lý cán bộ Hoàng Đức Minh cho biết: Ngay khi nhận được thông tin từ báo chí, Bộ đã làm việc ngay với Sở GD&ĐT Quảng Bình và Hiệu trưởng nhà trường để làm rõ. Hiện nay dự thảo đó đã được bác bỏ và nhà trường không triển khai quy định này nữa do nhận được sự phản đối của nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên nữ.
Bản tin đầu tiên về chuyện “cái quần không đáy” được đăng tải vào sáng ngày 27/8 và chỉ 48 tiếng sau đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu chấm dứt.
Đáng ghi vào sách kỷ lục về tốc độ phản ứng.
Đáng để ca ngợi thái độ trách nhiệm.
Một hình mẫu về sự quan tâm của ngành đến đời sống thầy cô, ngay từ chuyện nhỏ như “cái đáy quần”.
Có thể, ngay sau kỳ nghỉ lễ, câu chuyện tịch thu, cắt dép của những đứa trò nghèo ở Hậu Giang, vừa được tung lên báo, cũng sẽ được chấn chỉnh.
Suy cho cùng, như thế là trách nhiệm, bởi cái váy, đôi dép ẩn chứa sau đó tâm tư, nỗi bức xúc và cả cuộc sống của không ít giáo viên, học sinh mà nhiều trường hợp ở Hậu Giang đang xác thực tình trạng các bậc phụ huynh, sau khi con cái bị cắt dép, phải vay tiền để mua “giày ba trắng” cho con, cho đúng quy định.
Nhưng có một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Bộ GD&ĐT phản ứng nhanh, quyết liệt và hiệu quả đến thế?..
Hồi đầu năm, Thủ tướng đặt câu hỏi trong một Hội nghị: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp rồi phải lợp chòi nấu ăn?”.
Trung tuần tháng 6, Thủ tướng có quyết định hỗ trợ học sinh các trường Dân tộc bán trú và học sinh các vùng đặc biệt khó khăn mức 15kg gạo/tháng.
Nguồn có: Từ kho Dự trữ Quốc gia. Thời điểm quy định rõ: Từ 1/9/2013.
Mai là 1/9, 4 ngày sau, học sinh cả nước sẽ bắt đầu năm học mới.
Còn gạo thì… “bao giờ cho đến tháng 12”.
“Tháng 12” là câu chuyện muôn thủa, mà các thầy cô giáo vùng cao vẫn kể lại về sự ì ạch trong chuyện thực thi chính sách, để đến khi gạo, tiền đến được tới trường học vùng cao thì may mắn nhất cũng phải đến tháng 12, để sau đó, nhà trường phải để cho các vị phụ huynh truy thu, và “rất điển hình” sau đó, trở thành một... bữa nhậu.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn, người khởi xướng chương trình “Cơm có thịt” cho học sinh vùng cao vừa trở về sau chuyến khảo sát tại Hà Giang, viết trên Tuổi trẻ những nỗi băn khoăn của các thầy cô: “Nếu mua thực phẩm, chịu nợ rồi khi có tiền cấp về sẽ trả nợ là chuyện xưa nay thầy cô vẫn làm. Nhưng nếu mua gạo cho học sinh ăn trước rồi lại có gạo cấp về thì làm sao bán gạo để lấy tiền đủ trả nợ?”.
Các Hiệu trưởng than thở lúc nào cũng ở thế khó: Không làm theo như chế độ đã có thì khổ học sinh, mà làm theo thì khó cho họ.
Từ lâu rồi, các thầy cô vùng cao vẫn nói đùa họ là những “con nợ” lớn với những khoản “nợ xấu”, cũng chỉ vì “miếng cơm” chính sách cho học trò.
Và xem:
Hội nghị tập huấn về chất lượng đào tạo trung học vùng khó khăn tổ chức tại… bãi biển Ninh Thuận.
Hội nghị tập huấn giáo dục cho con em dân tộc đặc biệt ít người tổ chức ở… bãi biển Cửa Lò (Nghệ An).
Hội nghị tập huấn nâng cao trình độ tiếng Việt cho trẻ em dân tộc ít người tổ chức tại… Hà Nội…
Giá như, những Hội nghị đó một lần được tổ chức trên núi thì biết đâu, cũng nhanh nhạy như chuyện cái váy cấm, chuyện miếng cơm cũng được quan tâm đúng vào thời điểm Thủ tướng yêu cầu.
Thưa Thủ tướng, con cháu mình vẫn phải mang mì, mang ngô, mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn, là bởi những chính sách tốt đẹp còn đang phải chờ, để ngành Giáo dục xử lý xong chuyện những cái váy.
Trở lại câu hỏi “vì sao” trước phản ứng nhanh, quyết liệt và hiệu quả, có lẽ nào, vì đó là chuyện cái váy, được quan tâm bởi những quan chức chỉ toàn đi họp ở các bãi biển?..
-------------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả
*Hình ảnh minh họa của Người Lang Bạt FB.
Mấy hôm trước, sau khi báo chí đồng loạt tung hê câu chuyện hài “cấm giáo viên mặc váy lên lớp”, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), trong một phản ứng nhanh nhạy tuyệt vời, đã chính thức bác bỏ.
Cục trưởng Nhà giáo và Quản lý cán bộ Hoàng Đức Minh cho biết: Ngay khi nhận được thông tin từ báo chí, Bộ đã làm việc ngay với Sở GD&ĐT Quảng Bình và Hiệu trưởng nhà trường để làm rõ. Hiện nay dự thảo đó đã được bác bỏ và nhà trường không triển khai quy định này nữa do nhận được sự phản đối của nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên nữ.
Bản tin đầu tiên về chuyện “cái quần không đáy” được đăng tải vào sáng ngày 27/8 và chỉ 48 tiếng sau đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu chấm dứt.
Đáng ghi vào sách kỷ lục về tốc độ phản ứng.
Đáng để ca ngợi thái độ trách nhiệm.
Một hình mẫu về sự quan tâm của ngành đến đời sống thầy cô, ngay từ chuyện nhỏ như “cái đáy quần”.
Có thể, ngay sau kỳ nghỉ lễ, câu chuyện tịch thu, cắt dép của những đứa trò nghèo ở Hậu Giang, vừa được tung lên báo, cũng sẽ được chấn chỉnh.
Suy cho cùng, như thế là trách nhiệm, bởi cái váy, đôi dép ẩn chứa sau đó tâm tư, nỗi bức xúc và cả cuộc sống của không ít giáo viên, học sinh mà nhiều trường hợp ở Hậu Giang đang xác thực tình trạng các bậc phụ huynh, sau khi con cái bị cắt dép, phải vay tiền để mua “giày ba trắng” cho con, cho đúng quy định.
Nhưng có một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Bộ GD&ĐT phản ứng nhanh, quyết liệt và hiệu quả đến thế?..
Hồi đầu năm, Thủ tướng đặt câu hỏi trong một Hội nghị: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp rồi phải lợp chòi nấu ăn?”.
Trung tuần tháng 6, Thủ tướng có quyết định hỗ trợ học sinh các trường Dân tộc bán trú và học sinh các vùng đặc biệt khó khăn mức 15kg gạo/tháng.
Nguồn có: Từ kho Dự trữ Quốc gia. Thời điểm quy định rõ: Từ 1/9/2013.
Mai là 1/9, 4 ngày sau, học sinh cả nước sẽ bắt đầu năm học mới.
Còn gạo thì… “bao giờ cho đến tháng 12”.
“Tháng 12” là câu chuyện muôn thủa, mà các thầy cô giáo vùng cao vẫn kể lại về sự ì ạch trong chuyện thực thi chính sách, để đến khi gạo, tiền đến được tới trường học vùng cao thì may mắn nhất cũng phải đến tháng 12, để sau đó, nhà trường phải để cho các vị phụ huynh truy thu, và “rất điển hình” sau đó, trở thành một... bữa nhậu.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn, người khởi xướng chương trình “Cơm có thịt” cho học sinh vùng cao vừa trở về sau chuyến khảo sát tại Hà Giang, viết trên Tuổi trẻ những nỗi băn khoăn của các thầy cô: “Nếu mua thực phẩm, chịu nợ rồi khi có tiền cấp về sẽ trả nợ là chuyện xưa nay thầy cô vẫn làm. Nhưng nếu mua gạo cho học sinh ăn trước rồi lại có gạo cấp về thì làm sao bán gạo để lấy tiền đủ trả nợ?”.
Các Hiệu trưởng than thở lúc nào cũng ở thế khó: Không làm theo như chế độ đã có thì khổ học sinh, mà làm theo thì khó cho họ.
Từ lâu rồi, các thầy cô vùng cao vẫn nói đùa họ là những “con nợ” lớn với những khoản “nợ xấu”, cũng chỉ vì “miếng cơm” chính sách cho học trò.
Và xem:
Hội nghị tập huấn về chất lượng đào tạo trung học vùng khó khăn tổ chức tại… bãi biển Ninh Thuận.
Hội nghị tập huấn giáo dục cho con em dân tộc đặc biệt ít người tổ chức ở… bãi biển Cửa Lò (Nghệ An).
Hội nghị tập huấn nâng cao trình độ tiếng Việt cho trẻ em dân tộc ít người tổ chức tại… Hà Nội…
Giá như, những Hội nghị đó một lần được tổ chức trên núi thì biết đâu, cũng nhanh nhạy như chuyện cái váy cấm, chuyện miếng cơm cũng được quan tâm đúng vào thời điểm Thủ tướng yêu cầu.
Thưa Thủ tướng, con cháu mình vẫn phải mang mì, mang ngô, mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn, là bởi những chính sách tốt đẹp còn đang phải chờ, để ngành Giáo dục xử lý xong chuyện những cái váy.
Trở lại câu hỏi “vì sao” trước phản ứng nhanh, quyết liệt và hiệu quả, có lẽ nào, vì đó là chuyện cái váy, được quan tâm bởi những quan chức chỉ toàn đi họp ở các bãi biển?..
-------------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả
*Hình ảnh minh họa của Người Lang Bạt FB.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét