Hồi âm của NXB Văn học về "Biên tập viên nhà xuất bản không biết chữ"
Có một Hà Khánh Linh trong “Trăng Hoàng Cung”
(QTXM): Bạn đọc thân mến. Sau khi QTXM in bài viết "Biên tập viên nhà xuất bản không biết chữ", ngay tức khắc chúng tôi đã nhận được phản hồi của lãnh đạo NXB Văn học, với nội dung chân thành tiếp thu khuyết điểm. Chúng tôi xin công bố nguyên văn bức thơ để bạn đọc cùng bàn luận. Vì chúng tôi cho rằng đây là một khiếm khuyết rất nghiêm trọng làm cho độc giả quay lưng lại với sách. Có một Hà Khánh Linh trong “Trăng Hoàng Cung”
Nhà văn Hà Khánh Linh
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌCSố: 9/XBVH
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Nhà văn Ngô Minh.
Vừa qua, trên blog của ông có đăng bài viết “Biên tập viên Nhà xuất bản không
biết chữ”, đề cập đến những lỗi “ngờ nghệch” trong việc biên tập tiểu thuyết
Những dấu chân của Mẹ, tác giả Hà Khánh Linh, Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2013. Cụ thể, toàn bộ chữ vô trong cuốn sách bị chữa thành chữ vào.
Trước hết Nhà xuất bản Văn học chân thành cảm ơn ông về những góp ý, phê bình hết sức kịp thời đối với những ấn phẩm của chúng tôi. Sau khi rà soát, kiểm tra lại bản bông và quy trình biên tập cuốn sách Những dấu chân của Mẹ, Nhà xuất bản Văn học phát hiện thấy đây hoàn toàn là lỗi kỹ thuật từ phía bộ phận chế bản, biên tập viên cuốn sách không hề sửa chữa chữ vô thành chữ vào.
Nhà xuất bản Văn học đã có văn bản xin lỗi nhà văn Hà Khánh Linh về sai sót này. Hiện tại, Nhà xuất bản Văn học đã cho dừng phát hành và thu hồi cuốn sách Những dấu chân của Mẹ. Trong thời gian tới, Nhà xuất bản Văn học sẽ tiến hành sửa chữa và in lại cuốn sách này để đổi cho những khách hàng đã mua bản in bị sai sót.
Một lần nữa, Nhà xuất bản Văn học xin chân thành cảm ơn nhà văn Ngô Minh đã có những ý kiến phê bình, góp ý hết sức quý báu để Nhà xuất bản kịp thời phát hiện sai sót, góp phần nâng cao chất lượng sách văn học nhằm phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn.
Trân trọng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT. PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH
Nguyễn Anh Vũ
http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/444115
Có một Hà Khánh Linh trong “Trăng Hoàng Cung”
Ai đã từng yêu mến Phùng Quán đều biết đến tiểu thuyết Trăng Hoàng Cung. Tác phẩm được “chưng cất” từ chính mối tình cuồng si đơn phương, đau khổ làm khơi dậy trong Phùng Quán nguồn mạch thơ mới, nên mới có “Anh khát thơ và anh khát em/ Chuyện thường tình hóa thành bi kịch”. Tôi đã may mắn được nhà văn Hà Khánh Linh tâm sự những nỗi niềm của mình, với tư cách là nhân vật trong Trăng Hoàng Cung của nhà thơ Phùng Quán.
NỖI NIỀM “TRĂNG HOÀNG CUNG”
Nhà văn Hà Khánh Linh
|
Thời gian đó, nhà văn Hà Khánh Linh vẫn còn bị “sốc” sau khi ly hôn chồng trước đó một năm (1983). Bà đang bị bệnh tim, lại phải nuôi hai đứa con nhỏ. Đúng lúc này thì Phùng Quán xuất hiện. Ông đến nhà thường xuyên quá thành quấy rầy, rất nhiều lần nữ nhà văn từ chối. Bà nói: “Mỗi ngày phải tiếp chuyện thơ anh một hai lần thế này thì tôi thật… ngán! Tôi còn bao nhiêu việc phải làm, còn anh thì bao giờ cũng muốn ngồi lâu”.
Có ai ngờ, chính mối tình cuồng si đơn phương, đau khổ vì không được yêu lại ấy đã khơi dậy trong Phùng Quán nguồn mạch thơ ào ạt chảy. Những bài thơ hay trong Trăng Hoàng Cung như Mưa Huế, Trăng Hoàng Cung, Đợi đò, Trái bí xanh, Tình tuyệt vọng, Tôi khóc... đều xuất phát từ sự hắt hủi, có khi mắng mỏ, từ chối của nàng thơ. Ai đó nói bi kịch, sự cay đắng của tình yêu đôi khi tạo nên thiên tài nghệ thuật, quả là đúng.
Với Trăng Hoàng Cung, thơ Phùng Quán trở nên tinh diệu, mạnh mẽ và đằm thắm. Có những câu thơ tài hoa:
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt ra em?
Một vùng tóc như một vùng biển tối
Vừng mắt em thăm thẳm tia nhìn
Những ngón tay ngón chân có mùi hoa đại
Cái cổ trần như rong dưới đáy sông Hương…
Trăng Hoàng Cung không phải là những bài thơ tình thuần túy. Đó là nỗi niềm của Phùng Quán trước cuộc đời. Tình yêu là cái cớ để ông giãi bày tư tưởng, nhân cách con người, triết lý sống.
SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TUYỆT PHẨM
Bìa tiểu thuyết “Trăng Hoàng Cung”
|
Hà Khánh Linh tâm sự bà không có chút tình ý gì với Phùng Quán ngoài tình đồng nghiệp. Nhiều khi Phùng Quán đến, bà phải lấy cớ ra khỏi nhà để tránh mặt. Khi thì đến nhà bạn gái, khi thì đi thăm mẹ hoặc những người anh em ruột thịt.
Một hôm, ông Nguyễn Khoa Tịnh, anh trai của Hà Khánh Linh muốn bà mời Phùng Quán đến nhà dùng bữa. Tại đây, Phùng Quán mới biết sắp đến sinh nhật Hà Khánh Linh. Thường thì rất ít bạn bè biết được sinh nhật của bà. Sinh nhật năm 1984 có mặt Phùng Quán. Ông đến từ chiều hôm trước, mang theo một con chó nhỏ nhưng béo tròn, nói: “Người nhà anh tặng em”. Hà Khánh Linh đón lấy con vật và cảm ơn, cũng chuyển lời cảm ơn đến người nhà của Phùng Quán.
Hôm sau đúng sinh nhật, khoảng 10 giờ sáng, khi mọi người đang quây quần bên bàn ăn thì Phùng Quán tới. Ông mang theo trái bí xanh, trên da bí có đề thơ: “Anh ngồi lặng nhìn em cổ cháy khát cơn thơ/ Môi rát bỏng những lời giã biệt”. Trong bữa tiệc, mọi người đề nghị ông đọc thơ từ khi mới về Huế. Phùng Quán say sưa đọc và bài nào cũng được tán thưởng. Khi nghe xong bài Trăng Hoàng Cung, mọi người không ngớt lời khen. Phùng Quán nói: “Tôi định thơ của chuyến đi Huế này sẽ làm một tập, và đặt tên cho cả tập là Trăng Hoàng Cung.
Sau buổi đó, Phùng Quán luôn ý thức một điều là phải hoàn thành tập Trăng Hoàng Cung và dành tặng nó cho người đẹp. Mãi đến tháng 12/1994, Phùng Quán mới có dịp trao tặng tận tay tập tiểu thuyết tình 13 chương. Ông ghi: “Tặng Hà Khánh Linh- một vừng Trăng Hoàng Cung. Phùng Quán. 93”. Hà Khánh Linh đón lấy, nói lời chúc mừng, thấy lời đề tặng khác thường, bà chưa kịp hỏi thì Phùng Quán nói: “Nhà xuất bản gửi về cho anh hai bản. Một bản dành cho em với lời đề tặng y hệt như quyển nầy, nhưng anh cứ để ở Hà Nội, đợi khi nào em ra Hà Nội gặp, anh mới trao tận tay. Còn một bản phần anh, anh mang vô Sài Gòn kỳ này phô tô ra làm nhiều bản để tặng bạn bè. Anh không ngờ gặp em ở đây, nên phải dùng bản phô tô này tặng em”.
Từ ngày Phùng Quán mất đi, mỗi năm vào dịp giỗ ông, một vài tờ báo lại đặt Hà Khánh Linh viết bài về ông. Nhưng bà luôn tìm cách khước từ. Nhiều bè bạn thắc mắc: Tại sao Hà Khánh Linh không chịu viết một bài nào về Phùng Quán vậy? Một số bạn bè thân thiết thì nói như hờn dỗi: “Chẳng mấy nữa là tròn 10 năm anh Phùng Quán bỏ chúng ta mà đi. Lẽ nào vào dịp ấy, Hà Khánh Linh cũng không có một dòng kỷ niệm nào về anh?” Hà Khánh Linh thốt lên rằng, vào dịp đó sẽ có một nén hương lòng dâng tặng. Và đó là lý do để bà viết cuốn Phùng Quán viết Trăng Hoàng Cung.
NGUYỄN VĂN HỌC
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét