Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Trích TT


…Một buổi sáng mùa thu năm Giáp Ngọ, có một chàng trai xuôi bờ sông Lư. Chàng mang dưới chân đôi dép cao su, đầu đội mũ cát như phần đông thanh niên học sinh thời đó. Một chiếc tay nải mang trên vai, bên trong duy nhất bộ quần áo cũ. Túi ngực chiếc bút PawcsKe, loại tốt nhất thời đại của chàng.
Chàng qua những bãi ngô non xanh mướt, qua những bến đò đông người nhộn nhịp. Chỉ có đò ngang, không đò dọc, trong lúc chàng lại muốn xuôi dòng. Nên chẳng có chuyến nào dành cho chàng!
         Có lúc dáng mảnh khảnh của chàng mất hút sau những rặng tre xanh, đồi cọ le lói nắng sớm mai, sau những ngôi đình đỏ ánh cờ bay treo trên những cành cây cao. Qua những mít tinh, hội hè rầm rầm, rộ rộ  suốt đêm ngày sau chiến thắng Điện Biên.
Làng xóm nơi nơi như lên cơn sốt bởi những bài ca bất hủ. Nào “Giải phóng Điện Biên”, “Qua miền Tây Bắc”, rồi “Kết đoàn là sức mạnh”, trường ca “Sông Lô”. Khắp nơi tưng bừng tiếng thanh la, não bạt, hừng hực khí thế “Đoàn kết đấu tranh”.
Các loại biểu ngữ chăng dọc đường viết bằng vôi lên những thúng mủng, nong nia treo hai bên đường. Những tấm ván thôi được bào lại qua loa, cánh cửa bức bàn, thậm chí bằng cả nhiều tấm ván ghép lại.
Lần đầu tiên người ta được biết “Văn hóa khẩu hiệu”, phong phú và tiềm tàng như thế nào?
 Bất kể thứ vật liệu nào có thể viết hoặc vẽ lên được đều nhất nhất thành khẩu hiệu. Những bức tường đổ, bức vách nhà dân, chỗ nào cũng thấy, đủ loại kiểu chữ to nhỏ, lớn bé khác nhau..Những nét chữ cong queo ngoằn ngèo của những bàn tay chưa quen bút..
Từng đoàn thiếu niên nhi đồng rồng rắn diễu qua những làng quê vang lừng trống ếch. Chúng vừa đi vừa ca vang những bài ca cách mạng mới được học, sai rất nhiều chỗ và không cần giai điệu, rồi hô khẩu hiệu rinh trời..
Cuộc sống mới mẻ chưa đủ chiều sâu, nhưng phủ toàn diện rộng theo yêu cầu của thời kỳ mới.
Người ta buộc phải thay đổi nhiều ý nghĩ, thói quen tư tưởng ngàn xưa tới giờ để hòa nhập cuộc sống mới. Một cuộc sống mà người ta tin tưởng sẽ vô cùng tốt đẹp, chưa từng có bao giờ!
Chàng đi qua những khu đất rộng, ở đó có hàng tăm người gánh đất đổ thành cái nền đất thật cao. Chắc chắn không phải để dựng nhà vì nó rất rộng. Cũng có chỗ tre gỗ được chôn xuống mặt đất, bắc những chiếc xà cao chừng hơn một mét, lát ván như kiểu sân khấu ngoài trời. Những chỗ này sẵn vật liệu, nên đài cao không đổ bằng đất, hoặc đất khó đổ.
Gần như nơi nào chàng đi qua cũng có một kiểu “sân khấu” lộ thiên như thế. Hẳn là sắp diễn ra trò gì đấy giống nhau, đồng loạt ở nhiều nơi?

Những người tham gia công việc vẻ mặt phấn khích, nhưng vẫn nghiêm nghị, không thể đoán biết họ đang chuẩn bị việc gì đấy rất trọng đại..
Tại sao nét mặt chàng lại lo lắng đăm chiêu, chả hòa hợp gì với khung cảnh xung quanh, dọc hai bên đường chàng đang qua?
Có phải đường dài mệt nhọc, đói và khát gây nên trạng thái tâm lý và nét mặt chàng như thế?
Hoàn toàn không. Từ sáng tới giờ chàng chỉ ăn duy nhất nắm xôi ngô mua trước cổng thành nhà Mạc. Tới giờ vẫn hưa thấy đói. Của nếp no lâu, hay tam trí chàng đang bấn rộn việc nào khác, không để ý đến chuyện đói và khát lúc này?
Những con đường mòn, có chỗ băng qua rừng cây gai góc, những con dốc thật dài nhưng là con đường ngắn nhất.
Nếu cứ men theo đường Quốc lộ thì phải mất thêm một ngày nữa đi đường. Khi người ta chẳng có phương tiện gì ngoài đôi chân của mình thì đường quốc lộ cũng chẳng cần và chẳng có ý nghĩa và không nên đi.
Từ đây về quê nhất thiết phải men theo bờ sông, nhưng không là phải cứ men theo một bên tả hay hữu.
Có chỗ phải qua đò, rồi lại sang đò.
Hướng đi không thay đổi, nhưng vì địa hình núi non, con đường cứ vắt qua vắt lại như thế.
Chàng càng đi càng thấy con đường như càng xa, mãi chưa tới đích! Có lẽ cần nửa ngày nữa mới về đến quê nhà. Thấm thía nỗi cơ cực thứ hai của đời người: “thứ nhì đi bộ..”

Chiều hôm qua thầy hiệu trưởng gọi chàng lên phòng ban giám hiệu nhà trường. Vẻ ái ngại của thầy làm chàng lo lắng, chưa biết đã xảy ra chuyện gì? Chàng không làm việc gì sai, hàng năm lại là học sinh giỏi, học sinh “tiên tiến”, chẳng lẽ có việc gì bị khiển trách? Chàng cố nhớ lại tất cả sự việc mới gần đây xem vướng mắc chỗ nào? Tuyệt nhiên không có chuyện gì để nhà trường khiển trách hay kỷ luật?
Thầy hiệu trưởng rót cho cậu học trò chén nước rồi hỏi:
- Từ đây về dưới quê em khoảng bao nhiêu cây?
- Dạ thưa, khoảng hơn trăm cây ạ?
- Em đã đi một mình bao giờ chưa?
- Thưa không ạ!
Thầy có vẻ cân nhắc, lúc sau mới nói:
- Nếu đi một mình em có biết đường về làng không? Vừa thi xong các thầy các cô đang bận chấm bài, không có người để đưa em về, em nghĩ thế nào?
Chàng nghĩ có lẽ thầy quan tâm đến mình. Năm vừa rồi mình đạt danh hiệu học sinh giỏi nên được thầy chiếu cố cho về quê nghỉ hè không phải ở lại lao động tu bổ trường như các bạn khác..?
- Không biết có chuyện gì? Nhưng ở địa phương em người ta yêu cầu em phải có mặt trong ba ngày nữa. Nhà trường bây giờ không có người đưa em đi được. Em về xem gia đình ở trên này có ai đưa mình đi được không?
Thầy đưa cho chàng một tờ giấy đánh máy có đóng dấu đỏ phía cuối trang. Lần đầu tiên trong đời, chàng nhân được một tờ giấy kiểu như vậy! Đó là giấy triệu tập khẩn cấp của Ủy ban hành chính xã gửi từ dưới quê lên, nội dung không nói rõ vì chuyện gì, nhưng không thể vắng mặt, quá thời gian trên bản thân người nhận giấy này phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước”!
Nét mặt chàng biến sắc.
Chưa biết là chuyện gì, nhưng chắc chắn không phải là một chuyện lành!
Thầy an ủi những gì, lúc ấy chàng nghe không rõ vì choáng váng và quá bất ngờ.
Một chàng trai mười bảy tuổi thì đây là một sự kiện ghê gớm, nghiêm trọng, không bình thường được nữa rồi! Làm sao chàng có thể bình tĩnh, thản nhiên? Thầy Sản là người chàng nhớ đến đầu tiên vì nghĩ là thầy có thể giải thích cho chàng việc này. Nhưng thầy ấy đã du học Trung Quốc cách nay mấy tháng rồi.
Chàng định hỏi thầy hiệu trưởng, nghĩ lại, lại thôi.
Bóng chàng thất thểu ra khỏi phòng ban giám hiệu. Thầy hiệu trưởng ái ngại nhìn theo.. Chính thầy cũng đâu có biết là chuyện gì đang xảy ra?

**

( Còn nữa..)

LỜI THỀ ĐƯỢC THỰC HIỆN


Một người Gabrovo bị ốm. Nhiều ngày không rời khỏi giường. Một hôm, thu hết sức lực, anh ta đứng lên, quỳ gối trước bàn thờ cầu nguyện và đưa ra lời thề:
- Chúa ơi! Nếu ơn Người, con khỏi bệnh, con sẽ bán con ngựa và mua toàn bộ nến cúng.
Ít lâu sau, anh ta khỏi bệnh. Cần phải thực hiện lời thề nguyền. Anh ta nghĩ mãi, nghĩ mãi và đã nghĩ ra: Anh ta đặt con gà mái vào trong cái bao, cầm cương dắt con ngựa thiến và đi ra chợ.
- Tôi bán con ngựa 2 leva ! – Anh ta rao – Con ngựa giá 2 leva!
Dân chúng xúm lại. Bao nhiêu người sửng sốt trước giá rẻ bất ngờ.
- Tôi bán con ngựa này kèm với con gà mái, con gà mái giá 200 leva – Anh chàng Gabrovo nói thêm.
Sau khi bán con gà và con ngựa, anh ta vào nhà thờ và hiến số tiền mua nến 2 le va, bằng tiền bán con ngựa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: