Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

BỐN QUẢ ‘PHẢN PHÁO

MINH DIỆN
BVB blog 24.9.13

Tôi mới đọc bài Mấy chuyện vạ bút" của tác giả Ngọc Dương (Lào Cai) có nguồn từ mấy trang khác, nay entry trên trang blog BVB. Đọc xong, suy ngẫm: Cái nghề văn thơ - báo chí tuy có khoảng trời riêng, cùng vui, sôi động, đến được nhiều bạn đọc, nhưng hiềm một nỗi sao mà nó chịu nhiều cám cảnh trần ai cơ khổ, nhiều khi bị đời soi mói, bạc bẽo, thậm chí có khi nhìn mình như ‘sinh vật lạ”!? Xem ra, dù viết kiểu gì cũng dễ bị ‘vạ bút’. Tôi cũng bị ‘vạ bút’ đã nhiều lần. Có khi nói thẳng, nói thật còn bị cấp thẩm quyền kỷ luật, bắt ‘treo bút’...
Gần đây nhất, khi viết cho các trang mạng (tất nhiên, gọi là ‘lề trái’, viết có phần được phóng tay, mở lòng thoải mái, nói được hết suy cảm, tâm tư thực của mình), nhưng rồi tôi cũng bị bốn quả ‘phản pháo’. 
Mấy ngày qua, tôi đã đọc 194 comment dành cho bài: Một bài ‘nói lại’ với nhà báo Minh Diện của Phan An Sa, và 40 comment cho bài “Cảm xúc từ sao lại tâm hồn vong bản” của Thanh Tùng, đăng trên trang blog của đại tá Bùi Văn Bồng. Tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn qua điện thoại. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn đọc đã chia sẻ với tôi sau sự cố xảy ra. Những ý kiến đóng góp của bạn đọc tôi xin tiếp thu . Nhưng xếp theo thời gian, tôi coi đây là “quả phản pháo” thứ Tư.
Tuy nhiên có một vài comment nặc danh cho rằng tôi bịa chuyện, và nhắc lại chuyện 3 “quả pháo” trước về chuyện viết đến các vị: Hoàng Hữu Phước, Hoàng Quang Thuận và bà Nguyễn Phương Hằng kiện vì những lý do đơn giản là chê và góp ý cho họ, nêu lên một vài “góc khuất” của họ. Vì vậy tôi xin minh bạch hóa ba “vụ kiện”, 3 “quả phản pháo” để bạn độc hiểu sự thật.
+ Quả pháo thứ nhất: Ngày 17-11-2011, phát biểu trước Quốc hội, ông Hoàng Hữu Phước đề nghị: “Loại bỏ luật lập hội và luật biểu tình ra khỏi danh sách dự án luật trong suốt nhiêm kỳ XIII”. Ông Phước nói: “Việt Nam có cần cuộc biểu tình chống chính phủ không? Chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của chính phủ Việt Nam hay không? Nếu không cần tại sao lại đưa dự án luật biểu tình, nói rồi, nói mãi như thể nó là khuôn vàng thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”. Ông Hoàng Hữu Phước còn nói trình độ dân trí nước ta thấp chưa hiểu về luật…
Là một người dân, tôi cảm thấy bị xúc phạm, nên gọi điện thoại cho Hoàng Hữu Phước, muốn góp vài lời với tư cách một cử tri với một đại biểu Quốc hội. Nhưng gọi mấy lần ông Phước không bắt máy. Trong lúc bức xúc tôi nhắn tin cho ông: “Mày là ai mà khinh thường dân tao như vậy? Nếu gặp tao sẽ cho ăn trứng thối!”. Vì tin nhắn đó, mà Hoàng Hữu Phước khép tôi vào tội khủng bố, làm công văn gửi lãnh đạo các cấp, và tôi bị gọi lên cơ an an ninh điều tra thẩm vấn.
Trước cán bộ điều tra, tôi xác nhận đã gửi tin nhắn đó cho Hoàng Hữu Phước, nhưng không phải là “khủng bố” như ông ta nghĩ, mà chỉ bày tỏ thái độ bất bình của một cử chi với một đại biểu Quốc hội. Tôi nói thẳng , không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người bức xúc với Hoàng Hữu Phước, vì ông ta khinh thường dân, đi ngược lại Hiến pháp.
Cơ quan an ninh điều tra thành phố Hồ Chí Minh không khép tôi vào tội “khủng bố” như ông Hoàng Hữu Phước tố cáo, nhưng cho rằng tôi đã vi phạm hành chính trong việc nhắn tin xúc phạm đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước.
Không ngờ sau đó, như mọi người đã biết, Hoàng Hữu Phước xúc phạm đại biểu Dương Trung Quốc nặng nề hơn, nhưng không bị xử lý dù chỉ bằng hình thức phê bình. Về chuyện đó tôi đã viết bài “Ôi đại biểu của dân” và “ Lại là nghị Phước” trên blog buivanbong (nikname cũ, trang này sau đó không hiểu sao bị đánh sập, buộc chủ trang phải lập nikname mới).
+ Quả pháo thứ 2: Là chuyện có dính với Gs. Hoàng Quang Thuận (thành phố HỒ Chí Minh), nổi tiếng trong vụ đạo “thơ thiền”: Đầu năm 2012, tình cờ đọc trên trang lethieunhon có bài của luật sư nhà báo Minh Tâm, viết về việc Hoàng Quang Thuận đạo thơ, làm thơ tâm linh và đề cử nhận giải Nô bel. Vì bài viết đó Minh Tân bị Hoàng Quang Thuận gọi là kẻ “Lừa thầy phản bạn!”. Từng quen biết Hoàng Quang Thuận, tôi gọi điện thoại cho ông, định khuyên ông nên nhận sai sót của mình, nhưng tôi vừa cất lời thì Hoàng Quang Thuận cúp máy.
Nhà báo Minh Tâm nói với tôi, việc làm của Hoàng Quang Thuận là không thể chấp nhận, dù là bạn bè cũng phải thẳng thắn với nhau. Tôi thấy quan điểm của Minh Tâm đúng, nên đã viết mấy bài về Hoàng Quang Thuận như: “Ai có thể lừa được vua lừa?”, “ Chiếc sừng tê giác của Tăng Minh Phụng”,v.v...
Sau khi những bài báo đó đăng trên trang Blog lethieunhon, Hoàng Quang Thuận gọi điện thoại cho tôi, lúc đầu cũng bảo tôi là kẻ “Lừa thầy phản bạn” nhưng sau đó xin lỗi, và năn nỉ tôi bỏ qua chuyện cũ. Tôi đề nghị Hoàng Quang Thuận xin lỗi chủ trang blog lethieunhon và Hoàng Quang Thuận đã gọi điện xin lỗi nhà báo Lê Thiếu Nhơn. Trước thái độ cầu thị của Hoàng Quang Thuận, tôi và Lê Thiếu Nhơn không đăng tiếp những bài về ông .
Không ngờ ngay sau đó Hoàng Quang Thuận trở mặt, cho đăng ý kiến cùa ông Tăng Bỉnh Trọng,thanh minh chuyện chiếc sừng tê giác, và làm đơn kiện tôi và Lê Thiếu Nhơn tội vu khống.
Tôi được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an mời làm việc. Bằng thái độ trung thực, nghiêm túc, và bằng tài liệu, nhân chứng, tôi đã chứng minh trước cơ quan điều tra những bài báo tôi viết không hề bịa đặt, vu khống như Hoàng Quang Thuận nói. Tôi đề nghị đối chất với Hoàng Quang Thuận làm rõ trắng đen, nhưng ông Thuận không dám đối chất.
+ Quả pháo thứ 3: Về vụ bà Nguyễn Phương Hằng vợ sau của đại gia Huỳnh Phi Dũng cũng cho rằng tôi bịa đặt vu khống vợ chồng bà trong bài báo “Ân oán còn lâu” ...
Trước cơ quan an ninh điều tra tôi cũng đã đưa ra những bằng chứng, nhân chứng để chứng minh một cách trung thực những điều tôi viết trong bài báo. Và ngay sau đó, để bảo vệ bạn đọc - CTV, Đại tá Bùi Văn Bồng, chủ trang blog, cũng trao đổi và xác nhận với cơ quan chức năng là tin ở bản thảo bài viết của tôi đúng sự thật, tác giả cũng cam kết như vậy, không hề bịa đặt, không vu khống, cũng không hề thù ghét ông bà Nguyễn Phương Hằng, Huỳnh Uy Dũng mà chỉ muốn góp phần làm cho con người sống với nhau có có tình hơn, đừng dùng các thủ doạn tham lam trục lợi cá nhân xã hội có chuẩn mực hơn.
Ông Hoàng Hữu Phước vu cho tôi tội khủng bố, ông Hoàng Quang Thuận, và bà Nguyễn Phương Hằng vu cho tôi tội bịa đặt , vu khống, có lẽ đều muốn đẩy tôi vào tù. Nhưng điều họ mong muốn đã không xảy ra vì sự thật tôi không phải là một kẻ khủng bố, cũng không phải là kẻ bịa đặt vu khống. Các cơ quan công an đã điều tra xác minh từng vụ việc và sự thật đã được kết luận.
Trước đó bạn bè rất lo cho tôi vì phải đối đầu với những người có chức quyền và rất nhiều tiền, nhưng tôi vẫn tin chân lý không thể bẻ cong, và sự thật là như vậy. Qua đây, lòng tin của tôi với đời thực được thêm củng cố: Không phải đòng tiền chạy cửa nào cũng lọt nhanh, trôi gọn! Trên đời, sự trung thực, khách quan, người tốt và và làm việc có trách nhiệm còn nhiều.
Tôi là một cựu chiến binh, một nhà báo đã lớn tuổi, tâm đắc với Đại tá Bùi Văn Bồng nên đã cố vượt lên sức ép của gia đình và sức khỏe, viết bằng cái tâm của mình, không cầu danh, cầu lợi và không có ý đồ chống phá, nhục mạ bất kỳ ai. Trong nghề báo không ai tránh được sai sót, người viết báo ‘lề trái’ như tôi còn gặp khó khăn hơn, nên tôi đã công khai số điện thoại, địa chỉ nhà riêng, địa chie E,Mail của mình sẵn tiếp thu phê bình của bạn đọc. Rất tiếc có người không biết vì mục đích gì, lại mạo danh, địa chỉ hoặc với hình thức nặc danh bia đặt vu khống, gán gép hình ảnh nhằm nói xấu tôi. Có lẽ do nã pháo vào tôi không thành công nên họ phải dùng hạ sách đó. Nhưng tôi tin rằng bạn đọc hiểu thủ đoạn và những thông tin giả đó, và chia sẻ với những người làm báo, nhất là viết trên các trang thông tin xã hội (lề trái) như tôi. Tôi chỉ là cây viết bình thường yêu nghề, ham suy ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội, giao tiếp với cộng đồng, như bao nhà báo khác, nhưng qua những rắc rồi do đưa những thông tin trung thực, thẳng thắn, xây dựng ra công luận, bị người liên quan (chỉ thích thích khen, không thích chê) đã ‘phản pháo’, kiện cáo, tôi lại suy ngẫm bài thơ “Cây thông” của cụ Nguyễn Công Trứ:
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.


Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.


Giữa trời, vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thời trèo với thông


Nhưng, tôi lại nghĩ, cụ Nguyễn Du từng khuyên rằng: Đã mạng cái nghiệp vào thân / Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa. Để tự giải tỏa suy nghiệm và trắc ẩn trong lòng, để mở ra được giao lưu với cộng đồng, với xã hội, và cũng mong mỗi bài viết góp thêm chút đỉnh cho người đời gặt hái thông tin, cảm nghiệm chuyện đời được cái gì đó, cùng chia sẻ, cứ viết!
M.D


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: