Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Không ai muốn như vầy:

Nông dân - người khổ nhất nứơc ta hiện nay ? - “Phải dứt điểm chuyện Dương Chí Dũng tố cáo quan chức ngành Công an”

Nông dân - người khổ nhất nứơc ta hiện nay ?

Mỗi lần nghĩ đến tình trạng đời sống nông dân hiện nay tôi lại nghĩ đến hai câu thơ để đời của anh Trần Ngọc Thụ- Cố Trưởng ban kinh tế Đài TNVN- mà thấy đau trong dạ:
“Ông lão dắt trâu đi bừa
Là con ông lão ngày xưa đi cày”
Vâng. Đúng thế. Hơn nửa thế kỉ Việt nam dành được độc lập mà hơn 80% dân số nước ta vẫn không thoát khỏi bi kịch khốn khổ, buồn đau bởi nghèo đói và đủ thứ đè nén, lừa gạt. 
Thế hệ gần thất thập của chúng tôi còn nhớ một bài ca trong đó có ca từ “nông dân là quân chủ lực đội quân đồng bào….. Không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công “. Chân lý của ca khúc này không chỉ đúng trong kháng chiến chống Pháp mà còn chuẩn cả trong chiến tranh chống Mỹ. Và mỗi khi nghĩ đến nông dân thời có thể coi là thịnh vượng thì bao giờ tôi cũng nhớ đến mấy bức ảnh. Đó là bức “nhận ruộng” chụp cảnh một bà lão nông dân mặc áo nâu hớn hở bế cháu “cắm thẻ nhận ruộng”. Vâng đây là bức ảnh điển hình của CCRD. Ta cứ tạm gạt bỏ những sai lầm đi thì sau cuộc sự kiện long trời lở đất với khẩu hiệu “người cầy có ruộng” đó. Bình quân mỗi hộ của hơn hai triệu nông dân miền Bắc trong năm 1953- 1956 được chia 0,35 ha ruộng, 0,87 nông cụ và 0,071 nhà quả thực. Cũng nằm trong chùm ảnh của một thời thịnh vượng ngắn ngủi đó của nông dân còn ba bức ảnh có gắn liền với Bác Hồ kính yêu vào năm 1958 tát nứơc bằng gầu giai từ Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Người đạp xuồng đưa nứơc vào ruộng. Người cùng ôm lựơm lúa mới thu hoạch với người nông dân. Hơn 30 năm sau, vào năm 1989 tôi laị thấm thía về tình trạng nông dân được mô tả trong cuốn tiểu thuyết“chân trời vỡ đôi”.. Nội dung tiểu thuyết “chân trời vỡ đôi” ( còn có tên phụ là Vụ án mạng làng Chiện) gần như tường thuật cái lõi, tiên lượng cau chuyện về vụ Đoàn văn Vươn nổi tiếng trong thời gian gần đây. Chuyện rất đơn giản nhưng rất điển hình với mô típ”quan bức dân phản” cuốn tiểu thuyết đã nói lên một thực trạng đau lòng về nông dân Việt nam từ hơn nửa thế kỉ này là giai cấp luôn luôn bị lợi dụng và lạm dụng.. Sau gần ba mươi năm trời bị một người bạn thân (ông Lẫm chủ tịch xã) lợi dụng lỗi lầm nhỏ của mình đã bắt hai Nghĩa đồng loã làm những việc sai trái, thất nhân tâm cuối cùng buộc Hai Nghĩa giết một người tranh chức với Lẫm nhiệm kì mới. Hai Nghĩa đã đâm chết Lẫm trên mâm rượu. Ngay sau khi “chân trời vỡ đôi” ra đời nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã nói với tác giả ý định chuyển thể cuốn tiểu thuyết này. Gần đây đạo diễn Quốc Trọng cũng tỏ ý muốn đưa”chân trời vỡ đôi”lên màn ảnh….
Nhưng thôi đấy là chuyện của các nhà nghệ thuật còn trở lại tình cảnh người nông dân tôi chợt nhớ đến lời khuyên của giáo sư Philip Kotles cha đẻ của học thuyết Makéttinh hiện đại trong buổi nói chuyện tại TPHCM cách đầy ba, bốn năm mà giá vé vào nghe ông nói lên đến 500 Đô la Mỹ. Vị giáo sư này nói đại ý “nếu Trung quốc là công xưởng của thế giới. Ấn độ là văn phòng của Thế giới thì Việt nam nên làm nhà bếp của Thế giới”. Để chứng minh cho lời khuyên này Philip Kotles đã nói đến sức mạnh của nền văn minh lúa nứơc của Việt nam đã tạo ra thứ nguyên liệu siêu phẩm để thổi cơm, làm bánh, nấu rượu từ hàng nghìn năm nay. Bên cạnh đó các loại gia cầm như gà, vịt..sản vật dưới nứơc như cá, tôm… đều có thể chế ra những món ăn ngon lành vào hàng đầu thế giới. Ông so sánh gà đi bộ( chicken walking), rồi cá tôm ở Mỹ và các nứơc Châu Ấu, châu Mỹ đều quá to và không thể ngon bằng Việt nam. Ông đã thốt lên “Delicious. Delicious”( ngon quá, ngon quá ) khi thưởng thức gà đi bộ nướng ở miền tây…Tất cả những sản vật để Việt nam trở thành đầu bếp của thế giới đó đều bắt nguồn từ cánh đồng và từ bàn tay người nông dân Việt nam….Đó là thế mạnh Việt nam mà không quốc gia nào có được….Và chỉ dưạ vào thế mạnh đặc trưng đó Việt nam mới trở thành cường quốc kinh tế.
Nhưng đáng buồn thay. Gần hai mươi năm qua kể từ khi hội nhập và đổi mới. Cơn bão các dự án công nghiệp tràn ngập vào nước ta huỷ hoại một cách tàn khốc những cánh đồng và môi trường Việt nam. Đi dọc QL5, trung tâm của đồng bằng, vựa thóc của Bắc Bộ được bồi đắp bằng phù sa sau hàng triệu năm của hệ thống sông Hồng giờ đây mỗi một người có lương tâm đều giật mình nhìn nhưng khu công nghiệp phụ trợ của VinaShin, Vinaline , Vinamoto…, những dự án treo của các khu công nghiệp, các sân gôn… với hàng vạn ha bị bỏ hoang, phong hoá vì đất đai mầu mỡ đã bị bê tông hoá, bị cát và đá sỏi làm nền cho các khu công nghiệp huỷ hoại. Những sản vật tôm cá đặc sản của các dòng sông, dòng kênh của cả nứơc ta đang chết dần chết mòn đi đến huỷ diệt vì chất thải công nghiệp, vì cách đánh bắt không nghĩ đến ngày mai …Người ta từng tung hô các dự án nứơc ngoài một thời đổ vào nứơc ta..Nhưng vì những cái lợi nhóm, cá nhân, với cái nhìn thiển cận cộng thêm cái lợi trứơc mắt …người ta gần như quên đi thế mạnh của nứơc ta là nông nghiệp với hơn 80 % dân số là nông dân, để chạy theo những dự án công nghiệp các nứơc tiên tiến trên thế giới đi trước nứơc ta hàng thế kỉ. Cũng vì sự thiển cận và cái lợi trước mắt đó không ít người không biết hoặc cố tình quên một câu ví rất kinh tế về dự án nước ngoài khi xâm nhập các quốc gia đang phát triển. Các dự án nứơc ngoài giống như đàn chim di trú có con lành, có con mang đủ chứng bệnh …Người khôn ngoan phải biết chọn con chim nào ngon, sạch để bắt chứ không thể chấp nhận tất cả. Nếu không nền kinh tế đó sẽ bị tác hại trước mắt và lâu dài bởi các nguồn bệnh nguy hiểm mà đàn chim di trú mang lại.
Những cánh đồng mẫu mỡ, thẳng cánh cò bay bị tàn sát không thương tiếc thì người đón nhận thiệt hại đầu tiên là nông dân. Một thủa người nông dân vui mừng được chia ruộng, rồi lại thu lại bị lùa vào hợp tác để rồi đẻ ra tình trạng”mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài mua xe”. Và ngày nay giá đất đền bù cho mỗi mét đất màu mỡ trong mảnh ruộng nuôi sống người nông dân hàng ngàn đời chỉ bằng một phần trăm giá khi người ta dựng lên những khu đô thị, khu công nghiệp. Người nông dân mất ruộng và mất luôn hi vọng trước những lời hứa về khu định cư, về việc làm…Cuối cùng chỉ là những lời hứa hão trước những khu tồi tàn, và con cái họ đã trở thành đội quân thất nghiệp trên chính quê hương, mảnh đất của mình. 
Bi kịch của người nông dân xuất hiện từ đây. Được một ít tiền đền bù nhỏ nhoi, người nông dân phá căn nhà tổ tiên yên ấm hàng ngàn đời, phá luỹ tre xanh, lấp ao, chuôm lấy đất bán…và thất nghiệp. Những thanh niên nông dân vô công rồi nghề trở nên những con mồi cho những tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, trò chơi điện tử. Nhưng bi kịch khủng khiếp thực sự hiếm hoi ở nông thôn Việt nam thủ bình yên thì nay xẩy ra như cơm bữa. Con giết cha, cháu giết bà, anh em trở thành thù địch cũng từ những đồng tiền đền bù nhỏ nhoi và những mảnh đất. Tình làng nghĩa xóm bị phá vỡ. Thủa bao cấp người ta cho nhau từng mẫu đất, còn hiện nay bạn bè, hàng xóm, người thân trở thành thù địch vì mấy thẻo đất. Bên cạnh làn gió độc của những dự án là sự buông xuôi của các cơ quan chức năng đối với người nông dân. 
Khi tôi lên biên giới Hà Giang nghe bà con nói cách đây gần chục năm cán bộ tuyên bố. Các hộ ra làm nhà nơi vùng biên sẽ được nhà nứơc cấp cho 25 cân gạo một tháng, trẻ em sẽ có trường học, có hồ treo cung cấp nước….Nhưng lời tuyên bố này đến nay vẫn chưa được thực hiện…Thế cho nên vì nghèo đói mà bao cô gái trở thành con mồi cho những kẻ buôn người. Con gái nông dân các tỉnh phía Bắc bị bán thành vợ chung cho gia đình nông dân xứ người, thành gái mãi dâm bên Trung Quốc. Con gái nông dân các tỉnh miền tây thì lao vào các cuộc tuyển lựa vợ như tuyển chọn súc vật cho người Hàn Quốc. Chưa hết vì nghèo đói, vì thất nghiệp vì cơ quan chức năng lãng quên người nông dân nên người nông dân ta hết khốn khổ vì gom nhặt móng trâu, rễ hồi đến khốn khổ vì nuôi đỉa, trồng khoai lang cho thương lái Trung Quốc. Đó là chưa kể khi cửa khẩu biên giới mở toang ra trong sự thờ ơ, thiếu những biện pháp cứng rắn để bảo vệ nên làn sóng gà thải trọc đầu, cá tầm Trung Quốc rồi khoai tây, gừng, rau củ Trung quốc mang chất bảo quản đầy độc hại, kể cả chất gây ung thư tuôn vào mỗi ngày hàng nghìn tấn chẳng những giết chết những trại gà, đàn gà của nông dân phía Bắc. Những trại nuôi tôm, những bè nuôi cá ở phía nam. Làm teo tóp và mất đi những trung tâm nuôi trồng rau củ của nông dân cả nứơc. 
Cũng từ những cửa khẩu bị mở toang thiếu sự quản lý trách nhiệm này nên nông sản xuất khẩu của những người nông dân Việt nam mới bị chèn ép giá, gây thiệt hại. Từ hàng chục năm nay có lẽ không năm nào tại các cửa khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch nơi phía Bác như Tân Thanh, hay Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái …không có hàng đoàn xe trọng tải lớn chở dưa hấu, thanh long, vải Lục Ngạn bò từng bứơc để xuất sang Trung Quốc. Không vụ hoa trái nào các cửa khẩu này không có hàng trăm, hàng nghín tấn dưa hấu, thanh long… bị ế thừa quay về, bị bán re, bị vứt bỏ…trước sự đau xót đến đắng lòng của người nông dân trồng cây đến ngày ăn quả. Chưa hết nếu nông thôn quanh các khu đô thị mới đang ngày ngày khốn khó chống đỡ cơn lốc đô thị hoá thì biết bao trai gái các vùng sâu vùng xa từ Thanh Hoá, Nghệ an, Hoà Bình ..cho đến An Giang, Cần thơ, Cà Mau . …vì nghèo đói, vì không có ruộng vườn đã chẳng những trở thành nguồn lao động rẻ mạt tại các khu công nghiệp đang làm ăn thất bát với tình trạng tăng vọt tỉ lệ con gái chưa chồng nạo thai, con trai thành trộm cướp, nghiện hút gây ra các vụ án động trời mà còn là nguồn cung cấp bất đắc dĩ cho các dịch vụ ăn chơi của những kẻ lắm tiền nơi Đồ Sơn, Quất Lâm, khu nứơc nóng Thanh thuỷ…Phía Bắc. Các khu ăn chơi ở Thành phố Hồ chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt ..phía nam…
Để kết thúc bài viết này tôi xin kể câu chuyện nhỏ. Tuần trước anh họ tôi ở làng Mỹ Đình gọi điện bảo tôi vào chơi. Khi tôi vào thì anh đưa tôi lên gác tư. Tôi chưa kịp hỏi gì anh tôi thì thào:
- Thằng lớn thì anh sắn cho một khoảnh đất hơn trăm mét. Nó káy vợ, làm nhà xong tưởng yên ổn. Ai ngờ vừa rồi phải bán tống bán táng đi lấy tiến trả nhưng vẫn không đủ nên giờ chạy bán tháo chả biết ở đâu vì dính lô đề, cá cựơc bóng đá, hụi hiệc gì đấy. Còn thằng út này thì cho anh ở trên này vì nó không chịu được mùi thuốc lào và xấu hổ khi bè bạn nó vào thấy bố cổ lỗ, không hợp lối sống mới .
Anh tôi rít đén tụ nõ điều thuốc lào rồi chỉ tay bảo cùng anh lên sân thượng. Vừa lên đến nơi, tôi chưa nhận ra điều gì thì anh tôi đứng sững giữa sân giơ ngón tay trỏ lên lên, xuống xuống. Rồi tiếng chim ngói bỗng cất lên gióng giả bổ đôi, bổ ba. Anh tôi vẫn đều đặn giơ tay lên làm nhịp cho chim gù nhưng nứơc mắt rấn rấn. Tôi im lặng không nói gì thì anh tôi quay sang lảm bẩm như nói một mình:
- Bẩy mốt rồi cứ mỗi lần nghe tiếng chim cu gù mà anh nhớ đồng làng quá. Ngày xưa gạo Mỹ đình ngon lắm có lẽ chỉ có cái gié, với tám thơm thì không bằng bên Mễ Trì, chứ nếp thì…Cốm làng Vòng ngon là do nếp Mỹ Đình…Ấy thế mà bây giờ đến cốm làng Vòng nó cũng tẩm hoá chất cho xanh chú bảo thế nào…
Tôi ngẩn người nhìn lão nông bảy mốt tuổi đang bị con cái cầm tù nơi gác thượng vì không bỏ được thuốc lào, vì nhớ về nông thôn thời xa xưa. Nhưng dù sao anh tôi vẫn còn may mắn hơn chán vạn hàng triệu triệu nông dân Việt nam. Rõ ràng đất ruộng là thế, nứơc non có giặc giã gì đâu mà bỗng bị đẩy xuống, dồn lại thành giai tầng khốn khổ nhất xứ Việt nam đang nhiễu loạn này…

Quỳnh Mai ngày 29/6/2013
Nhà văn Nguyễn Hiếu
(Pháp Luật và đời sống )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: