Xã hội thịnh trị: Tối ngủ không cần đóng cửa
Cho đến bây giờ, tôi cũng cho rằng giấc mơ hóa rồng - trở thành một nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao - tuy rất khó, nhưng xem chừng còn dễ đạt được hơn giấc mơ thịnh trị.
Ảnh minh họa. Nguồn: Zing.vn
Thi hào Nguyễn Công Trứ trong bài phú Hàn nho phong vị (Cái khoái của nhà nho nghèo) có câu: "Đêm năm canh an giấc ngáy pho pho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ". Ngủ mà ngáy pho pho tất nhiên là một trong tứ khoái rồi, nhưng ngủ không thèm đóng cửa mà vẫn an giấc không lo sợ gì quả là sướng thật. Thật ra, cụ Nguyễn chỉ tự trào cho vui, cho thấy cái cốt cách phong lưu tiêu sái của ông thuở còn hàn vi mà thôi.
Nhà ông quá nghèo, trong nhà có gì đáng giá đâu, nên tha hồ mở cửa cũng chẳng có chú đạo chích nào thèm bén mảng tới, chứ thời đó làm gì có chuyện nhà giàu dám bỏ ngỏ cửa ban đêm, ngay cả ban ngày còn chưa dám nữa là. Nhưng điểm đáng lưu ý ở câu phú này là cụ Nguyễn đã so sánh cái thong dong tự tại của một nhà nho nghèo rớt mồng tơi với cuộc sống an bình của đời thái bình thịnh trị, một sự so sánh hài hước, chỉ giống về hình thức nhưng khác xa về nội dung.
Thế nào là thời thái bình thịnh trị? Để mô tả một xã hội thái bình thịnh trị, người xưa chỉ sử dụng mười ba chữ ngắn gọn: "Của rơi ngoài đường không ai nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa".
Thế nào là thời thái bình thịnh trị? Để mô tả một xã hội thái bình thịnh trị, người xưa chỉ sử dụng mười ba chữ ngắn gọn: "Của rơi ngoài đường không ai nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa".
Ngày trước, tôi không tin rằng một xã hội được gọi là thịnh trị lại có thể được diễn đạt đầy đủ bằng mười ba chữ đơn giản như vậy. Về sau, ngẫm đi ngẫm lại, mới thấy sự đúc kết này thật súc tích và sâu sắc. Quả thực, để xã hội đạt được những điều xem chừng đơn giản như mô tả trong mười ba chữ ngắn gọn này phải có những nỗ lực và thành tựu phi thường của Nhà nước và mọi người dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, luật pháp, giáo dục...
Chính vì những điều đó quá khó khăn, tôi đã hoài nghi tính xác thực của một xã hội gọi là thịnh trị. Liệu rằng trong những ngày xa xưa đã có một xã hội lý tưởng như vậy không, hay đó chỉ là một giấc mơ, một huyền thoại trong lịch sử của xã hội loài người? Cho đến bây giờ, tôi cũng cho rằng giấc mơ hóa rồng - trở thành một nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao - tuy rất khó, nhưng xem chừng còn dễ đạt được hơn giấc mơ thịnh trị.
Chúng ta hãy thử xem mười ba chữ "của rơi ngoài đường không ai nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa" hàm chứa những điều gì? Về mặt kinh tế, một xã hội được như thế trước hết phải là một xã hội sung túc, nhưng vì sự sung túc không xảy ra một sớm một chiều nên có thể xác định rằng xã hội này có một quá trình tăng trưởng kinh tế thành công lâu dài, thể hiện một năng lực điều hành kinh tế vĩ mô rất tốt của người cầm quyền. Hơn nữa, xã hội đó không chỉ giàu có mà sự phân bổ giàu có còn rất công bằng. Có thể suy đoán xã hội này phát triển tương đối đồng đều, khoảng cách giàu nghèo rất hẹp, mọi người đều có công ăn việc làm, nói theo thuật ngữ kinh tế hiện nay thì đó là một xã hội đạt được thăng bằng toàn dụng, tăng trưởng tốt cả về lượng lẫn chất. Trong xã hội đó, không có người dân nào đói nghèo, thiếu thốn, mọi người đều hài lòng về mức độ thụ hưởng cá nhân đối với đời sống vật chất và tinh thần, khiến cho lòng tham và sự đố kỵ khó phát sinh.
Những điều kiện kinh tế vừa nói có thể rất cần nhưng chưa đủ để tạo nên mười ba chữ của thịnh trị. Người ta thường cho rằng "bần cùng sinh đạo tặc" nhưng không có gì đảm bảo rằng khi giàu có, có việc làm với thu nhập cao sẽ không ai thèm nhặt của rơi, sẽ không ai trộm cắp. Những xã hội giàu có không thiếu, nhưng có bao nhiêu xã hội không có trộm cắp, tham nhũng? Những người giàu có không thiếu nhưng có bao nhiêu người không tham của cải tài sản người khác? Trong số những người "hôi bia" trên đường phố Biên Hòa hồi tháng trước, cũng có người đủ ăn, có nhà cửa, có công ăn việc làm đàng hoàng, vậy mà họ vẫn đi cướp bia dù biết đó là tài sản có chủ. Trong một xã hội như thế, làm sao dám ngủ mà không đóng cửa khi chuyện trộm cắp, tước đoạt của cải người khác không chỉ xảy ra ban đêm bởi dòng Đạo Chích.
Như vậy, không tham của rơi không phải là một hàm số của thu nhập mà là một hàm số của văn hóa, của ý thức pháp luật. Tôi nói ý thức pháp luật chứ không nói hệ thống pháp trị và tính cưỡng chế nghiêm minh của nó. Trong xã hội thịnh trị được diễn đạt bởi mười ba chữ nói trên, chúng ta không thấy bóng dáng của người công an cảnh sát và những luật lệ khắc nghiệt, vì những người công dân của xã hội ấy có một trình độ ý thức tự giác luật pháp rất cao. Luật pháp ở bất cứ xã hội nào, dù có nghiêm minh đến đâu cũng khó xử phạt hành động nhặt của rơi, nhất là khi hành động đó chỉ có trời biết, đất biết và người nhặt của biết. Như vậy việc tự chế không nhặt của rơi ngoài đường của người công dân trong xã hội thịnh trị không phải do sợ bị luật pháp xử phạt mà chính là do lương tâm họ ý thức được rằng tài sản đó không phải của mình, không phải do mình làm ra. Điều đó biểu lộ một nhận thức sâu sắc, một sự tôn trọng tự giác đối với một nguyên tắc luật pháp quan trọng: không ai có quyền hưởng lợi không duyên cớ. Nhận thức đó, sự tôn trọng đó không thể có được nếu dân trí không cao, và dân trí không thể cao nếu xã hội đó không có một hệ thống giáo dục tốt được phổ cập đến mọi người trên một nền tảng văn hóa đạo đức vững chắc có truyền thống lâu dài.
"Tối ngủ không cần đóng cửa" không chỉ cho thấy rằng không có nạn trộm cắp tài sản mà còn giúp phát hiện nhiều điều ưu việt khác. Nó cho thấy rằng cuộc sống riêng tư, tự do và nhân phẩm của mỗi người được tôn trọng bởi người khác và bởi cả nhà cầm quyền. Nó cũng cho thấy rằng mọi người dân biết phân biệt điều xấu điều tốt, biết phân biệt việc phải việc trái, có cuộc sống lương thiện, đạo đức, không bị lợi ích làm mù quáng. Trong một xã hội mà mọi người không tham lợi, tất có xu hướng thích làm việc nghĩa, như vậy có thể suy đoán rằng đó là một xã hội đoàn kết, biết tương trợ thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hơn thế nữa, nó cho thấy mọi người dân có một niềm tin mạnh mẽ, vững vàng về cuộc sống an lành hạnh phúc mà họ đang hưởng, niềm tin vào chính họ, vào những người láng giềng, vào xã hội, vào bộ máy Nhà nước. Như vậy, không chỉ xã hội ổn định, trật tự mà lòng người cũng ổn định, bình an, điều đó thể hiện một trạng thái chính trị tốt đẹp được gọi là thượng chánh, hạ trị (trên ngay thẳng, dưới yên ổn). Trong một xã hội thịnh trị, chắc chắn trên có vua sáng suốt, biết lắng nghe và sử dụng những người tài giỏi, dưới có triều đình đều gồm những vị tôi hiền, có đạo đức, có năng lực, có kiến thức chân thật, liêm khiết, biết chăm lo cho đời sống nhân dân, biết cách bảo vệ lợi ích quốc gia và bờ cõi đất nước. Đó còn là một xã hội dân chủ. Vua không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi cho người hiền tài, một đặc điểm ưu việt của thời thịnh trị Nghiêu Thuấn.
Một xã hội đoàn kết, đồng lòng, trên thuận dưới hòa, có nền kinh tế sung túc, có cuộc sống lễ nghĩa, có nền văn hóa và giáo dục tốt đẹp chắc chắn phải là một quốc gia cường thịnh khiến cho các nước lớn nhỏ, xa gần đều phải kính trọng, nể phục không dám dòm ngó xâm phạm đến một tấc đất, một ngọn cỏ. Như vậy, không cần phải dụng binh mà vẫn giữ được hòa bình lâu bền, đó mới chính là đạo trị quốc, bình thiên hạ của thánh nhân. Suy cho cùng, giấc mơ thịnh trị có hiện thực hay không cũng là do yếu tố con người.
Huỳnh Bửu Sơn (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chúng ta hãy thử xem mười ba chữ "của rơi ngoài đường không ai nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa" hàm chứa những điều gì? Về mặt kinh tế, một xã hội được như thế trước hết phải là một xã hội sung túc, nhưng vì sự sung túc không xảy ra một sớm một chiều nên có thể xác định rằng xã hội này có một quá trình tăng trưởng kinh tế thành công lâu dài, thể hiện một năng lực điều hành kinh tế vĩ mô rất tốt của người cầm quyền. Hơn nữa, xã hội đó không chỉ giàu có mà sự phân bổ giàu có còn rất công bằng. Có thể suy đoán xã hội này phát triển tương đối đồng đều, khoảng cách giàu nghèo rất hẹp, mọi người đều có công ăn việc làm, nói theo thuật ngữ kinh tế hiện nay thì đó là một xã hội đạt được thăng bằng toàn dụng, tăng trưởng tốt cả về lượng lẫn chất. Trong xã hội đó, không có người dân nào đói nghèo, thiếu thốn, mọi người đều hài lòng về mức độ thụ hưởng cá nhân đối với đời sống vật chất và tinh thần, khiến cho lòng tham và sự đố kỵ khó phát sinh.
Những điều kiện kinh tế vừa nói có thể rất cần nhưng chưa đủ để tạo nên mười ba chữ của thịnh trị. Người ta thường cho rằng "bần cùng sinh đạo tặc" nhưng không có gì đảm bảo rằng khi giàu có, có việc làm với thu nhập cao sẽ không ai thèm nhặt của rơi, sẽ không ai trộm cắp. Những xã hội giàu có không thiếu, nhưng có bao nhiêu xã hội không có trộm cắp, tham nhũng? Những người giàu có không thiếu nhưng có bao nhiêu người không tham của cải tài sản người khác? Trong số những người "hôi bia" trên đường phố Biên Hòa hồi tháng trước, cũng có người đủ ăn, có nhà cửa, có công ăn việc làm đàng hoàng, vậy mà họ vẫn đi cướp bia dù biết đó là tài sản có chủ. Trong một xã hội như thế, làm sao dám ngủ mà không đóng cửa khi chuyện trộm cắp, tước đoạt của cải người khác không chỉ xảy ra ban đêm bởi dòng Đạo Chích.
Như vậy, không tham của rơi không phải là một hàm số của thu nhập mà là một hàm số của văn hóa, của ý thức pháp luật. Tôi nói ý thức pháp luật chứ không nói hệ thống pháp trị và tính cưỡng chế nghiêm minh của nó. Trong xã hội thịnh trị được diễn đạt bởi mười ba chữ nói trên, chúng ta không thấy bóng dáng của người công an cảnh sát và những luật lệ khắc nghiệt, vì những người công dân của xã hội ấy có một trình độ ý thức tự giác luật pháp rất cao. Luật pháp ở bất cứ xã hội nào, dù có nghiêm minh đến đâu cũng khó xử phạt hành động nhặt của rơi, nhất là khi hành động đó chỉ có trời biết, đất biết và người nhặt của biết. Như vậy việc tự chế không nhặt của rơi ngoài đường của người công dân trong xã hội thịnh trị không phải do sợ bị luật pháp xử phạt mà chính là do lương tâm họ ý thức được rằng tài sản đó không phải của mình, không phải do mình làm ra. Điều đó biểu lộ một nhận thức sâu sắc, một sự tôn trọng tự giác đối với một nguyên tắc luật pháp quan trọng: không ai có quyền hưởng lợi không duyên cớ. Nhận thức đó, sự tôn trọng đó không thể có được nếu dân trí không cao, và dân trí không thể cao nếu xã hội đó không có một hệ thống giáo dục tốt được phổ cập đến mọi người trên một nền tảng văn hóa đạo đức vững chắc có truyền thống lâu dài.
"Tối ngủ không cần đóng cửa" không chỉ cho thấy rằng không có nạn trộm cắp tài sản mà còn giúp phát hiện nhiều điều ưu việt khác. Nó cho thấy rằng cuộc sống riêng tư, tự do và nhân phẩm của mỗi người được tôn trọng bởi người khác và bởi cả nhà cầm quyền. Nó cũng cho thấy rằng mọi người dân biết phân biệt điều xấu điều tốt, biết phân biệt việc phải việc trái, có cuộc sống lương thiện, đạo đức, không bị lợi ích làm mù quáng. Trong một xã hội mà mọi người không tham lợi, tất có xu hướng thích làm việc nghĩa, như vậy có thể suy đoán rằng đó là một xã hội đoàn kết, biết tương trợ thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hơn thế nữa, nó cho thấy mọi người dân có một niềm tin mạnh mẽ, vững vàng về cuộc sống an lành hạnh phúc mà họ đang hưởng, niềm tin vào chính họ, vào những người láng giềng, vào xã hội, vào bộ máy Nhà nước. Như vậy, không chỉ xã hội ổn định, trật tự mà lòng người cũng ổn định, bình an, điều đó thể hiện một trạng thái chính trị tốt đẹp được gọi là thượng chánh, hạ trị (trên ngay thẳng, dưới yên ổn). Trong một xã hội thịnh trị, chắc chắn trên có vua sáng suốt, biết lắng nghe và sử dụng những người tài giỏi, dưới có triều đình đều gồm những vị tôi hiền, có đạo đức, có năng lực, có kiến thức chân thật, liêm khiết, biết chăm lo cho đời sống nhân dân, biết cách bảo vệ lợi ích quốc gia và bờ cõi đất nước. Đó còn là một xã hội dân chủ. Vua không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi cho người hiền tài, một đặc điểm ưu việt của thời thịnh trị Nghiêu Thuấn.
Một xã hội đoàn kết, đồng lòng, trên thuận dưới hòa, có nền kinh tế sung túc, có cuộc sống lễ nghĩa, có nền văn hóa và giáo dục tốt đẹp chắc chắn phải là một quốc gia cường thịnh khiến cho các nước lớn nhỏ, xa gần đều phải kính trọng, nể phục không dám dòm ngó xâm phạm đến một tấc đất, một ngọn cỏ. Như vậy, không cần phải dụng binh mà vẫn giữ được hòa bình lâu bền, đó mới chính là đạo trị quốc, bình thiên hạ của thánh nhân. Suy cho cùng, giấc mơ thịnh trị có hiện thực hay không cũng là do yếu tố con người.
Huỳnh Bửu Sơn (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét