Nguyễn Trí:
Tiểu sử gây sửng sốt
Nguồn phongdiep.net
Tranh của: Nguyễn Xuân Hoàng
TP - Chẳng nhà văn nào có tiểu sử sửng sốt như Nguyễn Trí. Ông lăn qua đủ thứ nghề: Nghề nấu rượu, nghề nhảy tàu, nghề đồ tể, nghề đi tìm vàng, khai thác đá quí, trầm hương, nghề chặt củi, đốt than, xe ôm… lung linh nhất có lẽ là nghề dạy Anh văn (chính xác là dạy tiếng Anh “bồi”).
Nhiều năm nay, giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam chưa thuyết phục dư luận trong và ngoài giới. Lần này, giải thưởng chính thức được trao cho một người chưa phải là thành viên trong Hội lại được vỗ tay nhiệt tình.
Trước khi được vinh danh, Nguyễn Trí đã có 65 truyện ngắn đăng tải trên báo. Trong thời buổi, người người làm thơ, viết truyện như hôm nay, việc đăng ngần ấy tác phẩm trên báo cũng chưa đủ ghi tên tác giả trong lòng độc giả.
Tranh của: nguyễn xuân hoàng
Nhắc đến Nguyễn Trí trước đó, có khi nhiều người chỉ nhớ đến hình ảnh người cha mặc áo trắng đứng lên xin toà giảm án cho kẻ giết con mình, trong vụ án người mẹ tuổi teen phạm tội giết người tại Đồng Nai. Hành động của vợ chồng Nguyễn Trí, chồng xin giảm án, vợ bồng con cho phạm nhân, đã lay động trái tim biết bao người dân trong cả nước. Và nay, chính người cha giàu lòng bao dung ấy, đã trở thành chủ nhân giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam.
Viết văn giữa cảnh đời đầy bạo lực
Chẳng nhà văn nào có tiểu sử sửng sốt như Nguyễn Trí. Ông lăn qua đủ thứ nghề: Nghề nấu rượu, nghề nhảy tàu, nghề đồ tể, nghề đi tìm vàng, khai thác đá quí, trầm hương, nghề chặt củi, đốt than, xe ôm… lung linh nhất có lẽ là nghề dạy Anh văn (chính xác là dạy tiếng Anh “bồi”).
Đến hôm nay, chính thức ông đi vào nghề viết văn chuyên nghiệp: “Sau giải thưởng ai cũng gọi tôi là nhà văn, vậy đó”. Chẳng ai mộc mạc như Nguyễn Trí, khi nói về con đường đến với văn chương: “12 tuổi tôi đã biết đọc sách rồi và rất ngưỡng mộ các nhà văn. Ông trời cũng thương tôi lắm, ông cho tôi cái bộ nhớ tương đối gọi là, có những truyện hay quá tôi thuộc lòng luôn, đặc biệt nhớ những truyện có tình tiết li kì như Tội ác và trừng phạt” (Chẳng biết có phải những tình tiết li kì ám ảnh từ thuở nhỏ đã ảnh hưởng tới truyện ngắn của Nguyễn Trí không?).
Tôi hỏi nhà văn nông dân: “Sự thật anh thấy văn chương của mình thế nào?”. Nguyễn Trí không cần che đậy bản tính thật thà: “Có người thích truyện nọ, có người thích truyện kia của tôi. Chẳng hạn có người đoan quyết truyện “Đoạn trường” in trên báo Văn nghệ là tác phẩm hay nhất của tôi. Từ đó, tôi suy ra truyện của tôi đọc cũng được, không đến nỗi tệ”.
Trong mặt bằng văn chương hiện nay, công nhận Nguyễn Trí nói đúng: Truyện của anh đọc được. Sự bứt phá “Bãi vàng, đá quí, trầm hương” so với những tác phẩm tranh giải năm nay hẳn không phải vì “Bãi vàng, đá quí, trầm hương” quá xuất sắc mà vì có hơi thở mới, đi vào đề tài ít người đụng, đặc biệt người viết chứng tỏ vốn sống dồi dào. Điều này cũng khiến không ít người đặt ra câu hỏi: “Cứ vặn mình mà viết, liệu có đến lúc Nguyễn Trí cạn kiệt không?”.
Nhưng Nguyễn Trí có cái lí của anh: “Tôi không sợ cạn vốn vì đời sống đang luân chuyển. Tôi không chỉ viết về cuộc đời mình. “Người điên không biết nhớ” có phải vốn của tôi đâu? “Khóc không thành tiếng” là bi kịch của tụi nhỏ bên trường gần nhà tôi, chúng yêu nhau sớm quá. Toàn những chuyện tôi nhìn thấy trước mắt và tôi viết ra. Nên tôi hổng sợ đâu”.
Đa phần nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí bắt nguồn nguyên mẫu ngoài đời. Tuy nhiên, anh hay tặng cho nguyên mẫu một cuộc đời tươi sáng hơn: “Thằng bạn của tôi đáng lí chết rồi nhưng ngoài đời nó chết oan ức lắm nên trong truyện của tôi, tôi không để nó chết mà cho nó sống. Tôi còn cho nhiều nhân vật được sống và được hạnh phúc nữa”.
“Ở hiền gặp lành” là triết lí sống của người Việt nên đọc Nguyễn Trí nếu có kết thúc nào đó hơi có màu “Tấm Cám”, hoặc có vị “sến” như ai đó nhận xét, chắc bạn đọc cũng thông cảm và bỏ qua cho một nhà văn đau đời và giàu ân nghĩa.
Nguyễn Trí, sinh năm 1956, quê gốc Quảng Bình, sinh ra ở Bình Định, lang bạt nhiều vùng đất nước và dừng chân ở Đồng Nai đã ba chục năm nay. Ông là con thứ năm trong gia đình có chín anh em. Cha ông từng là lính của vua Bảo Đại. “Đó là lí do vì sao quê gốc của tôi là Quảng Bình mà anh em của tôi đứa thì sinh ở Huế, đứa ở Đà Lạt…”.
Sau đó Bảo Đại bị lật đổ cha ông lại làm lính cho Ngô Đình Diệm, rồi tiếp tục làm lính cho nền đệ nhị cộng hoà từ Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… Cha ông đi đến đâu lại đưa vợ con theo đó. Cuộc sống thường xuyên thay đổi khiến việc học của Nguyễn Trí bị gián đoạn. Tới năm 1975, nhà văn mới học lớp 10. Rồi cha ông rời bỏ đời lính, sự thiếu đói về kinh tế khiến anh em Nguyễn Trí phân tán mỗi người một nơi. Ông vào Đồng Nai và bắt đầu công cuộc mưu sinh chật vật khi mới 17 tuổi.
Trong vô vàn những nghề lao động chân tay cực nhọc đã trải qua và được ghi lại bằng ngòi bút, có hai nghề đặc biệt ghi dấu ấn với nhà văn: Nghề nấu đường và nghề làm đồ tể. “Hồi đó tôi vừa làm đồ tể, vừa làm thầy giáo dạy Anh văn, vui lắm. Buổi sáng ba giờ tôi thức dậy nấu nước, sáu giờ cạo lông, mổ heo, chủ cho phép tôi lấy bất cứ thứ gì trong bụng heo làm đĩa lòng hoặc nồi cháo. Tôi ngồi bên cạnh một xị rượu. Xong xuôi tôi tắm rửa sạch sẽ, áo bỏ vô quần, lên trường gõ đầu trẻ”. Tới đây, Nguyễn Trí sẽ cho ra mắt cuốn sách thứ hai, tên sách chính là tên nghề một thời của anh: Đồ tể.
Nguyễn Trí sẽ gắn bó chung thuỷ với nghề văn. Ông trải lòng: “Ở Việt Nam ta để sống được với nghề văn, có mấy người? Nhưng nhu cầu của tôi không lớn, vài ngàn bạc cũng sống được. Bây giờ tôi không còn việc gì làm nữa, ngoài việc viết văn để phụ thêm cùng vợ. Kể ra cũng sống được”.
Thường các cây bút luôn tận dụng thời điểm tết để kiếm sống, bằng cách gửi bài đăng báo. Giải thưởng đến với Nguyễn Trí dịp này cứ tưởng giúp anh “gặt hái”, hoá ra không phải: “Không có đâu. Giải đến cận tết quá, các tờ báo họ đã lên khung rồi. Mà nói chung tôi thì tôi không viết theo kiểu đơn đặt hàng đâu. Có người bảo, anh Trí ơi, anh giúp em cái truyện 2.000 chữ. Tôi có thể viết được 1.200 chữ, 2.500 chữ, 5.000 chữ, 10.000 chữ … Nhưng truyện của tôi, cái ngắn ra ngắn, cái dài ra dài, tôi không thể gò bó theo bất kỳ khuôn khổ nào theo đơn đặt hàng của người ta. Thí dụ tết đến phải viết về tết nhưng lúc đó trong lòng tôi không có tết thì sao tôi viết về tết được?”.
Tôi “chọc”: “Có vẻ anh chưa chuyên nghiệp?”. Nhà văn đáp: “Trước đây tôi viết văn để trang trải tâm hồn tôi. Tôi viết ra được những gì ứ trong đầu, tôi thấy thoải mái. Sau đó tôi mới gửi đi báo và gặp nhiều thất bại. Song tôi nhủ mình cứ viết đi rồi tiến tới. Tôi có quan điểm thế này, tôi là người nông dân, người thợ rừng. Cái cày, cày mãi, lưỡi sẽ bén lên, sáng lên. Trong truyện “Đá quí” tôi viết: Đừng nghĩ cát là bỏ đi. Hãy tưởng tượng một con trai há miệng kiếm ăn thì một cục cát tình cờ vương lại và từ đó sự tình cờ làm nên sự kỳ diệu”.
Thích viết 1.200 chữ
Không ít truyện ngắn của Nguyễn Trí khá... lê thê. Bản thân tác giả luôn muốn viết ngắn. Trong số những truyện ngắn của tôi, tôi tâm đắc nhất là truyện 1.200 chữ “Người điên không biết nhớ”. Tôi ngưỡng mộ, thán phục những người viết ngắn.
Nguyễn Trí thuộc dạng viết nhanh, một tuần có thể viết tới hai truyện ngắn. Ông thường đi ngủ lúc tám giờ tối, thức dậy lúc ba rưỡi sáng, ngồi viết một tiếng rồi phụ giúp vợ đẩy xe hàng ra trước cổng trường học. Nhà văn nghiền ngẫm ý tưởng trong khi đi dạo ở lô cao su gần nhà. Khi viết xong, Nguyễn Trí mang tác phẩm ra quán cà phê đọc cho bạn bè nghe, rồi gửi đến một số bạn viết văn thẩm định, cuối cùng gửi cho nhà văn Hồ Anh Thái, người ông gọi bằng “thầy”, soát lại.
Tới đây ông sẽ viết chậm hơn: “Tôi không viết một tuần một cái nữa. Tôi viết nửa tháng một truyện ngắn, kỹ càng hơn, cẩn thận hơn. Tôi sẽ viết thành hai thể loại: Một cái thuộc về những gì tôi trải nghiệm. Cái kia viết về những gì tôi gặp trên đường”.
Trước khi được vinh danh, Nguyễn Trí đã có 65 truyện ngắn đăng tải trên báo. Trong thời buổi, người người làm thơ, viết truyện như hôm nay, việc đăng ngần ấy tác phẩm trên báo cũng chưa đủ ghi tên tác giả trong lòng độc giả.
Tranh của: nguyễn xuân hoàng
Nhắc đến Nguyễn Trí trước đó, có khi nhiều người chỉ nhớ đến hình ảnh người cha mặc áo trắng đứng lên xin toà giảm án cho kẻ giết con mình, trong vụ án người mẹ tuổi teen phạm tội giết người tại Đồng Nai. Hành động của vợ chồng Nguyễn Trí, chồng xin giảm án, vợ bồng con cho phạm nhân, đã lay động trái tim biết bao người dân trong cả nước. Và nay, chính người cha giàu lòng bao dung ấy, đã trở thành chủ nhân giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam.
Viết văn giữa cảnh đời đầy bạo lực
Chẳng nhà văn nào có tiểu sử sửng sốt như Nguyễn Trí. Ông lăn qua đủ thứ nghề: Nghề nấu rượu, nghề nhảy tàu, nghề đồ tể, nghề đi tìm vàng, khai thác đá quí, trầm hương, nghề chặt củi, đốt than, xe ôm… lung linh nhất có lẽ là nghề dạy Anh văn (chính xác là dạy tiếng Anh “bồi”).
Đến hôm nay, chính thức ông đi vào nghề viết văn chuyên nghiệp: “Sau giải thưởng ai cũng gọi tôi là nhà văn, vậy đó”. Chẳng ai mộc mạc như Nguyễn Trí, khi nói về con đường đến với văn chương: “12 tuổi tôi đã biết đọc sách rồi và rất ngưỡng mộ các nhà văn. Ông trời cũng thương tôi lắm, ông cho tôi cái bộ nhớ tương đối gọi là, có những truyện hay quá tôi thuộc lòng luôn, đặc biệt nhớ những truyện có tình tiết li kì như Tội ác và trừng phạt” (Chẳng biết có phải những tình tiết li kì ám ảnh từ thuở nhỏ đã ảnh hưởng tới truyện ngắn của Nguyễn Trí không?).
Tôi hỏi nhà văn nông dân: “Sự thật anh thấy văn chương của mình thế nào?”. Nguyễn Trí không cần che đậy bản tính thật thà: “Có người thích truyện nọ, có người thích truyện kia của tôi. Chẳng hạn có người đoan quyết truyện “Đoạn trường” in trên báo Văn nghệ là tác phẩm hay nhất của tôi. Từ đó, tôi suy ra truyện của tôi đọc cũng được, không đến nỗi tệ”.
Trong mặt bằng văn chương hiện nay, công nhận Nguyễn Trí nói đúng: Truyện của anh đọc được. Sự bứt phá “Bãi vàng, đá quí, trầm hương” so với những tác phẩm tranh giải năm nay hẳn không phải vì “Bãi vàng, đá quí, trầm hương” quá xuất sắc mà vì có hơi thở mới, đi vào đề tài ít người đụng, đặc biệt người viết chứng tỏ vốn sống dồi dào. Điều này cũng khiến không ít người đặt ra câu hỏi: “Cứ vặn mình mà viết, liệu có đến lúc Nguyễn Trí cạn kiệt không?”.
Nhưng Nguyễn Trí có cái lí của anh: “Tôi không sợ cạn vốn vì đời sống đang luân chuyển. Tôi không chỉ viết về cuộc đời mình. “Người điên không biết nhớ” có phải vốn của tôi đâu? “Khóc không thành tiếng” là bi kịch của tụi nhỏ bên trường gần nhà tôi, chúng yêu nhau sớm quá. Toàn những chuyện tôi nhìn thấy trước mắt và tôi viết ra. Nên tôi hổng sợ đâu”.
Đa phần nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí bắt nguồn nguyên mẫu ngoài đời. Tuy nhiên, anh hay tặng cho nguyên mẫu một cuộc đời tươi sáng hơn: “Thằng bạn của tôi đáng lí chết rồi nhưng ngoài đời nó chết oan ức lắm nên trong truyện của tôi, tôi không để nó chết mà cho nó sống. Tôi còn cho nhiều nhân vật được sống và được hạnh phúc nữa”.
“Ở hiền gặp lành” là triết lí sống của người Việt nên đọc Nguyễn Trí nếu có kết thúc nào đó hơi có màu “Tấm Cám”, hoặc có vị “sến” như ai đó nhận xét, chắc bạn đọc cũng thông cảm và bỏ qua cho một nhà văn đau đời và giàu ân nghĩa.
Nguyễn Trí, sinh năm 1956, quê gốc Quảng Bình, sinh ra ở Bình Định, lang bạt nhiều vùng đất nước và dừng chân ở Đồng Nai đã ba chục năm nay. Ông là con thứ năm trong gia đình có chín anh em. Cha ông từng là lính của vua Bảo Đại. “Đó là lí do vì sao quê gốc của tôi là Quảng Bình mà anh em của tôi đứa thì sinh ở Huế, đứa ở Đà Lạt…”.
Sau đó Bảo Đại bị lật đổ cha ông lại làm lính cho Ngô Đình Diệm, rồi tiếp tục làm lính cho nền đệ nhị cộng hoà từ Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… Cha ông đi đến đâu lại đưa vợ con theo đó. Cuộc sống thường xuyên thay đổi khiến việc học của Nguyễn Trí bị gián đoạn. Tới năm 1975, nhà văn mới học lớp 10. Rồi cha ông rời bỏ đời lính, sự thiếu đói về kinh tế khiến anh em Nguyễn Trí phân tán mỗi người một nơi. Ông vào Đồng Nai và bắt đầu công cuộc mưu sinh chật vật khi mới 17 tuổi.
Trong vô vàn những nghề lao động chân tay cực nhọc đã trải qua và được ghi lại bằng ngòi bút, có hai nghề đặc biệt ghi dấu ấn với nhà văn: Nghề nấu đường và nghề làm đồ tể. “Hồi đó tôi vừa làm đồ tể, vừa làm thầy giáo dạy Anh văn, vui lắm. Buổi sáng ba giờ tôi thức dậy nấu nước, sáu giờ cạo lông, mổ heo, chủ cho phép tôi lấy bất cứ thứ gì trong bụng heo làm đĩa lòng hoặc nồi cháo. Tôi ngồi bên cạnh một xị rượu. Xong xuôi tôi tắm rửa sạch sẽ, áo bỏ vô quần, lên trường gõ đầu trẻ”. Tới đây, Nguyễn Trí sẽ cho ra mắt cuốn sách thứ hai, tên sách chính là tên nghề một thời của anh: Đồ tể.
Nguyễn Trí sẽ gắn bó chung thuỷ với nghề văn. Ông trải lòng: “Ở Việt Nam ta để sống được với nghề văn, có mấy người? Nhưng nhu cầu của tôi không lớn, vài ngàn bạc cũng sống được. Bây giờ tôi không còn việc gì làm nữa, ngoài việc viết văn để phụ thêm cùng vợ. Kể ra cũng sống được”.
Thường các cây bút luôn tận dụng thời điểm tết để kiếm sống, bằng cách gửi bài đăng báo. Giải thưởng đến với Nguyễn Trí dịp này cứ tưởng giúp anh “gặt hái”, hoá ra không phải: “Không có đâu. Giải đến cận tết quá, các tờ báo họ đã lên khung rồi. Mà nói chung tôi thì tôi không viết theo kiểu đơn đặt hàng đâu. Có người bảo, anh Trí ơi, anh giúp em cái truyện 2.000 chữ. Tôi có thể viết được 1.200 chữ, 2.500 chữ, 5.000 chữ, 10.000 chữ … Nhưng truyện của tôi, cái ngắn ra ngắn, cái dài ra dài, tôi không thể gò bó theo bất kỳ khuôn khổ nào theo đơn đặt hàng của người ta. Thí dụ tết đến phải viết về tết nhưng lúc đó trong lòng tôi không có tết thì sao tôi viết về tết được?”.
Tôi “chọc”: “Có vẻ anh chưa chuyên nghiệp?”. Nhà văn đáp: “Trước đây tôi viết văn để trang trải tâm hồn tôi. Tôi viết ra được những gì ứ trong đầu, tôi thấy thoải mái. Sau đó tôi mới gửi đi báo và gặp nhiều thất bại. Song tôi nhủ mình cứ viết đi rồi tiến tới. Tôi có quan điểm thế này, tôi là người nông dân, người thợ rừng. Cái cày, cày mãi, lưỡi sẽ bén lên, sáng lên. Trong truyện “Đá quí” tôi viết: Đừng nghĩ cát là bỏ đi. Hãy tưởng tượng một con trai há miệng kiếm ăn thì một cục cát tình cờ vương lại và từ đó sự tình cờ làm nên sự kỳ diệu”.
Thích viết 1.200 chữ
Không ít truyện ngắn của Nguyễn Trí khá... lê thê. Bản thân tác giả luôn muốn viết ngắn. Trong số những truyện ngắn của tôi, tôi tâm đắc nhất là truyện 1.200 chữ “Người điên không biết nhớ”. Tôi ngưỡng mộ, thán phục những người viết ngắn.
Nguyễn Trí thuộc dạng viết nhanh, một tuần có thể viết tới hai truyện ngắn. Ông thường đi ngủ lúc tám giờ tối, thức dậy lúc ba rưỡi sáng, ngồi viết một tiếng rồi phụ giúp vợ đẩy xe hàng ra trước cổng trường học. Nhà văn nghiền ngẫm ý tưởng trong khi đi dạo ở lô cao su gần nhà. Khi viết xong, Nguyễn Trí mang tác phẩm ra quán cà phê đọc cho bạn bè nghe, rồi gửi đến một số bạn viết văn thẩm định, cuối cùng gửi cho nhà văn Hồ Anh Thái, người ông gọi bằng “thầy”, soát lại.
Tới đây ông sẽ viết chậm hơn: “Tôi không viết một tuần một cái nữa. Tôi viết nửa tháng một truyện ngắn, kỹ càng hơn, cẩn thận hơn. Tôi sẽ viết thành hai thể loại: Một cái thuộc về những gì tôi trải nghiệm. Cái kia viết về những gì tôi gặp trên đường”.
Nỗi đau lớn hơn vinh quang
Nguyễn Trí từng trả lời phỏng vấn báo chí khi vừa “đăng quang”: Bấy lâu tôi nghĩ “hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi”, nay tôi lại nghĩ đến câu “để một mai vươn hình hài lớn dậy”.
Giải thưởng đã thay đổi ngoạn mục đời ông. Tuy nhiên trạng thái lâng lâng sung sướng tới mức không viết nổi chữ nào, chỉ kéo dài trong ba ngày: “Tôi đã trở lại trạng thái bình thường rồi. Đã viết lại được rồi, sau ba ngày”.
Ông giải thích cho sự nhanh chóng bình thản trước niềm vui của mình: “Con người tôi vốn vậy, niềm đau trong đời tôi lớn hơn vinh quang này. Cha tôi chết, bi thiết lắm, anh tôi chết, cũng bi thiết lắm, anh chết, cha chết, tôi không có ở nhà. Mẹ tôi chết, đến khi tôi về đến nhà, nắp áo quan đã đậy rồi. Đứa con gái của tôi bị người ta đâm chết, bi thiết, rồi một đứa con trai bị ma tuý, hai đứa cháu nội bị mẹ bỏ đi…
Những người bạn của tôi đã chết trên non cao. Đó là lí do tại sao cái chết ám ảnh trong truyện của tôi. Vì thế, khi tôi được tin giải cao quí về văn chương trong nước, tôi cũng mừng nhưng đến ngày thứ ba hết mất”.
Hiện tại anh sống cùng vợ và hai con: “Hai đứa này cũng ngoan nếu chúng không ngoan nữa thì tôi tự sát cho rồi. Thật đó”.
Hỏi anh sẽ làm gì với số tiền nhận được từ giải thưởng văn chương, anh bảo: “Tất cả mọi thứ tôi đều dành cho bả. Tôi không uống rượu, không hút thuốc một người đàn ông mà có hai thứ để vui, tôi đều không thì xem ra nhu cầu sống của tôi đâu có cao”.
Còn nhớ trong vụ án người mẹ tuổi teen phạm tội giết người, chính vợ ông đã giúp bế đứa con bốn tháng tuổi cho tội phạm 17 tuổi đứng trước vành móng ngựa. Còn ông, người cha đau khổ đã xin giảm án cho kẻ giết con mình.
Ông từng tâm sự với báo chí: “Tôi luôn thua vợ trên mọi phương diện. Nhưng có hai lần bà ấy thua tôi, thua tâm phục khẩu phục. Lần thứ nhất, tôi tuyên bố bỏ thuốc lá, bà đã cười mỉa mai. Nhờ nụ cười đó mà tôi bỏ được. Lần thứ hai, tôi tuyên bố bỏ rượu, bà không mỉa mai mà bĩu môi. Vì cái bĩu môi này mà tôi bỏ rượu cho đến ngày hôm nay. Một giọt, dù là bia tôi cũng không. Ở đời chẳng có gì khó, chỉ cần một tấm lòng”.
Nguồn: Tiền phong
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét