Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Thiên đường cuối cùng cho Assad


Assad rất có thể sẽ là tổng thống cuối cùng của Syria trong thập kỷ này và vài thập kỷ tới phải tự kết thúc quyền lực của mình bởi phản quyền lực từ nhân dân.
Bóng tối
Thời gian luôn là một ẩn số đầy dư vị ngọt ngào nhưng cũng xen lẫn hương vị của thần chết đối với Assad. Thời gian trôi đi mau lẹ, nhưng tháng nào cũng có thể là cái mốc cuối cùng trong cuộc đời ông ta. Giờ đây, bóng tối là tất cả những gì mà Aassad lo sợ, khi người đi trước ông ta là Kadafi đã kết thúc cuộc sống một cách không mấy may mắn trong một cống ngầm.
 
Nhưng dù sao, ngay hiện tại vẫn chưa phải là thảm họa. Niềm an ủi còn lại cho Assad đến từ sai lầm trong một đoán định trước đây của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, khi bà tuyên bố về số phận của chế độ Assad chỉ còn được tính bằng ngày. Thái độ sốt ruột của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể hiểu được về quan điểm chính trị lẫn tình cảm cá nhân, nhưng có lẽ cho đến thời điểm đưa ra tuyên bố ấy, bà cũng chẳng thể biết được cuộc nội chiến Syria lại kéo dài cho đến đầu năm 2013 mà phần thắng chỉ từ từ nghiêng về phe đối lập.
 
Thậm chí, trong khi Assad vẫn tồn tại thì Hillary lại đã rời khỏi chính trường quốc tế.
 
 
Đến thời điểm này, cuộc nội chiến Syria đã gấp gần ba lần thời gian của cuộc nội chiến Libya, tương ứng với số người thiệt mạng cao gấp đôi. Và cũng như tình hình kém khả quan ở Libya vào tháng 8/2011, vào lúc này giới bình luận chính trị và người dân ở Syria này không dám hy vọng sâu sắc về triển vọng cuộc nội chiến tại đất nước này sẽ sớm được kết luận.
 
Trừ khi có được một tác động quốc tế đủ lớn… Tác động đó là gì?
 
Nga
Điều khác biệt rất rõ giữa hai cuộc chiến đề cập ở trên là sự xuất hiện của khối quân sự Bắc Đại tây dương NATO ở Libya, và tình trạng trống vắng hoàn toàn về can thiệp quân sự ở Syria.
 
Cho tới nay, dù bị lên án khá nhiều về hoạt động can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng đối lập với Kadafi, nhưng tất cả mọi người đều phải thừa nhận rằng nếu không có NATO, không biết cuộc nội chiến Libya sẽ còn kéo dài bao lâu và dẫn đến tổn thất bao nhiêu sinh mạng nữa.
 
Tàu chiến Nga đậu ngoài khơi Syria từ tháng 7/2012.
 
Tuy thế, người Nga đã trở thành một vật cản đối với NATO trong vấn đề Syria, khác hẳn với lần họ bị phương Tây qua mặt ở Libya. Quan điểm khá cứng rắn của Putin và giới ngoại giao Nga đã khiến cho Mỹ và NATO không thể tỏ ra phóng khoáng đối với kế hoạch dội bom vào thủ đô Damascus nhằm gây sức ép nặng nề đối với Assad. Tình thế giằng co như thế đã kéo dài suốt gần một năm qua, và chỉ có dấu hiệu tạm ngã ngũ khi Nga buộc phải khuyến cáo kiều dân của mình rời khỏi Syria trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.
 
Mặc dù Tổng thống Nga Putin từng khẳng định hồi cuối năm 2012 rằng ‘Không cứu Assad bằng mọi giá’, nhưng bất ngờ, vài ngày trước, Nga tuyên bố chuẩn bị tập trận hải quân lớn nhất lịch sử ở Địa Trung Hải. Động thái tiếp theo là tập hợp tàu chiến ở ngoài khơi Syria. Theo tin mới nhất ngày 14/1, có thể Tổng thống Assad cùng gia đình đã rời khỏi Syria và ẩn náu trên một tàu chiến được Nga hộ tống, chỉ trở về đất liền khi cần phải xuất hiện.
 
Đây là diễn biến bất ngờ của cuộc chiến vì mới 2 tuần trước, tưởng rằng ông Assad đã không còn bấu víu được vào cánh tay nào sau khi Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, nhập viện điều trị ung thư. Hồi tháng 11/2012, Assad từng lén lút đặt vấn đề xin tị nạn ở một số quốc gia Trung Đông và ở châu Âu nhưng đều bị từ chối, trước khi tính đến Venezuela.
 
Sẽ là địa ngục!
Đặc trưng của cuộc nội chiến Syria, nếu chỉ xét về nội bộ, là không khác mấy với quá khứ ở Libya. Ban đầu mới chỉ lác đác, nhưng dần dần đã hình thành cả một làn sóng đào ngũ, mà thực chất là phản chiến, của các tướng tá thuộc chính quyền đương nhiệm.
 
Tại Syria hiện nay, dường như Assad không còn một thủ hạ nào để tin cậy. Thậm chí gần như trái ngược, bất cứ người nào được coi là thân tín cũng có thể ra tay sát hại ông ta nếu tình thế cho phép. Tin đồn Tổng thống Syria cùng gia đình trốn lên tàu chiến ngoài khơi cũng xuất phát từ những tin tức trước đó về việc phe nổi dậy đã tính đến chuyện ám sát Asssad để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến, thay vì phải tổ chức tấn công vào Damascus.
 
Dĩ nhiên, việc Nga can thiệp bất ngờ đã làm thay đổi những tính toán trên. Mục đích của việc này không ngoài ý định buộc phe nổi dậy phải tiến hành đàm phán, điều mà họ luôn từ chối cho đến nay.
 
Hành động này cũng khiến cho số phận Assad có thể khác với Kadafi. Tuy nhiên, kết cục ngày hôm nay đã được định đoạt bằng chính bàn tay của nhân dân Sirya mà không cần đến sự can thiệp của NATO hay một lực lượng nào khác của phương Tây.
 
Assad - kẻ đại diện cho một thế hệ lãnh đạo chuyên quyền, độc tài, gia đình trị và tham nhũng, rất có thể sẽ là tổng thống cuối cùng của Syria trong thập kỷ này và vài thập kỷ tới phải tự kết thúc quyền lực của mình bởi phản  quyền lực từ nhân dân.
 
Thiên đường cuối cùng cho Assad, vào khoảng thời gian cuối cùng của ông ta, lại không phải trên mảnh đất Syria.
 
Còn sau đó sẽ là địa ngục...
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: