|
Smiles around
|
Mĩm cười bên nhau
|
China Tries to Harness North Korea
|
TRUNG QUỐC TÌM CÁCH KÌM CƯƠNGTRIỀU TIÊN
|
Asia Sentinel
12 DECEMBER 2013
|
Asia Sentinel
12/12/2013
|
New report by international peace foundation says Beijing seeks to control its neighbor
|
Báo cáo mới của Quỹ hòa bình quốc tế nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách kiểm soát người láng giềng
|
|
|
China has been playing a careful and relatively sophisticated strategic game with its unruly ally North Korea, attempting to harness Pyongyang’s determination to expand its nuclear capability while at the same time expanding its economic relations at an unprecedented pace, according to a new analysis by the Stockholm International Peace Research Institute.
|
Báo cáo phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đang chơi một trò chơi chiến lược tương đối phức tạp và thận trọng với đồng minh ngang bướng Triều Tiên của họ. Trung Quốc nỗ lực kiềm chế quyết tâm của Bình Nhưỡng tăng cường năng lực hạt nhân của họ trong khi mở rộng các mối quan hệ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng với một tốc độ chưa từng có tiền lệ.
|
The 80-page analysis, titled China's North Korea Policy: Economic Engagement and Nuclear Disarmament, was written after a four year study of relations between the two countries by Mathieu Duchâtel, head of SIPRI's China and Global Security Project, and Phillip Schell, a Researcher with the SIPRI Arms Control and Non-Proliferation Program. It describes a level of quiet support for western aims in North Korean than is commonly recognized in the mainstream media.
|
Bản báo cáo phân tích dài 80 trang có nhan đề “Chính sách Triều Tiên của Trung Quốc: Quan hệ kinh tế và Giải giáp Vũ khí hạt nhân”, đã được viết bởi Mathieu Duchatel, Giám đốc Dự án Trung Quốc và An ninh Toàn cầu của SIPRI và Phillip Schell, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Chương trình Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến vũ khí Hủy diệt hàng loạt của SIPRI. Công trình này ra đời sau một quãng thời gian hai tác giả tiến hành nghiên cứu 4 năm về các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Tài liệu này đã mô tả sự ủng hộ lặng lẽ đối với các mục đích của phương Tây ở Triều Tiên hơn là những điều thường được nhận thấy trên truyền thông chính thống.
|
What the situation is now in North Korea is unknown. Earlier this week Kim Jong-Un reportedly sacked and humiliated his uncle, Jang Song-Thaek, long regarded as Kim’s political regent. State TV showed photos of Jang being dragged out of his seat by two officers, an unheard of humiliation for a top official. There have been widespread reports of other executions of formerly high-ranked officials as well over recent weeks. Jang, along with his unnamed associates, was accused of a litany of crimes last Sunday including corruption, womanizing and selling off state assets at a knockdown price.
|
Tình hình ở Triều Tiên hiện nay chưa có gì rõ ràng. Mới đây nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã cách chức và xử tử người chú rể của mình là Jang Song-Thaek, người từ lâu luôn được coi là “quan nhiếp chính” của Kim Jong-Un. Truyền hình Nhà nước Triều Tiên đã phát đi những hình ảnh ông Jang Song-Thaek đã bị hai nhân viên an ninh lôi ra khỏi chỗ ngồi của mình, một hành động làm bẽ mặt chưa từng thấy đối với một quan chức cấp cao ở Triều Tiên. Những tuần gần đây cũng đã lan tràn những thông tin về các vụ hành quyết đối với các cựu quan chức cấp cao khác ở Triều Tiên. Ông Jang Song-Thaek, cùng với các trợ thủ không được nêu tên của ông này, hôm 8/12 đã bị cáo buộc một loạt tội danh, trong đó có các tội tham nhũng, quan hệ bất chính với phụ nữ và bán các tài sản quốc gia với một cái giá rẻ mạt.
|
Those events leave tea leaf readers on the North completely in the dark. It is also unknown how China is treating the latest developments. In the past, China has sought to keep some leverage over the north, supporting United Nations Security Council resolutions sanctioning Pyongyang, pushing the North to accept the Six-Party Talks and seeking to restart the denuclearization process.
|
Những sự kiện này khiến cho các độc giả theo dõi vấn đề Triều Tiên hoàn toàn mù mịt. Người ta cũng không biết Trung Quốc đang xử lý những diễn biến mới nhất này như thế nào. Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách duy trì một số “đòn bẩy” đối với Triều Tiên, ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Bình Nhưỡng, thúc đẩy Triều Tiên chấp nhận các cuộc đàm phán sáu bên và tìm cách tái khởi động tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
|
According to the SIPRI report, China in 2009 “returned to an approach that prioritized the bilateral relationship, with the immediate goal of stabilizing North Korea in a period of strategic uncertainties. The subsequent and unprecedented expansion of China–North Korea economic relations further influenced and complicated the strategic equation on the Korean peninsula.”
|
Theo báo cáo của SIPRI, vào năm 2009 Trung Quốc “đã quay trở lại một cách tiếp cận là ưu tiên mối quan hệ song phương, với mục tiêu trước mắt là ổn định Triều Tiên trong một giai đoạn đang có những bất ổn chiến lược. Sự phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên ở mức độ chưa từng thấy diễn ra sau đó càng ảnh hưởng nhiều hơn và làm phức tạp hơn sự cân bằng chiển lược trên bán đảo Triều Tiên”.
|
Beijing’s moves over the past four years would suggest that support for the North’s economic development is a key element of its strategy, although it has never been elevated to the rank of a formal policy guideline.
|
Những động thái của Bắc Kinh trong 4 năm qua cho thấy rằng sự ủng hộ đối với sự phát triển kinh tế của Triều Tiên là một nhân tố chủ chốt trong chiến lược của họ, mặc dù chiến lược đó chưa bao giờ được nâng cấp thành một nguyên tắc chỉ đạo chính sách chính thức.
|
“On the one hand, China’s economic engagement is most probably intended to consolidate its strategic position and leverage over North Korea,” the authors note. “On the other hand, it proceeds on the assumption that economic strangulation by the international community would have no impact on North Korea’s nuclear program, which would be protected by the regime even in case of a new famine.
|
Các tác giả của báo cáo SIPRI nhấn mạnh: “Một mặt, quan hệ kinh tế của Trung Quốc nhiều khả năng nhất là nhằm mục đích củng cố vị thế chiến lược và vai trò đòn bẩy của họ đối với Triều Tiên. Mặt khác, chiến lược của Trung Quốc diễn ra với nhận thức rằng việc cộng đồng quốc tế bóp nghẹt kinh tế Triều Tiên sẽ không có tác động đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, một chương trình sẽ được chế độ Triều Tiên bảo vệ ngay cả trong trường hợp nước này xảy ra một nạn đói mới”.
|
Despite signs that the economic relationship is still developing, albeit slowly after the nuclear test earlier this year, Chinese policy priorities now appear more focused on the resumption of the Six-Party Talks and on providing assurances to the international community that progress is being achieved on better enforcement of UN Security Council sanctions.
|
Bất chấp những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn đang phát triển, mặc dù đang chậm lại sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi đầu năm 2013, những ưu tiên chính sách của Trung Quốc giờ đây có vẻ như là đã tập trung vào việc khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên và đưa ra những sự đảm bảo đối với cộng đồng quốc tế rằng sự tiến triển đang đạt được nhờ việc thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
|
Since China’s own government transition in November 2012, the new leadership has given no public sign of high-level political support for deepening economic ties. But the development of northeastern China and, over the long term, the shaping of an environment conducive to stability and nuclear disarmament on the Korean peninsula are the two main factors underpinning China’s economic engagement with North Korea.
|
Kể từ khi diễn ra cuộc chuyển giao chính quyền ở Trung Quốc vào tháng 11/2012, ban lãnh đạo nước này chưa đưa ra tín hiệu công khai nào về sự ủng hộ chính trị ở cấp cao của Trung Quốc đối với việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, sự phát triên của khu vực Đông Bắc Trung Quốc và việc định hình một môi trường có lợi cho sự ổn định và giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong một thời gian dài là hai nhân tố chính củng cố quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Triều Tiên.
|
However, the report continues, “a number of factors may converge and lead to a resumption of high-level support by China in the near future, including the stalemate on the Six-Party Talks, North Korea’s emphasis on economic growth, the interests of China’s north-eastern provinces, and the perception that targeted UN Security Council sanctions should be balanced by economic support.”
|
Tuy nhiên, bản báo cáo phân tích của SIPRI nêu tiếp: “Một số nhân tố có thể hội tụ và dẫn đến việc khôi phục một sự ủng hộ cấp cao của Trung Quốc trong tương lai gần, trong đó có việc làm bế tắc các cuộc đàm phán sáu bên, sự tăng cường phát triển kinh tế của Triều Tiên, những lợi ích của các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, và sự nhận thức rằng những biện pháp trừng phạt có mục tiêu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên được cân bằng bằng sự ủng hộ kinh tế”.
|
One of the risks of Chinese economic engagement is that it may enable North Korea to further develop its military capabilities and increase its procurement and proliferation activities. However, most Chinese analysts on the Korean peninsula argue that greater economic exchanges can serve the dual purposes of nonproliferation and nuclear disarmament.
|
Một trong những nguy cơ của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Triều Tiên là điều đó có thể cho phép Triều Tiên phát triển hơn nữa các khả năng quân sự của họ và gia tăng nguồn thu cũng như là các hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
|
“At the same time, China appears to be re-examining the role of sanctions and pressure in addressing North Korea. There are now signs that China’s policy—which increasingly balances elements of pressure with political and economic inducements—is becoming more integrated in a general Chinese non-proliferation strategy.”
|
Bản báo cáo nhấn mạnh: “Trong khi đó, Trung Quốc có vẻ như đang kiểm tra lại vai trò của các biện pháp trừng phạt và sức ép trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Giờ đây có những dấu hiệu rằng chính sách của Trung Quốc – gia tăng sự cân bằng những nhân tố gây sức ép với những sự khích lệ về chính trị và kinh tế – đang trở nên hòa nhập hơn vào một chiến lược không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung của người Trung Quốc”.
|
There appears to be a clear policy adjustment going on in Beijing. While they don’t necessarily presage a fundamental change, and they may be temporary and reversible, they are a basis on which China can play a greater role to address risks of nuclear proliferation emanating from North Korea’s nuclear weapons program, the authors say.
|
Hai tác giả của bản báo cáo nói rằng có vẻ như một sự điều chỉnh chính sách rõ ràng đang diễn ra ở Bắc Kinh. Mặc dù những sự điều chỉnh chính sách đó không nhất thiết báo trước một sự thay đổi cơ bản, và chúng có thể chỉ là sự điều chỉnh tạm thời cũng như là có thể bị đảo ngược, nhưng những sự điều chỉnh đó là một nền tảng cơ bản mà từ đó Trung Quốc có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết những mối nguy cơ về phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bắt nguồn từ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
|
While denuclearization still appears to be China’s foreign policy goal, it seems increasingly out of reach in the short term. With the nuclear status of North Korea enshrined in its constitution, “it is now evident that the nuclear program is a non-negotiable strategic goal for North Korea, rather than something that can be bargained away.”
|
Mặc dù việc phi vũ khí hạt nhân vẫn có vẻ là mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng dường như đó là điều không thể thực hiện được trong ngắn hạn. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng với vị thế hạt nhân của Triều Tiên được quy định trong Hiến pháp của nước này, “rõ ràng giờ đây chương trình hạt nhân là một mục tiêu chiến lược không thể thương lượng được đối với Triều Tiên, chứ không phải là thứ gì đó có thể mặc cả ngay được”.
|
Between the North’s second and third nuclear tests, a new development took place – an unprecedented expansion of economic relations. Former Chinese Premier Wen Jiabao visited Pyongyang in October of 2009, the first visit of a Chinese prime minister in 18 years, signaling a definite policy adjustment. China returned to an approach that prioritized the bilateral relationship with the immediate aim of stabilizing the north in a period of strategic uncertainty. China had already had reports of Kim Jong Il’s poor health. Despite the North Korean leader’s death in 2011 and the power transition to Jong-un, “there has been complete continuity in the development of North Korea’s nuclear weapon program.”
|
Giữa hai vụ thử hạt nhân thứ hai và thứ ba của Triều Tiên, một diễn biến mới đã diễn ra – một sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế chưa từng có tiền lệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi còn nắm quyền đã đi thăm Bình Nhưỡng vào tháng 10/2009. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Thủ tướng Trung Quốc tới Bình Nhưỡng sau 18 năm, báo hiệu một sự điều chỉnh chính sách rõ ràng. Trung Quốc đã quay trở lại một cách tiếp cận ưu tiên mối quan hệ song phương với mục tiêu trực tiếp là ổn định Triều Tiên trong một giai đoạn đang xảy ra sự bất ổn chiến lược. Trung Quốc đã có những thông tin xấu về sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-II. Báo cáo SIPRI nhấn mạnh rằng bất chấp cái chết của nhà lãnh đạo này vào năm 2011 và sự chuyển giao quyền lực cho Kim Jong-Un, “đã có một sự liên tục hoàn toàn trong sự phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”.
|
China, the authors write, “has played an important diplomatic role in trying to curb the North Korean nuclear program. In addition to supporting UN Security Council resolutions sanctioning North Korea, from 2003 the Chinese Government hosted the Six-Party Talks—an ambitious multilateral negotiation framework under which an agreement to dismantle the North Korean nuclear program was reached in September 2005.”
|
Các tác giả của báo cáo SIPRI viết: “Trung Quốc đã đóng một vai trò ngoại giao quan trọng trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Cùng với việc ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về trừng phạt Triều Tiên, từ năm 2003 Chính phủ Trung Quốc đã chủ trì các vòng đàm phán sáu bên – một khuôn khổ thương lượng đa phương đầy tham vọng theo đó một thỏa thuận về việc xóa bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được vào tháng 9/2005”.
|
Despite the North’s refusal to continue the talks, China is still trying to restart the process. It has also taken other steps to persuade the north back to the table and to refrain from proliferation, although these efforts have never been made public.
|
Bất chấp việc Triều Tiên từ chối tiếp tục đàm phán, Trung Quốc vẫn cố gắng tìm cách tái khởi động tiến trình này. Bắc Kinh cũng đã thực hiện các bước đi khác để thuyết phục Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên và hạn chế hoạt động phổ biển vũ khí giết người hàng loạt của Bình Nhưỡng, mặc dù những nỗ lực này chưa bao giờ được công khai.
|
Chinese officials don’t argue in public that they support Deng Xiaoping-style reforms. Nonetheless, Beijing has over the past four years taken steps suggesting that reform is now a key policy element.
|
Các quan chức Trung Quốc không tranh luận trước công chúng rằng họ ủng hộ các cuộc cải cách theo kiểu của Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, Bắc Kinh có 4 năm qua để thực hiện các bước đi cho thấy rằng cải cách giờ đây là một nhân tố chính sách chủ chốt.
|
“The goal of this support can be debated in the light of a set of broader questions regarding Chinese policies: To what extent does China still see North Korea as a buffer against the USA and its allies? Is China merely trying to build political influence through increased and deepened economic exchanges? Or, on the contrary, is North Korea a strategic liability that would endanger many of China’s interests without Chinese economic support?”
|
Theo báo cáo SIPRI, “mục đích của sự ủng hộ này có thể được tranh luận dưới ánh sáng của một loạt những vấn đề lớn hơn liên quan đến các chính sách của Trung Quốc: Trung Quốc vẫn coi Triều Tiên là một vùng đệm chống lại Mỹ và các đồng minh của Washington đến mức độ nào? Liệu có phải Trung Quốc chỉ đang cố gắng tìm cách xây dựng ảnh hưởng chính trị thông qua các mối quan hệ kinh tế đã được tăng cường và làm sâu sắc hơn hay không? Ngược lại, liệu có phải Bắc Triều Tiên là một nghĩa vụ chiến lược sẽ gây nguy hiểm cho nhiều lợi ích của Trung Quốc nếu không có sự ủng hộ kinh tế của Trung Quốc hay không?”.
|
China’s economic engagement most likely mixes these approaches. On the one hand, it consolidates China’s strategic position and leverage over North Korea. However, the long-term sustainability of China’s economic engagement can be debated. First, this policy was adopted in reaction to the risks of instability during the North’s political succession. Second, the authors note, “market realities limit the amount of support that China can provide to North Korea, as there are extremely few opportunities to invest.”
|
Việc Trung Quốc có quan hệ kinh tế với Triều Tiên gần như là pha trộn những cách tiếp cận này. Một mặt, nó củng cố vị trí chiến lược và vai trò đòn bẩy của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, sự bền vững lâu dài trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể bị tranh luận. Đầu tiên, chính sách này đã được thực hiện nhằm phản ứng với những nguy cơ về sự bất ổn trong quá trình kế nhiệm chính trị của Triều Tiên. Thứ hai, các tác giả báo cáo SIPRI nhấn mạnh “thực tế thị trường làm hạn chế sự ủng hộ mà Trung Quốc có thể cung cấp cho Triều Tiên, bởi vì có rất ít cơ hội đế đầu tư”.
|
As a result, according to official Chinese sources, bilateral trade was only worth $6 billion in 2012 and Chinese foreign direct investment (FDI) less than $1 billion (although the reliability of these figures is uncertain and some exchanges might be unreported).
|
Kết quả là, theo các nguồn tin chính thức của Trung Quốc, thương mại song phương chỉ đạt giá trị 6 tỷ USD vào năm 2012 và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Triều Tiên chưa đầy 1 tỷ USD (mặc dù mức độ tin cậy của các số liệu này là không chắc chắn và một số sự trao đổi có thể không được báo cáo).
|
“Finally, despite signs that the economic relationship has still been developing, albeit slowly, since the 2013 nuclear test, Chinese policy priorities have focused more on the resumption of the Six-Party Talks and on providing assurances to the international community that progress is being achieved on better enforcement of UN Security Council sanctions.”
|
Bản báo cáo kết luận: “Cuối cùng, bất chấp những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn đang phát triển, dù chậm, nhưng kể từ vụ thử hạt nhân năm 2013 của Bình Nhưỡng, những ưu tiên chính sách của Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào việc khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên và cung cấp những sự đảm bảo cho cộng đồng quốc tế rằng sự tiến bộ đang đạt được nhờ vào việc thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”.
|
|
|
http://www.asiasentinel.com/politics/china-harness-north-korea/
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét