Vào tối thứ hai tuần trước ở Trung Quốc, một quy định mới của Tòa án Nhân dân Tối Cao và Viện kiểm sát Tối Cao tràn ngâp Internet : bất cứ ai viết một bài blog ngắn chứa nội dung “ vu khống” được lan truyền rộng rãi thì có thể bị xử tù 3 năm. Thời gian đe dọa phạt tù trong biện pháp mới nhất của chiến dịch được so sánh với cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.
Tòa án và Viện kiểm sát của Trung Quốc đều bị Đảng Cộng sản kiểm soát, vì vậy Đảng gần như đề ra luật và được miêu tả là người “giải thích tư pháp”.
Những tác giả có bài viết “ vu khống” nhận hơn 5000 lượt xem hoặc được chia sẻ hơn 500 lần sẽ bị phạt.
Vu khống càng nhiều, hình phạt càng nặng. Rõ ràng, họ là người định nghĩa “ vu khống ” là gì. Trong nhiều trường hợp, án phạt tù sẽ được tuyên.
Điều luật này là đòn đánh mới nhất và trực diện nhất trong chiến dịch “đánh mạnh” mà Đảng tiến hành trong bảy tháng qua để chống lại những ý kiện trên mạng.
Zan Aizong, một cây bút tự do và blogger ở Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại nói rằng:“ Bộ Truyền thông luôn được sử dụng để định hướng dư luận. Bây giờ sự nổi lên của các trang microblog đã nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Họ muốn lấy lại quyền kiểm soát.”
Microblog tên là Weibo ở Trung Quốc xuất hiện từ năm 2009. Phổ biến nhất là Sina Weibo giống với Twitter bị cấm ở Trung Quốc. Trang mạng này cho phép người dùng gửi những tin nhắn dài 140 ký tự hoặc ít hơn và có thể cho hàng triệu người xem, chia sẻ trong vài phút, đây là công cụ mạnh mẽ của các nhà trí thức và các nhà hoạt động.
Không hiện tượng nào có thể làm ví dụ tốt hơn cho sức ảnh hưởng của Weibo tới dư luận hơn sự nổi lên của cái gọi là “ Big Vs”, một tài khoản của những người đăng ký tại Sina. Họ có hàng triệu thành viên và 10 triệu người theo dõi, một tin nhắn họ gửi đi có thể lan truyền nhanh chóng trên mạng.
“ Sự ảnh hưởng của Weibo rất lớn, lớn hơn so với cơ quan tuyên truyền”, Zan Aizong nói tiếp “ để xóa bỏ điều này, họ đang chĩa mũi kiếm về Big Vs”.
Mục tiêu cao cấp nhất là nhà triệu phú thương nghiệp quốc tịch Mỹ, Charles Xue, 60 tuổi và có trụ sở ở Bắc Kinh. Tài khoản Weibo của ông thường đang tải những quan điểm lập hiến, và thường xuyên chỉ trích chính quyền Trung Quốc.
Trong một chương trình tự kiểm điểm công khai gợi nhớ lại Đại Cách mạng Văn hóa, ông đã xuất hiện trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, kênh truyền hình của tù nhân, và buộc phải “ thú nhận” đã quan hệ với gái mại dâm và từng tổ chức “ tình dục theo nhóm “ ( sex parties). Trong bộ trang phục vàng xanh, ông nói “ Khi tôi làm việc ở nước ngoài, tôi đã quan hệ với gái mại dâm ở vài nước như Thái Lan hoặc Hà Lan”. Đôi mắt của ông nhìn mãi về phía bên trái như thể đang đọc lời thú tội. Người dẫn chương trình giải thích “ Ông ta bị ám ảnh bởi thói quen quan hệ với gái mại dâm”.
Trên Internet của Trung Quốc, nhiều người bình luận rằng hành động cố tình làm bẽ mặt trên là phát bắn cảnh cáo với Big Vs, vì chính quyền đã hạ tấm bảo hộ pháp luật với lĩnh vực mạng. Tờ Nhân dân Nhật báo, phát ngôn của Đảng, chạỵ một tiêu đề nói rằng “ Cái nhãn “Big V” sẽ không thể bảo vệ các anh thoát khỏi pháp luật”.
Nhiều người cho rằng Đảng đã bỏ qua pháp luật để công khai chuyện đáng xấu hổ của Charles Xue. Wang Ganlin, người đứng đầu đơn vị báo cáo chuyên sâu tại tờ Yancheng Evening News của Quảng Châu chỉ ra rằng một tháng trước, 5 thẩm phán bị bắt gặp là có đến những tụ điểm của gái mại dâm. Đảng đã kiểm soát ngay nguồn tin và bí mật xử lý các quan chức. Không một thẩm phán nào phải tự kiểm điểm trên truyền hình. Wang nói qua một cuộc phỏng vấn trên điện thoại “ Tôi nghĩ là họ trả thù Charles Xue”.
Việc làm bẽ mặt giới trí thức cũng như cảnh cáo phạt tù để chống lại những người truy cập Internet là những biện pháp mới nhất mà Đảng thực hiện để mở rộng chiến dịch. Họ muốn dập tắt ngay những cái gọi là thay đổi chính trị bắt nguồn việc người dân ngày càng biết nhiều hơn và bất mãn hơn.
Wang Ganlin nói “ Tôi cảm tưởng như cách họ trấn áp tin đồn trên mạng là một động thái chính trị, có nét giống như Cách mạng Văn hóa”.
Tại một cuộc họp của Đảng vào cuối tháng tám Tập Cận Bình, tổng bí thư của Đảng nói rằng “ Tư tưởng và tuyên truyền phải là công việc trọng tâm” và là một trong những “ nhiệm vụ căn bản” của Đảng viên. Tư tưởng và công tác tuyên truyền được ông phát biểu “ củng cố vị trí hàng đầu của Mác xít trong tư tưởng của xã hội” và “ đoàn kết Đảng và người dân trong một mặt trận”. Đảng viên phải tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác và Đảng cộng sản.
Tương tự, Bắc Kinh Nhật báo, một tờ báo của nhà nước, gần đây đăng một bài xã luận “ Đừng để lại khoảng trống cho những giá trị chung”. bài nói rằng “ Internet đã trở thành chiến trường chính cho cuộc chiến tư tưởng. Những lực lượng chống đối Trung Quốc đang tìm kiếm cách thúc đẩy “ sự thay đổi lớn nhất” để “ lật đổ Trung Quốc””, theo bản dịch của Chinascope chuyên phân tích phương tiện truyền thống của Trung Quốc.
“ Chúng ta có thể giữ vững và chiến thắng trong trận chiến có liên quan trực tiếp tới sự vững bền của hệ tư tưởng và quyền lực của Đảng. Đó là vấn đề sống còn. Dám chiến đấu và dám tuốt gươm. Đó là sự lựa chọn của chúng ta phải làm ngay bây giờ!”
Trước đó, những lãnh đạo Đảng đã có một cuộc họp với lực lượng cảnh sát chống lại cái gọi là “ Bảy đừng nói” đăng trên một số tài khoản. Bảy vấn đề bị cấm bao gồm nói về dân quyền, tự do ngôn luận, xã hội dân sự, và những giá trị phổ quát – danh sách tương tự về vấn đề tư tưởng đang bị nhắm đến trong cuộc đàn áp Internet.
Cho dù hiệu quả được kỳ vọng là không rõ ràng, Xu Xiang, một cây bút và là thành viên của Trung tâm Trung Quốc Độc Lập, nói rằng internet là phương tiện thể hiện sự bất mãn xã hội. Nhiều người Trung Quốc ngày càng chán nản với sự tham nhũng, đặc quyền cho các quan chức của Đảng, lạm dụng quyền lực và bất công xã hội. Đóng cả phương tiện này sẽ không giải quyết được vấn đề, ông nói “ Truyền hình bị kiểm soát. Báo chí bị kiếm soát. Kênh duy nhất là Weibo đang bị đóng cửa. Nó sẽ biến xã hội thành một thùng thuốc nổ”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét