Bắc Kinh (AP) – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã thắt chặt các hạn chế về phía Bắc Triều Tiên bằng cách đưa ra một danh sách dài các công nghệ liên quan đến vũ khí, vật liệu bị cấm xuất khẩu sang nước láng giềng. Điều này phản ánh mong muốn của Bắc Kinh là khiến Bình Nhưỡng loại bỏ các chương trình hạt nhân của mình và tái tham gia các cuộc đàm phán giải trừ quân bị .
Bài thông báo đăng vào thứ ba trên trang web Bộ Thương mại Trung Quốc xuất hiện khi hai chuyên gia Mỹ nói rằng bây giờ Bình Nhưỡng có thể tự mình chế tạo thiết bị quan trọng cho việc sản xuất bom uranium, cắt nhập khẩu là một trong những cách các nước bên ngoài đã sử dụng để có thể theo dõi các công việc bí mật về nguyên tử của nước này.
Danh sách các mặt hàng cấm bao gồm các ứng dụng liên quan đến cả dân sự và quân sự trong các lĩnh vực: đạn đạo, hóa học và sinh học, hạt nhân,… Thông báo cho biết danh sách này nhằm thúc đẩy việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Bắc Triều Tiên được thông qua kể từ năm 2006.
Li Mingjiang – chuyên gia an ninh Trung Quốc tại Nanyang Technological University Singapore cho biết: “Động thái này là sự mở rộng chính sách mới của Đảng Cộng sản trong việc gây sức ép lớn hơn một chút lên Bắc Triều Tiên để dẫn nước này quay trở lại các cuộc đàm phán giải trừ quân bị.”
Ông Li nói: “Các nhà chức trách có thể chỉ đơn giản là thực hiện lệnh cấm, nhưng thông báo nó công khai là một tín hiệu để Mỹ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế biết rằng Bắc Kinh nghiêm túc trong việc thực thi các cam kết của mình.” Ông còn nói nó cũng là một lời khiển trách đến Bình Nhưỡng.
Li nói: “Các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng sẽ ghét điều này. Họ sẽ tức giận. Bình Nhưỡng giống như sẽ “nuốt viên thuốc đắng” và có thể đáp lại với các nhượng bộ”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã từ chối bình luận tại thời điểm tuyên bố, mà chỉ nói rằng nó “biểu hiện cho thái độ nghiêm túc của chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật.”
Chính quyền Trung Quốc, do đề phòng sự phá hoại của nước láng giềng bị cô lập cũng như khả năng tạo ra sự bất ổn định trên biên giới đông bắc của nó nên thường tìm lý lẽ chống lại lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn về Bắc Triều Tiên và đã nhiều lúc bị cáo buộc không nhiệt tình trong việc thực thi chúng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã nổi giận vì vụ phóng tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên cuối tháng mười hai và vụ thử nghiệm hạt nhân thứ ba vào tháng hai, khiến cho nước này đồng ý với biện pháp trừng phạt thắt chặt trong tháng ba đồng thời cũng hứa hẹn giới hạn thêm nữa các sự kiện ra mắt hoặc thử hạt nhân .
Kể từ khi trở thành lãnh đạo của Bắc Triều Tiên trong tháng 12 năm 2011, Kim Jong Un đã nhiều lần làm Bắc Kinh tức giận vì từ chối lưu ý đến sự thúc giục của nó trong việc tham gia vào các cải cách kinh tế và trở lại đàm phán hạt nhân.
Các quan chức Mỹ từ lâu đã thúc đẩy thắt chặt thực thi các cấm vận, thể hiện qua việc Ngoại trưởng John Kerry, Thứ trưởng chính sách quốc phòng James Miller, và Trưởng phái viên Bắc Triều Tiên Glyn Davies trong các chuyến thăm Bắc Kinh vào những tháng gần đây đã vận động hành lang cho các nhiệm vụ này.
Những nỗ lực này đã mang lại một số thành công, đại lý hải quan Trung Quốc thắt chặt kiểm tra trên một loạt các mặt hàng, bao gồm cả hàng hóa cao cấp mà Kim sử dụng để củng cố sự ủng hộ từ tầng lớp thượng lưu của Bắc Triều Tiên. Vào cuối năm 2011, Bắc Kinh đã buộc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đóng cửa các tài khoản được mở bởi tập đoàn ngân hàng Kwangson Hàn Quốc và Ngân hàng Tam giác vàng để thực thi theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trước đó .
Chính quyền Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên một huyết mạch kinh tế rất quan trọng, cung cấp gần như tất cả các nhiên liệu và hơn 83 phần trăm tổng hàng hóa nhập khẩu, từ máy móc hạng nặng cho tới ngũ cốc và hàng tiêu dùng .
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng trông có vẻ được cải thiện qua mùa hè, nhưng phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và các học giả hậu thuẫn chế độ một lần nữa chỉ trích Bắc Triều Tiên ngoài cuộc gọi của nó vào tuần trước cho các cuộc đàm phán mới mà không cần điều kiện tiên quyết .
Mỹ và các bên khác với các cuộc đàm phán đã cho biết rằng họ không quan tâm đến việc ngồi xuống với Bình Nhưỡng mà không có dấu hiệu rõ ràng nước này sẽ tôn trọng cam kết năm 2005 đến dài hạn về chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ.
Những lo ngại về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể gia tăng sau tuyên bố rằng Bình Nhưỡng là chủ sản xuất của các thành phần cần thiết cho các máy ly tâm khí dùng để chế tạo bom hạt nhân dựa trên uranium
Trong bài phát biểu chuẩn bị đưa ra hôm thứ tư tại một hội nghị chuyên đề ở Seoul và được cung cấp trước cho The Associated Press, Joshua Pollack, một chuyên gia có trụ sở tại Washington về phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết: “Nếu Bình Nhưỡng có thể tạo các bộ phận máy ly tâm quan trọng ở trong nước, nước ngoài không thể theo dõi hàng hóa nhập khẩu nhạy cảm. Điều đó có thể báo hiệu sự chấm hết của các chính sách dựa trên việc kiểm soát xuất khẩu, biện pháp trừng phạt và cấm vận đã được trung tâm quốc tế nỗ lực thực thi nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong thập kỷ qua”.
Pollack, người thu thập các bằng chứng với Scott Kemp , một chuyên gia về công nghệ máy ly tâm tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: “Nếu họ không nhập khẩu các mặt hàng này lần đầu tiên thì sau đó chúng tôi không thể bắt quả tang chúng dựa vào công dụng của chúng”
Đó là chưa rõ liệu Bắc Triều Tiên đã tạo ra loại bom uranium hay chưa và Bình Nhưỡng nói rằng chương trình hoàn toàn vì hòa bình với mục đích là tạo năng lượng.
Đầu năm nay, trong một loạt các mối đe dọa nhằm vào Washington và Seoul, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ cho tiếp tục hoạt động tất cả các cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân của mình. Hình ảnh vệ tinh gần đây xuất hiện để cho thấy rằng Bắc Triều Tiên đã khởi động lại lò phản ứng plutonium .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét