NHỮNG NGƯỜI LÍNH THẦM LẶNG TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
2. Những người lính thầm lặng khác hiện đang làm nhiệm vụ của họ tít đảo xa. Mỗi người một công việc. Cũng có thể coi họ đang làm việc mưu sinh. Nhưng mỗi công việc họ làm ở đây, trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
Giữa mênh mông trời nước, mọc lên những kiến trúc như thế này. Người trên bờ thấy đã quá tù túng, nhưng với lính đảo là đã thiên đường.
Chỗ cọc lô nhô kia là vết tích còn lại của nhà cao chân, hay còn gọi là nhà cao cẳng. Nghĩa là lính công binh đổ những cái cọc mỏng manh thế kia xuống đáy biển và dựng nhà lên trên. Lính phòng thủ Hải quân đóng trên đó. Quá thiếu thốn phải không?! Nhớ hồi 1983, ra Cam ranh thấy một số Ponton nhỏ bé, được che bằng những mái vòm cũng bằng tôn nóng kinh khủng. Trên đó có một số bộ đội ở. Nghe nói các chú ở đó vài tháng cho quen rồi kéo ra Trường sa neo tại các bãi cạn để xác lập chủ quyền của Việt nam. Không rõ có cái nào bị gió bão cuốn đi không.
Những chiếc xuồng cao tốc bé nhỏ là phương tiện giao thông giữa đảo với tàu, hay giữa các điểm đảo với nhau ( dĩ nhiên chỉ giữa vài điểm gần nhau thôi ), vừa là phương tiện để các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ, khẳng định chủ quyền của Việt nam trên những vùng biển mênh mông.
Đây là cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại điểm đảo Đá tây A. Cơ sở này giúp cho bà con ngư dân bám biển trên một vùng rộng lớn của quần đảo Trường sa rất hữu hiệu. Chủ quyền là đây chứ đâu. Thực chất họ cũng là những chiến sĩ.
Những chiến sĩ áo xanh da trời này đang phục vụ tại một trạm radar trên đảo Nam yết, canh giữ một phần vùng trời quần đảo. Có mấy ai biết đến sự hiện diện của những người lính này. Mình tới chỗ anh em này là do ở cùng phòng có ba sĩ quan Phòng không – Không quân. Họ rủ ra chỗ trạm lính bên tôi đóng đi, ít người biết và quan tâm đến họ lắm các anh ạ. Dù vậy, họ vẫn quyết tâm không để đất nước bất ngờ với những tình huống trên không.
Trên đảo Trường sa lớn cũng có một trạm radar và anh em cũng tâm sự như vậy. Trên đảo này còn có một tổ kiểm soát không lưu của không quân. Rất tiếc không gặp và chụp được ảnh với số anh em này.
Trên một góc đảo Phan Vinh, mình cứ tự thắc mắc sao các chú lính này lại có thể hình đồng đều và nổi trội so với phần lớn anh em chiến sĩ khác?! Các em cũng rất có ý thức giữ mồm giữ miệng, nhưng mình cũng hiểu đây là một phân đội chiến đấu từ trong đất liền ra luyện tập những phương án oánh nhau để đối phó với kẻ thù trong mọi tình huống cần thiết. Rất cảm phục những chiến sĩ trẻ măng này!
Người chiến sĩ này lặng lẽ canh gác ở cuối phía tây đảo Nam yết, gần khu mộ táng các chiến sĩ hy sinh chưa chuyển về được đất liền.
Một hộ dân trên đảo Sinh tồn.
Chào bác đi con.
Cháu bé, cư dân rất đáng yêu của đảo.
Cô cháu oánh điện tử thi trên đảo Trường sa lớn.
Chị em Hải quân nhí, hoành tráng phết! He he he…
Phụ nữ đảo Trường sa lớn đón khách từ đất liền thăm đảo.
Nắn từng nét chữ cho các con. Người thầy này cũng là chiến sĩ.
He he… phưỡn bụng trước Ủy ban Nhân dân huyện Trường sa
Suýt quên hình ảnh đội dân quân trên đảo Sinh tồn. Người thứ hai bên phải là trung tướng Phí Quốc Tuấn, tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội trao đổi, hỏi chuyện anh em.
UBND xã Sinh tồn. Quả này thì không phưỡn bụng. Góc bên trái là lớp học của các cháu. Trước sân UB là sân với đồ chơi cho bọn nhỏ.
Chùa trên đảo Sinh tồn
Nhà văn hóa trên đảo Sinh tồn
Chùa Trường sa lớn.
Trường mới xây xong.
Người gác đèn biển trên đảo Trường sa lớn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét