Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”
Gần như là đã tự do rồi
Ko Ko Gyi ngồi trong gian hàng nhỏ của người em mình. Ông đã thoải mái ngồi xuống một cái băng ghế trước một cái gương to. Thật ra thì người đàn ông năm mươi tuổi này không có lý do gì để mà thoải mái cả. Cho tới bây giờ thì ông đã ra tù được một năm rồi, từ một năm nay, ông tham gia vào đời sống chính trị của Myanmar, nhưng ông vẫn chưa tái xây dựng cho mình một cuộc sống cá nhân riêng. Cha mẹ ông đã qua đời trong thời gian ngồi tù, ông chưa từng bao giờ có thể thành lập một gia đình riêng, Em của ông tuy rất thích và cũng sẵn sàng tiếp nhận ông ấy, nhưng các ước muốn cá nhân của Ko Ko Gyi qua đó tất nhiên là không được thỏa mãn.
Ko Ko Gyi đã ở trong tù mười tám năm. Không phải liền một lần, ông ấy cũng thường có tự do giữa những đoạn thời gian đó. Nhưng vì ông cứ tiếp tục làm việc chống lại chính quyền quân sự nên thời gian ở ngoài nhà tù thường là ngắn. Lần cuối cùng, trước tháng 1 năm 2012, ông ở tù bốn năm sáu tháng.
“Đặc biệt là trong những năm cuối cùng”, ông thuật lại, “người ta không còn tra tấn tôi về thể xác nữa mà đã hành động tinh vi hơn”. Tất cả các tù nhân đều bị chuyển đến những nhà tù nhỏ ở nơi hẻo lánh, tất cả đều bị tách rời ra và cách gia đình của họ thật xa. Cô độc càng nhiều càng tốt là mục đích. “Đó là một hình thức hành hạ về mặt tinh thần”, Ko Ko Gyi nói. Chỉ người em của ông là có thể đi thăm ông, ba lần trong hơn bốn năm.
Ko Ko Gyi bị bắt lần đầu tiên năm 1988, trong những lần phản đối lớn, đông người, chống lại nền độc tài quân sự. Ông ấy là một trong các lãnh tụ của 88 Students Generation Group – và vẫn còn là lãnh tụ cho tới ngày hôm nay, cùng với Min Ko Naing. Bây giờ, cả hai người thường đi xuyên qua Myanmar, quảng cáo cho cuộc biến đổi dân chủ và cuối cùng thì cũng cho họ một chút.
Trong lúc trao đổi, Ko Ko Gyi biểu lộ mình là người ủng hộ Aung San Suu Kyi, ông mong muốn phe đối lập với người nhận Giải Nobel Hòa bình đứng đầu, gặt hái được nhiều thành công. Nhưng sau này, và đó không còn là một điều bí mật nữa, thì 88 Generation Students Group cũng có thể xuất hiện với một đảng riêng. Hẳn là họ sẽ ở đâu đó bên phía trái của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của Aung San Suu Kyi. Chậm nhất là sau lần bầu cử năm 2015, nếu như không có đảng nào trong hai đảng lớn giành được đa số, phe đối lập dưới sự lãnh đạo của Lady cũng không. Nhưng vấn đề bây giờ là sự tin tưởng của từng nhóm một với nhau. Điều đấy là quan trọng sau nhiều năm bị đàn áp. Và tạo sự tin tưởng cũng cần thiết trước hết là trong những vùng của các dân tộc thiểu số. Vì thế mà Ko Ko Gyio cũng thường đến những vùng của người Kar, Kachin hay Mon, những người đã nằm trong cuộc nội chiến với quyền lực trung ương hàng chục năm trời.
Một người khác, có trải nghiệm tù chính trị tương tự và cũng có sức thu hút tương tự, mặc cho nhiều năm trời ở trong hoàn cảnh tù đày, là Zarganar. Trước đó, ông là diễn viên hài nổi tiếng nhất của Miến Điện, rồi cũng là nhà làm phim, cuối cùng là nhà phê phán tình hình chính trị và vì thế mà đã ở tù nhiều lần, lần cuối cùng cho tới tháng 10 năm 2011.
Zarganar ngồi mỉm cười trên hàng hiên của một khách sạn lớn với tầm nhìn ra hồ Kandawgyi ở giữa Rangoon. Ông cảm thấy tốt trong thời điểm này, và ông cũng nói ra điều đó. “Trả thù”, người đàn ông năm mươi hai tuổi giải thích với giọng nói trầm, dễ nhớ, “không quan trọng đối với tôi. Tôi không cho trả thù là quan trọng.” Zarhanar, người lúc trước đây thường là một diễn viên hài thô tục mà những câu chuyện hài không được tinh tế của ông đã có thể hoạt động trong nền độc tài và mang lại cho ông một đám đông người hâm mộ, rồi cấm biểu diễn và cuối cùng là phòng giam, bây giờ là một nhà đấu tranh cho sự đền bù. Đền bù, điều đấy đối với ông cũng có nghĩa là cùng làm việc với chính phủ. Ông, người bị đàn áp nhiều năm trời, bây giờ là khách mời được hoan nghênh tại những sự kiện như một hội nghị về tương lai của điện ảnh Myanmar dưới sự tổ chức của Bộ thông tin.
Và ông cũng cảm thấy tốt với lần thay đổi vai trò này. “Tôi lạc quan một cách thận trọng”, Zarganar nói. Và lại mỉm cười. Và khi người cựu diễn viên hài mỉm cười thì người ta nghĩ rằng nó sẽ trở thành một tiếng cười vang ngay thôi. Con người hay đùa vẫn còn tồn tại. Và người ta có thể nhìn thấy con người đó, khi Zarganar táo bạo đưa vào cuộc trao đổi, rằng tổng thống Mỹ thì cuối cùng cũng không phải là Thượng Đế, Đấng Cứu Thế. Người dân trong Myanmar chờ đợi quá nhiều ở Barack Obama và Hoa Kỳ, ông muốn nói như thế qua đó. Ông nói theo cách của ông.
U Zaw Thet Htwe là một người bạn thân của Zarganar. Và là một người cùng chịu hoạn nạn. Họ đã cùng nhau giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Nargis năm 2008, vì vậy mà họ bị bắt cùng nhau và bị kết án nhiều năm tù. U Zaw Thet Htwe nhận án mười lăm năm tù giam, và trong đó may mắn là ông chỉ phải ngồi tù ba năm rưỡi. “Cũng đã đủ tệ hại rồi”, người đàn ông đẹp nói, trầm lặng, từng là nhà báo thể thao chuyên nghiệp, người hiện giờ có công việc làm trong công ty sản xuất video của người bạn mình là Zargana. Trước đây, ông là một trong số các phóng viên thể thao nổi tiếng nhất của Myanmar, làm việc cho tờ First Eleven Sports Journal và được cả nước đọc. Bây giờ thì ông thích sống yên lặng ở hàng thứ nhì hơn và thỉnh thoảng làm thơ.
Tiếng nhạc rè rè vang to ra từ những cái loa to ở cạnh hồ Inya giữa Rangoon. 88 Students Generation Group đã mời đến dự buổi lễ tái ngộ, dự buổi tiệc tự do sau nhiều năm mà nhiều người khách đang vui vẻ trên bãi cỏ ở cạnh hồ đó đã ngồi tù trong thời gian đó. Một nhạc sĩ bước lên sân khấu, hát to những bài ca chống đối, tất cả, thật sự là tất cả đã cùng hát, mỗi một âm phát ra là một phần của sự giải phóng đối với những người đang tụ họp ở đây – Woodstock trong Myanmar, trông giống như thế một chút.
Đứng giữa đám đông người đó, sát cạnh bên nhau, là So So Linh và Di Nyein Linh, cha và con trai. Cả hai người vừa được trả tự do các đây ít lâu sau nhiều năm trong tù. Có thể cảm nhận được, có thể nhìn thấy được, rằng họ không muốn lại mất nhau nữa. Trong vòng hai mươi năm vừa qua, người cha phần lớn ngồi trong tù, vì quan điểm chính trị của ông, người con trai bị bắt giam năm 2007. Như là một trong các phát ngôn nhân của cuộc nổi dậy sinh viên thời đó. Họ không bao giờ bị giam trong cùng một trại tù, không nhìn thấy nhau nhiều năm. “Đó là một thời gian thật đáng sợ”, người con trai hai mươi ba tuổi nói. “Vào lúc đầu, tôi thường hay bị đánh đập, sau này có tốt hơn nhờ vào áp lực quốc tế.”
Nhưng họ được trả tự do cùng ngày. “Mẹ tôi không thể tin được”, Di Nyein Linh, người con trai, kể lại. So So Linh, người cha, nói ít. “Con trai tôi và tôi, chúng tôi đã lâu không nhìn thấy nhau”, ông chỉ nói nhỏ nhẹ như thế. “Bây giờ thì tôi rất hạnh phúc.” Cả hai, cha và con trai, không cười. Họ mừng rỡ với những gương mặt nghiêm nghị.
Khin MaungWhin chưa ngồi tù bao giờ. Nhưng hai mươi lăm năm vừa qua cũng không ở trong Myanmar. Nhà tù của Khin Maung Whin có tên là lưu vong. Cuối những năm tám mươi, ông phải biến mất khỏi Myanmar. Ông đã tham gia vào trong những cuộc nổi dậy của sinh viên, sắp sửa bị bắt. Ông ấy trốn vào rừng, như ông tự mô tả lại.
Ông chọn con đường hướng đến biên giới Thái Lan, sống ở đó một thời gian dài trong một trại tỵ nạn trong vùng của thiểu số người Kachin, cuối cùng là bảy năm trời cho tới 1995. Ở đó, ông được đào tạo, cả ở vũ khí lẫn cạnh máy quay phim. Khin Maung Whin bắt đầu quay phim, lén lút, với một cái máy quay nhỏ có chất lượng không tốt, cái còn làm tăng cảm giác có thật tại khán giả. Khin Maung Whin làm việc như một phóng viên bí mật cho đài lưu vong Democratic Voice of Burma. Ông ấy lo liệu sao cho ít nhất là một vài bức ảnh và cảnh phim lọt ra ngoài đất nước đóng kín hoàn toàn này, và qua đó đến được với giới công chúng thế giới.
“Đó là một thời kỳ khó khăn”, Khin Maung Whin mô tả lại trải nghiệm lúc đó của mình. “Nhiều bạn học cùng chạy trốn với tôi đã chết vì bệnh sốt rét. Tôi tuy cũng mắc bệnh, nhưng mà qua được những cơn sốt đó.” Sau này, bây giờ thì tự cầm súng, họ đã sa vào trong những cuộc chiến với quân đội chính phủ, ở bên phía của phiến quân Kachin. “Lúc đó có nhiều cơ hội để chết lắm”, người là cựu nhà báo, bây giờ đã trở về đất nước của mình, thêm vào.
Đối với ông, chiếc máy quay phim luôn luôn là thứ vũ khí quan trọng hơn, và cuối cùng thì cũng có nhiều tác động hơn. Khin Maung Whin và những người cùng chiến đấu với ông mang lậu phim qua biên giới Miến Điện – Thái Lan, để từ đó gửi chúng đến studio ở Na Uy. Đến một lúc nào đó, Khin đi theo những cuốn phim của mình. Ông về ở tại Oslo và đã chịu trách nhiệm cho chương trình Democratic Voice of Burma nhiều năm trời, một đài truyền hình lưu vong có thể được bắt sóng qua vệ tinh ở Myanmar và sau này thông tin bao quát về diễn biến trong đất nước của những nhà độc tài quân sự trên các trang mạng của họ.
Hiện giờ, Khin Maung Whin đã khai mạc một văn phòng của Democratic Voice of Burma trong Rangoon, ông là một người được cần đến, nhưng ông không biết sẽ tiếp tục như thế nào. “Không bao lâu nữa, chúng tôi sẽ không còn nhận được tiền”, ông buồn rầu nói. Những người cho tiền không còn nhìn thấy sự cần thiết phải giúp đỡ nữa, bây giờ, khi giới báo chí trong nước có được những khoảng không tự do mới, và họ có những nguyên tắc của họ. Một nguyên tắc nói rằng tiền trợ giúp không được phép rót vào giới truyền thông mà những người điều hành chúng trở về Myanmar từ nơi lưu vong. “Chúng tôi đang đứng trước ngã tư đường”, Khin Maung Whin nói, “chúng tôi không được chuẩn bị tốt cho thách thức này, chúng tôi đã không học cách kiếm tiền, mà lúc nào cũng chỉ tường thuật từ lòng tin và vì lợi ích chung.”
Bây giờ thì tất cả mọi người đều muốn nhận được lời khuyên từ Khin Maung Whin. Cuối cùng thìDemocratic Voice of Burma vẫn là một chương trình nổi tiếng và đặc biệt được thích xem ở những vùng nông thôn, nhưng cựu nhà báo lưu vong được yêu thích này chẳng bao lâu nữa hẳn sẽ phải lộn các túi tiền ra ngoài.
Đấy có thể là khoảng khắc cho một cái gì đó mà mới đây còn là ghê gớm, không thể tưởng tượng được – cho một sự cộng tác mật thiết giữa các đối thủ ác liệt, giữa đài nhà nước MRTV và chương trình lưu vong. Hiện giờ thì tất cả đều có thể, MRTV có trang thiết bị kỹ thuật cực tốt, Democratic Voice of Burmabiết cách mang nghề báo độc lập lên màn hình như thế nào. Mới đây, Khin Maung Whin đã được MRTV-3 phỏng vấn. “Họ đã hỏi tôi trong chương trình rằng tôi có thể cho họ vài lời khuyên hay không. Và tôi đã hứa sẽ chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Điều đấy thật là kỳ lạ, cuối cùng thì trước đây đó là những kẻ thù.” Cả hai bên ít nhất thì cũng thiếu kinh nghiệm tại một điểm quan trọng trong tương lai: câu hỏi, người ta kiếm tiền như thế nào với nghề báo.
Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét