Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2013: “Khắc tinh của giải thưởng” và bài “Tự làm khó mình”



1. Khắc tinh của giải thưởng
 Trịnh Bảo Chân:
Một bài viết trên báo lề phải Sức khỏe& Đời sống, nhưng rất đáng đọc. Rất đáng trách hằng trăm tờ báo gọi là Văn nghệ, từ Trung ương đến các tỉnh thành, kinh phí bao cấp do nhân dân đóng thuế nuôi, lại cứ tụng ca phe cánh, đú đởn bè phái, không dám động chạm Hội Nhà văn vì các quan văn nghệ đầu đường xó chợ sợ quan văn nghệ Trung ương không kết nạp…Tưởng rằng các cụm từ “lợi ích nhóm”"tư duy nhiệm kỳ” trong nghị quyết của đảng chỉ xảy ra ở lĩnh vực kinh tế xã hội, ai dè nó đầy rẫy trong văn chương mậu dịch.
12Ảnh: Hai nhà phê bình Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hoàng Đức, khắc tinh của bọn người chạy giải.
Bởi vậy, cư dân mạng rất thích đọc Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoàng Đức, Đỗ Hoàng, Nguyên Hải, Trần Mỹ Giống, Hồ Thanh Ngân, Vũ Đình Ninh, Thạch Minh, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, Đào Hiếu, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh…trên các trang mạng. Giờ xin mời quý vị đọc chút báo trên báo”lề phải có lương tâm”với đồng tiền thuế nhân dân:
20/01/2014 13:00
2. Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2013:  Tự làm khó mình?
Hà Ngân
Giải thưởng thường niên năm nay người ta thấy phần lớn là những gương mặt hoặc đã quá “nhàu” hoặc lạ hoắc như thể không còn gì để xếp đầy “mâm cỗ tất niên”, nên đành vậy. Bởi lẽ, như luật bất thành văn, cứ đến mùa thứ 5, mùa của giới văn nhân, bao giờ mà chẳng có giải, giống như các cụ nhà ta thường bảo “cỗ nào chẳng có thịt gà”, năm hết Tết đến, không có giải, mất vui. Vì thế, không ít người cho rằng Hội Nhà văn đang tự làm khó mình xem ra cũng có lý.
“Méo mó, có hơn không?”
Giải thưởng năm nay được trao cho các tác phẩm: tập truyện ngắnBãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí; tập tiểu luận và bút ký về nghề văn Phút giây huyền diệu của Ma Văn Kháng; tập thơ Những lớp sóng ngôn từ của Mã Giang Lân; tiểu thuyết Nông dân của nhà văn Ba Lan Wladyslaw St. Reymont do dịch giả Nguyễn Văn Thái chuyển ngữ.
4Có thể nói, Ma Văn Kháng là một nhà văn gạo cội của làng văn chương Việt, người dường như đã quá “no” các giải thưởng, trao thêm một giải thường niên nữa liệu có làm cho tiếng tăm của ông tăng thêm chút nào hay chỉ làm khổ ông thôi. Dư luận cho rằng lý do duy nhất để trao giải cho tác phẩm của ông chỉ mang tính chất hiếu hỉ theo kiểu “kính lão đắc thọ”. Vì trong giới lý luận phê bình, dạng các tác phẩm như hồi ký, bút ký cá nhân, tự truyện… chỉ được xem là “cận văn chương” chứ chưa phải là văn chương đích thực nên không thể bàn về chất lượng nghệ thuật.
Không biết đây là chuyện mừng hay lo, vui hay buồn khi một thành viên Hội đồng chấm giải cho hay, đến phút 89 mà vẫn không tìm ra bất cứ tác phẩm nào khả dĩ đại diện cho mảng văn xuôi mùa này, cuối cùng, tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí vừa đặt lên bàn xem xét và bỏ phiếu, ngay lập tức đạt số phiếu tuyệt đối (9/9). Một đại diện Hội Nhà văn Việt Nam (NVVN) trao đổi với báo giới về tập truyện ngắn này đã cho hay: “Đây là một phát hiện lớn của giải thưởng hội năm nay…”. Nhưng cũng từ sự “phát hiện” này có người lo ngại, giải thưởng văn chương năm nay có xu hướng đề cao loại văn chương “huỵch toẹt”, “bốp chát”, “bặm trợn” cũng như những tác phẩm thuộc loại “làng nhàng” khác. Có người còn nghĩ quá đi, tương lai có thể loại văn chương viết về những tên buôn lậu ma túy, các má mì gái mại dâm, những tên cướp giật đường phố, bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ qua biên giới… bất luận là có hay không có văn chương đều có thể đoạt giải. Dường như trong những năm gần đây, không ít người cố tình đề cao một cách thái quá loại văn chương này, đẩy nó lên thành mặt “hàng độc”, “quí hiếm”, cần phải tôn vinh, cổ vũ (!?)
Những lớp sóng ngôn từ là tập thơ đuối nhất so với mặt bằng thơ những năm gần đây cũng như so với các tác phẩm đoạt giải năm nay. Nhiều bài viết như nói, chẳng phải thơ, cũng không ra văn xuôi, nó chỉ khác là những câu nói bình thường, nhưng tác giả rất “chịu khó” xuống dòng.
Tiểu thuyết Nông dân – một tác phẩm đã từng đoạt giải Nobel văn học năm 1924, được Nguyễn Văn Thái chuyển ngữ cũng nhận được giải văn học dịch năm nay. Chất lượng nghệ thuật của tác phẩm gốc đã được cả Hội đồng văn học Giải Nobel quốc tế kiểm định từ cách đây gần thế kỷ, khỏi phải bàn. Có người bảo, với đà này, thời gian tới, cứ “đè” những tác phẩm đoạt giải Nobel của thế giới ra mà dịch, chắc chắn sẽ đoạt giải. Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp dịch cho rằng tác phẩm còn khá nhiều lỗi khi chuyển ngữ, nhất là khả năng Việt hóa một số thuật ngữ có yếu tố Hán – Việt là không chuẩn.
Đi tìm nguyên nhân “vì sao nên nỗi”
Tất cả những người được giải năm nay đều thuộc lớp tuổi U 60, trẻ nhất là Nguyễn Trí (sinh năm 1958), tiếp đến là Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1945), rồi đến Mã Giang Lân (sinh năm 1941) và cuối cùng là Ma Văn Kháng (sinh năm 1936). Như vậy, có thể nói, không có gương mặt nào trẻ về tuổi đời được giải năm nay.
Tuy nhiên, năm nay, cả bốn tác phẩm đoạt giải đều nằm trong tầm “soi” của dư luận. Nhiều người cho rằng các tác phẩm nói trên đều “có vấn đề” về mặt chất lượng nghệ thuật.
Theo lẽ thường tình, bản thân tác giả và những tác phẩm được trao giải những năm trước đây cũng như sẽ trao giải năm nay không có lỗi gì, vì chẳng mấy ai cầm bút viết văn, làm thơ cốt vì giải. Chuyện xét giải là việc của Hội đồng chấm chứ tác giả làm sao quyết định được? Thế nhưng cũng không thiếu chuyện ì xèo rằng người này, người nọ bằng uy tín tuổi tác, nghề nghiệp, quan hệ thân sơ với nhiều thủ thuật khá tinh vi đã tác động nhất định đến các thành viên Hội đồng, làm cho cán cân công lý nhiều khi chao đảo, thậm chí chệch hướng.
5
Ảnh: Những tác phẩm nội dung dở chạy giải giỏi: Trường ca chân đất văng cứt vào thơ, Giờ thứ 25 đạo văn, Màu tự do của đất hay Màu tự do quê một cục…
Theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa nhất xảy ra tình trạng trên là sự thiếu công khai minh bạch các tiêu chí cũng như quá trình xét giải. Từ nhiều năm nay, những tác phẩm được giải, công chúng chưa hề biết mặt mũi nó ra làm sao, đến khi tác phẩm được giải họ mới mắt tròn mắt dẹt, chẳng hiểu cơ sự ra làm sao. Có người còn mạnh mồm nói trắng ra rằng những tác phẩm được giải là không đáng đọc. Dư luận cho rằng trong việc xét giải lúc này, lúc khác đã bị lợi ích nhóm và các yếu tố tiêu cực chi phối. Dù đấy chỉ là ý kiến của một vài cá nhân nào đó, nhưng cũng đủ để tạo nên một màn sương đục làm hoen ố ít nhiều giải thưởng văn chương, một trong những giải thuộc loại cao quý.
Thiết nghĩ, một hội nghề nghiệp có uy tín và đã ra đời cách đây gần 60 năm (1957) như Hội NVVN cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một bộ tiêu chí nào làm cơ sở khoa học cho sự định giá tác phẩm văn chương. Nếu có bộ tiêu chí thực sự khoa học để đánh giá tác phẩm cũng như công khai quá trình xét chọn tác phẩm, thì chắc chắn sẽ giảm thiểu đến mức tối đa sự ỉ eo, đàm tiếu của dư luận về những áp lực từ lợi ích nhóm, từ những việc tiêu cực (nếu có), từ quan hệ thân sơ, những lá phiếu cảm tính và nhất là sự tắc trách trong khâu đọc và thẩm định tác phẩm.
Hà Ngân (Theo báo Sức khỏe & Đời sống)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: