Truyện thứ ba
Lúc đầu mình cứ ngỡ hắn còn trẻ, chỉ trên dưới tuổi “băm” là
cùng. Thân hình hắn rắn chắc, cao lớn. Khác hẳn món con trai người Mông mình
từng gặp thường thấp bé, nhẹ cân. Có anh có vợ con rồi người vẫn choắt cheo như
học sinh tiểu học.
Khuôn mặt rám nắng, đôi mắt hắn to, sáng và lồi, mũi sư tử, hơi
gồ lên, bóng ở quãng giữa. Nhất là cặp môi hơi dày, tươi tắn tự nhiên, khi nào
cũng như đang hoặc sắp cười.
Hắn hát, thanh điệu vút cao, mượt mà nghe cứ mê mẩn cả người.
Giọng cao át gần hết cả bè đông đảo hát theo.
Còn rượu thì thôi, khỏi nói. Bữa rượu nào xong cũng cắp một chai
mang theo về phòng. Động tác này nhắc mình nhớ đến một người bạn vong niên, đúng
hơn là một người anh kết nghĩa, giờ đã ra người thiên cổ. Ông ý vui. Đời
luôn chả có cái gì đáng gọi là quan trọng. “Quan trọng nhất là cái tình con
người ta sống với nhau khi qua cuộc đời này”. Ông ấy mình rất quý. Vài kẻ nào
đó diễu nhại cái tật “hay rượu” của ông mình rất ghét và chẳng khi nào đồng
tình.
Cảm tình về cái “sự hát” đối với
Lầu, ( tên hắn ) chỉ là cảm tình ban đầu.
Gặp hắn, phong cách y hệt ông anh, “bạn” mình như thế mình lại
càng mến hơn. Cứ như thể quen nhau từ kiếp trước, duyên nợ thế nào rồi!
Càng ở thêm với hắn ngày
nào, càng cảm thấy quý hóa tính bộc bạch,
cởi mở và sự thông minh, hóm hỉnh của hắn. Nếu có nhầm cũng chỉ duy nhất chuyện
nghĩ hắn còn quá trẻ so với tuổi trời có thực của hắn.
Có một nhà “Dân tộc học” gần đây nói với mình: “Người ta có nhiều
ý kiến chủ quan khi cho rằng chỉ số thông minh ( IQ ) của người Mông và một số
dân tộc khác so với người đa số có chút kém hơn. Đó là ý kiến sai lầm. Chẳng
qua ở môi trường đời sống khó khăn, thiếu cơ sở vật chất, mặt bằng dân trí thấp
cộng với hạn chế khung cảnh giao thông, giao lưu khó khăn nên trình văn hóa
thấp. Nếu được đào tạo chăm sóc bài bản, họ sẽ không thua kém dân tộc nào. Thậm
chí có mặt còn hơn”. Mình hỏi cụ thể, ông ta nói: “ Nghiên cứu gần đây cho
biết: Chỉ số IQ của người Do Thái là 102, người Trung Quốc là 96, người Việt là
97..Trong khi đó người H’Mông là 97.5!
Đúng là những con số biết nói, thay cho những kết luận vội vã
mang tính hàm hồ.
Câu chuyện với “nhà” này mới chỉ cách đây ít ngày. Gặp hắn trong
chuyến đi Tây Bắc lần này mình có ý quan sát xem điều ông chàng kia nói có đúng
hay không?
Các công trình nghiên cứu ngày nay, lắm cái rất buồn cười. Động
cơ thì nay vì cái này, mai vì cái khác nhiều sai lạc bởi cái “động” của các nhà
“Nghiên”, một số thiếu đứng đắn. Chỉ qua
vài câu chuyện, ở với nhau vài ngày, mình đã “đọc” được qua hắn kết luận của
ông “Nghiên “ này là trung thực, vô tư!
Hắn bảo hắn người Trạm Tấu, một huyện cực tây bắc tỉnh Yên Bái.
Một huyện nhiều rừng Pơmu, thảo quả mà lại đặc biệt nghèo, đặc biệt khó khăn,
vô số những cái đặc biệt khác nữa.. Dân cư vùng này quá bán là người H’Mông cư
trú. Một vùng thuốc phiện trồng bạt ngàn và thổ phỉ nhiều như muỗi mấy mươi năm
trước kia. (Giờ thì muỗi cũng ít bởi môi trường hanh khô Trạm Tấu. Thổ phỉ không
còn lấy một tên nào! )
( Còn nữa..)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét