11.
Chuyện đình làng tôi là cả một câu chuyện dài.
Nơi từng diễn ra bao nhiêu là hội hè, bao nhiêu niềm vui, nỗi
buồn ngót một ngàn năm. Viết đến mấy cuốn sách cũng không kể hết. Huống chi là
chỉ kể trong câu chuyện này, một câu chuyện khác, chỉ có chút ít liên quan.
Tôi thì tôi chỉ nhớ những gì liên quan đến mình, đến tuổi thơ
tôi..
Có năm nước lên ngập trắng một vùng, trừ những nhà có nền cao ráo
mới không bị ngập. Hầu như gần hết cả làng chạy vào đình, nơi gò đất tự nhiên
cao cao như một quả đồi.
Mỗi nhà một góc, gác cái
nong, tấm cót lên tường bao lơn của đình làm chỗ ở tạm. Tuy là chật chột không
ai dám vào chính cung, thậm chí tam quan của đình thổi lửa nấu ăn. Chỉ có buổi
tối người ta mới dám trải chiếu dọc hai bên tam quan làm chỗ ngủ qua đêm.
Lớp học ngoài đê lúc bấy giờ cũng phải chuyển vào trong đình.
Ngôi trường dựng ngoài đê không dùng được vì sợ nó có thể lở xuống sông bất cứ
lúc nào. Với lại đi lại khó khăn, học trò nhỏ như chúng tôi không tới chỗ đó
được.
Ngoài thầy giáo Ất, về sau còn có hai ông thày nữa người dưới
vùng xuôi lên. Trước khi chuyển l;ớp học vào đình, các thầy đã hô hào dân làng
mang tre xoan ra chống chõi đề phòng gió bão đổ trường.
Bọn học trò chúng tôi lúc ấy hăng hái lắm. Người lớn trèo lên mái
chằng buộc, đóng cọc, chăng dây. Học trò từng tốp vào làng xin tre. Những cây
tre to chúng tôi phải hai đứa mỗi đứa một đầu khênh.
Mệt, nhưng mà rất vui.
Đối với trẻ con đôi khi có những tai họa chúng tôi tham gia vào như
một trò vui, vì chưa ý thức hết được mối hiểm nguy. Cái chính do đầu óc thơ
ngây chưa nghĩ đến, hoặc không quan tâm đến sự thua thiệt, được mất bản thân.
Lần ấy, không nhớ có đứa bạn nào khích bác, thách thức, tôi vác
luôn cả hai cây sào phơi bánh đa của nhà mình ra để chống lụt cho trường. Mẹ
tôi mắng tôi một trận nên thân, suýt nữa bà còn cho tôi mấy roi nếu hôm ấy bố
tôi vắng nhà. Bố tôi bảo:
- Con sốt sắng với sự học như vậy là tốt, bố rất mừng. Nhưng cần
cây que để góp với chúng bạn, nhà mình không thiếu. Cả rặng tre sau nhà cần mấy
cây mà không được? Sao lại lấy sào phơi bánh của mẹ con?
Thấy bố nói thế, tôi toan bảo không nhờ được người chặt tre trong
lúc cả làng bấn lên như thế này. Con chưa đủ sức tự mình chặt được.. Song lại
thôi. Dù sao bố tôi cũng đã cảm thông, không quở phạt là may rồi.
Chúng tôi chỉ học nhờ trong đình có mấy ngày nước to. Những ngày
ấy không thể nào quên. Bài giảng ngữ văn Thày giáo thêm vào chương trình về
lịch sử và ý nghĩa ngôi đình. Chúng tôi biết thêm những chuyện mới chỉ lần đầu
được nghe.
Không biết thày tìm hiểu ở đâu những câu chuyện, tình tiết đình
làng tôi ngay cả người làng nhiều người chưa một lần nghe nói?
Bố tôi bảo: “ Đời người ngắn ngủi, không ai biết hết được mọi
điều. Nhờ có sử sách ghi lại người đời sau mới biết được khi chưa có mình đã
xảy ra những sự việc gì. Thày giáo là người ham đọc sách, tất nhiên thầy biết.
Con phải noi gương, chịu khó mà học hỏi, sau này mới ra người hiểu biết, có ích
cho đời!”
Chính nhờ câu chuyện của thầy, bọn trò chúng tôi thấy đình làng
thật thiêng liêng. Không đứa nào dám trèo leo, đi lại tùy tiện, nói năng bậy bạ
ở nơi thờ phụng trong đình.
Học trò vốn hay nghịch ngợm, hay vẽ bậy lên các bức tường, Nhưng
ở đình tuyệt nhiên không đứa nào dám. Duy nhất có một lần thằng Mão trèo lên
mái tam quan bắt tổ chim sẻ bị thầy phạt đứng úp mặt vào tường. Thày chỉ phạt
nó mười lăm phút, không hiểu sao nó về ốm vật vã mấy ngày, sốt phát sảng. Bố nó
phải làm lễ tạ ngoài đình mới khỏi.
Ai cũng bảo: “ chỗ thiêng liêng phạm vào bị các ngài hành cho như
thế còn là nhẹ!”.
Sau này có ý nghĩ hay ám ảnh tôi: Hình như có một thế lực siêu
nhiên nào đó, đình làng mới tồn tại đến ngày nay. Nhất là sau ngày hòa bình,
không biết bao nhiêu đình chùa bị phá bỏ hay biến thành sân kho hợp tác? Đình
làng tôi vẫn không hề bị một lần xâm phạm.
Ông Tú Ất can ngăn dân làng ngày tiêu thổ kháng chiến đã đành.
Dân làng dẫu sao cũng con dân Nước Việt, dòng giống Âu Lạc không ai muốn xúc
phạm nơi thờ tự thiêng liêng.
Đến cả khi quân Pháp tràn về chưa kịp xây đồn cũng không dám đóng
quân trong đình.
Người già kể lại chúng chỉ ở trong đình mỗi một đêm, hôm sau phải
tức tốc chuyển ra cánh đồng dựng trại. Đêm hôm đó tự dưng trời nổi cơn dông
bão, cát bụi bay mù mịt, thổi tắt hết đèn đuốc. Thằng quan hai bị một mảnh ngói
rơi trúng đầu, máu chảy tràn xuống mắt, không nom thấy gì. Hắn hốt hoảng bỏ
chạy ra ngoài. Gần sáng cơn mưa mới tạnh. Đám lính tìm thấy hắn nằm co ro ngoài
gốc cây gạo, thở thoi thóp..
Từ đó về sau, không lần nào hắn dám bước chân tới cửa đình nữa.
Những câu chuyện thêm thắt, tô vẽ sau này bọn lính đồn nghe càng
hoảng sợ. Có đi càn quét đâu đó ngang qua chúng cũng không dám dừng lại trước
cổng đình.
Tôi vẫn chưa quên câu chuyện trong đình có con rắn thần. Đêm hôm
bọn lính đóng ở đó rắn thần xuất hiện. Cái lưỡi đỏ như lửa của rắn thần táp một
cái là một mạng người. Những kẻ khác nom thấy cứng lưỡi, sợ đến nỗi sáng hôm
sau điểm binh thiếu mất mấy người cũng không dám kể lại.
Đâu phải câu chuyện nào cũng có thể tùy tiện nói ra? Bọn lính dù
có vô học, thô lỗ hay sàm sỡ chắc cũng phải biết điều này?
2.
3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét