Hun Sen có phải sang nương náu tại Việt Nam lần 2?
03/01/2014 Thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam từ ngày 26-28/12/2013, cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong người cách đây hơn 1 năm từng nhiệt liệt ủng hộ đường lưỡi bò Trung Quốc trên biển Đông, lúc đó Hun Sen giả vờ câm điếc. Tại Hà Nội, sau nhiều năm “hương lạnh, khói tàn”, Hun Sen đột ngột đến tận nhà riêng thăm thủ trưởng Lê Khả Phiêu và Lê Đức Anh, sau đó ông cùng bộ sậu dành 1 tiếng ở Hội trường 37 (thuộc VP Chính phủ) để gặp gỡ và cho tiền 700 cố vấn, cán bộ cao cấp từng chiến đấu tại Campuchia. Mỗi cố vấn, cán bộ có mặt trong cuộc gặp được Hun Sen phát cho 200 USD với danh nghĩa cá nhân. Giữa lúc này, hàng trăm nghìn người dân Campuchia đang biểu tình rầm rộ tại Phnom Penh, cáo buộc Hun Sen tham nhũng và gian lận bầu cử.
Trung tâm Thủ đô Phnom Penh sáng 3/1/2014
.
Tại Campuchia, người thân của Hun Sen nắm toàn bộ các tập đoàn kinh tế hàng đầu quốc gia, trong đó có nhiều tập đoàn dệt may, khai thác khoáng sản, vận tải, chế biến, khai thác gỗ, ngân hàng. Hun Sen cũng đang cấy con trai và con gái vào các vị trí chủ chốt trong quân đội, cảnh sát và chính quyền. Ông còn từng thề sẽ tìm mọi cách giữ ghế Thủ tướng đến năm 80 tuổi (kiểu như cống hiến đến hơi thở cuối cùng).
Sau chuyến thăm Việt Nam, Hun Sen cử con rối Hor Namhong đi ngay Bắc Kinh kịp diễn vở khác. Gần đây, Trung Quốc rất hài lòng với quan điểm của Campuchia về đường 9 đoạn và hào phóng cấp cho nước này nhiều khoản vay. Ngày 2/1/2014, Lý Khắc Cường đã tiếp, khen ngợi về đóng góp của cá nhân Hor đối với Trung Quốc. Trước đây, Hor đã từng phục vụ Pol Pot một thời gian và có công giết hại nhiều người. Với cương vị Bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Hun Sen, Hor đã kịp đưa 2 con của mình ra nước ngoài làm đại sứ: Hor Nambora làm đại sứ tại Anh quốc và Hor Monirath làm đại sứ tại Nhật Bản.
Hun Sen từ Hà Nội về thì biểu tình chống Thủ tướng bùng phát dữ dội ở Thủ đô của Campuchia. Khi Phó Thủ tướng Hor còn đang ở Bắc Kinh thì sáng nay 3/1/2014, cảnh sát đã bắn trực tiếp vào đoàn biểu tình làm 3 người chết tại chỗ. Ngay chiều nay, hàng trăm nghìn người đã biểu tình rầm rộ tại Thủ đô Phnom Penh kêu gọi để tang nhiều ngày 3 người bị cảnh sát giết hại. Quốc vương Sihamoni bối rối. Thủ đô của Cambodia gần như tê liệt, các tuyến đường chính bị phong tỏa. Người biểu tình còn kêu gọi bầu cử lại do kết quả bị Hun Sen gian lận, và điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan Thủ tướng Hun Sen, các quan chức thân cận và gia đình lên đến hàng chục tỉ USD. Nhiều biểu ngữ công khai yêu cầu Hun Sen phải từ chức. Trên thực tế, ngày càng nhiều người dân Cambodia chán ngán chế độ gia đình trị của Hun Sen và muốn ông này ra đi, đảng của ông này nhường quyền cho đảng khác trong một tiến trình dân chủ, hợp hiến.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin lại tất tả sang “thăm” Việt Nam từ 4/1/2014 dưới danh nghĩa dự kỷ niệm trọng thể 35 năm ngày giải phóng Campuchia 7/1/1979 – 7/1/2014. Câu chuyện nghe đã rất không bình thường. Lẽ ra lễ kỷ niệm này phải được Campuchia tổ chức trọng thể tại Phnom Penh và mời các “thủ trưởng” Việt Nam tham dự mới đúng. Thực tế này cho thấy, tình hình Campuchia đã rất nguy ngập đối với chế độ gia đình trị Hun Sen. Một số nhà quan sát lo ngại Hun Sen có thể sẽ trở thành một Mubarak, Gadafi nữa. Các “chuyến thăm” của nhiều quan chức hàng đầu Campuchia (tới Việt Nam và Trung Quốc) dày đặc gần đây càng chứng tỏ điều đó và khả năng Hun Sen lại phải chạy sang Việt Nam nương thân lần 2 (Hun Sen chạy sang Việt Nam lần 1 năm 1977) có thể xảy ra. Tuy nhiên, liệu Việt Nam còn dám hoặc đủ sức chứa Hun Sen lần nữa hay không thì lại là một câu chuyện khác.
.
Hun Sen tại nhà riêng Lê Khả Phiêu
.
.
Hun Sen tại nhà riêng Lê Đức Anh (Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ TTTT, nguyên thư ký của Lê Đức Anh) cùng có mặt.
.
Trung tâm Thủ đô Phnom Penh sáng 3/1/2014
.
Tại Campuchia, người thân của Hun Sen nắm toàn bộ các tập đoàn kinh tế hàng đầu quốc gia, trong đó có nhiều tập đoàn dệt may, khai thác khoáng sản, vận tải, chế biến, khai thác gỗ, ngân hàng. Hun Sen cũng đang cấy con trai và con gái vào các vị trí chủ chốt trong quân đội, cảnh sát và chính quyền. Ông còn từng thề sẽ tìm mọi cách giữ ghế Thủ tướng đến năm 80 tuổi (kiểu như cống hiến đến hơi thở cuối cùng).
Sau chuyến thăm Việt Nam, Hun Sen cử con rối Hor Namhong đi ngay Bắc Kinh kịp diễn vở khác. Gần đây, Trung Quốc rất hài lòng với quan điểm của Campuchia về đường 9 đoạn và hào phóng cấp cho nước này nhiều khoản vay. Ngày 2/1/2014, Lý Khắc Cường đã tiếp, khen ngợi về đóng góp của cá nhân Hor đối với Trung Quốc. Trước đây, Hor đã từng phục vụ Pol Pot một thời gian và có công giết hại nhiều người. Với cương vị Bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Hun Sen, Hor đã kịp đưa 2 con của mình ra nước ngoài làm đại sứ: Hor Nambora làm đại sứ tại Anh quốc và Hor Monirath làm đại sứ tại Nhật Bản.
Hun Sen từ Hà Nội về thì biểu tình chống Thủ tướng bùng phát dữ dội ở Thủ đô của Campuchia. Khi Phó Thủ tướng Hor còn đang ở Bắc Kinh thì sáng nay 3/1/2014, cảnh sát đã bắn trực tiếp vào đoàn biểu tình làm 3 người chết tại chỗ. Ngay chiều nay, hàng trăm nghìn người đã biểu tình rầm rộ tại Thủ đô Phnom Penh kêu gọi để tang nhiều ngày 3 người bị cảnh sát giết hại. Quốc vương Sihamoni bối rối. Thủ đô của Cambodia gần như tê liệt, các tuyến đường chính bị phong tỏa. Người biểu tình còn kêu gọi bầu cử lại do kết quả bị Hun Sen gian lận, và điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan Thủ tướng Hun Sen, các quan chức thân cận và gia đình lên đến hàng chục tỉ USD. Nhiều biểu ngữ công khai yêu cầu Hun Sen phải từ chức. Trên thực tế, ngày càng nhiều người dân Cambodia chán ngán chế độ gia đình trị của Hun Sen và muốn ông này ra đi, đảng của ông này nhường quyền cho đảng khác trong một tiến trình dân chủ, hợp hiến.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin lại tất tả sang “thăm” Việt Nam từ 4/1/2014 dưới danh nghĩa dự kỷ niệm trọng thể 35 năm ngày giải phóng Campuchia 7/1/1979 – 7/1/2014. Câu chuyện nghe đã rất không bình thường. Lẽ ra lễ kỷ niệm này phải được Campuchia tổ chức trọng thể tại Phnom Penh và mời các “thủ trưởng” Việt Nam tham dự mới đúng. Thực tế này cho thấy, tình hình Campuchia đã rất nguy ngập đối với chế độ gia đình trị Hun Sen. Một số nhà quan sát lo ngại Hun Sen có thể sẽ trở thành một Mubarak, Gadafi nữa. Các “chuyến thăm” của nhiều quan chức hàng đầu Campuchia (tới Việt Nam và Trung Quốc) dày đặc gần đây càng chứng tỏ điều đó và khả năng Hun Sen lại phải chạy sang Việt Nam nương thân lần 2 (Hun Sen chạy sang Việt Nam lần 1 năm 1977) có thể xảy ra. Tuy nhiên, liệu Việt Nam còn dám hoặc đủ sức chứa Hun Sen lần nữa hay không thì lại là một câu chuyện khác.
.
Hun Sen tại nhà riêng Lê Khả Phiêu
.
.
Hun Sen tại nhà riêng Lê Đức Anh (Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ TTTT, nguyên thư ký của Lê Đức Anh) cùng có mặt.
.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét