Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

NÊN HIỂU „NHẪN“ THẾ NÀO CHO PHẢI



Trần Đình - Berlin 

 
LXQ.ORG : Trần Đình là người nhiều năm sống và học tập ở TQnên khá thông tuệ Hán Văn. Mấy năm trước ông đã gửi chúng tôi bài viết theo chủ đê nay đã được đi trên lxq.o. Mới đây sau chuyến du lịch tới TQ, trở về ông viết bổ xung nhữn ý nghĩ mới qua cái nhìn thu lượm được, bằng bài viết này.
Đây là nhưng quan điểm, văn phong riêng của tác giả Trần Đình.
Mời các bạn thưởng thức !
xxx 
Nhẫn một thời, gió yên biển lặng,
Lui một bước, biển rộng trời cao.
Nhất nhẫn thắng vạn nan.
Bạn tôi là Đỗ Phúc, tính tình nhỏ nhẹ, khiêm nhường. Gia đình bạn chuyển đến căn hộ mới. Không biết nghe theo lời khuyên của „Thầy“ nào mà anh gọi điện cho tôi khẩn khoản: Bác viết giúp em „vài“ chữ „NHẪN“ bằng chữ NHO có kèm theo chú thích đúng nghĩa để em tham khảo và xem sẽ chọn chữ nào, thuê viết thành „ Tự“ rồi treo nơi trang trọng trong căn hộ mới!( Tôi hiểu theo ý bạn : có kiên nhẫn, có nhẫn nhục , có nhẫn nại, có nhẫn tâm…vậy chữ nhẫn nào là „ Nhất nhẫn thắng vạn nan“ ? ) . Chú em tha thiết : Nhất định bác phải giải thích rõ ý nào theo NHO, ý nào theo KHỔNG…để em còn chọn!
Thưa bạn, sẽ rất dài dòng nếu phải nói cho cặn kẽ, nhưng ngắn gọn. Tôi xin thưa:Chữ nhẫn nào ( hiểu theo ý nghĩa của bạn ở trên) thì người TQ và cả các cụ Nho học của VN ta xưa nay, từ đời LÃO-KHỔNG đến giờ đều cũng chỉ có một kiểu viết như hiện nay.
( Trong tiếng Việt có một chữ “ nhẫn“ nữa , chỉ chiếc nhẫn đeo tay, nhưng nghĩa của chữ nhẫn này khác hẳn nên dù có đồng âm, giống chữ trong tiếng Việt nhưng với chữ Hán thì không thể có sự lẫn lộn nào về âm, nghĩa và cả cách viết ).
Người Trung Hoa viết chữ tượng hình . Chữ NHẪN gồm hai chữ ghép lại ; chữtrên là chữ ĐAO (con dao), có thêm nét chặn ( cái lưỡi dao) và chữ dưới là chữ TÂM (trái tim, tâm can).
Con dao Cái lưỡi dao Tâm, can Chữ Nhẫn
Khi con dao treo lơ lửng trên quả tim, chỉ cần hoặc con dao, hoặc tâm can có sự đung đưa, cựa quậy chao đảo …là máu chảy, đời tàn!
Chính cái hình ảnh dao cứa này bắt người ta phải lặng, phải tĩnh, nín thở và nhu. Ý nghĩa sâu xa của chữ Nhẫn là nằm ở cái đế : chữ TÂM ấy.
Trong quan niệm của các nhà Nho học xưa, chữ Nhẫn như một lời dăn dạy, như một nguyên lý, phép tắc sống coi trọng sự kiên nhẫn chịu đựng mà đời người phải tâm niệm , rèn luyện nếu muốn tồn tại, không tổn thất và mau mắn thành đạt.
Người ta viết ra giấy điều, khắc, in, sơn son thếp vàng chữ „ Nhẫn“ treo khắp nơi trong nhà để thờ phụng, chiêm ngưỡng và dạy đời, răn mình . Trong các sách phật giáo hoặc trong các nhà chùa Việt Nam thấy có bày bán cả tranh, sách diễn đạt chữ „Nhẫn“ theo thơ lục bát để giúp dễ dạy, dễ nhớ!
Qua rồi cái thời lùi một bước ?
Tại Trung Quốc, tôi đã có dịp đọc qua một số sách cổ , sách Phật; có đến thăm vãn những thắng cảnh, chùa chiền đến miếu như Thiếu Lâm tự, đền thờ Khổng Tử hay các thắng cảnh Phật giáo như đền thờ Tam Tạng Pháp sư… cũng từng vào thăm nhà ở, nơi hội họp học tâp của các bạn bè người Trung Quốc . Tôi cảm nhận bản thân người „Tầu“ hiện nay không nhấn mạnh lý lẽ „Nhẫn“ trong đời sống ( tôi không thấy ở đâu có treo chữ NHẪN với ý tứ để rèn luyện, tu dưỡng hay tâm niệm! ).
Một bộ phận lớn lớp người trẻ tuổi cho rằng, chữ nhẫn thiên về LÃO vì nó NHU-NHỤC .
Người TQ hiện đại, thực dụng. Họ không quá cường điệu tình cảnh mạo hiểm „ Đầu treo sợi tóc“ „Đu đưa trên dây“ như quan niệm-con dao kề cổ xưa cũ và cũng thấy không cần phải quá khép nép nhu nhường vì mặc cảm thua thiệt, nghèo hèn, tha phương ăn nhờ ở đậu xứ người như tình cảnh ông cha họ trước đây (nhất là trong giao tiếp đối ngoại, quốc tế)
Khía cạnh NHO-KHỔNG của chữ“ Nhẫn“ theo tính cách„Tầu“ hiện nay còn lại là nằm ẩn trong sự im nhịn, nuốt chữ „Nhẫn“ vào trong (tâm can) để chờ thời, đợi dịp rồi một mai toan tính ân oán, cựu thù ( đây là ẩn ý rất xấu của từ „ Nhẫn“, mà các học giả Đông Tây coi là sự „ Thâm“ của Nho học, là cái cần phê phán của tư tưởng cổ hủ Trung Hoa ).
Mươi, hai mươi năm lại đây, Trung Quốc phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội. Mọi thành tựu khoa học mà loài người đạt được, nền khoa học của Trung Quốc đã tiến kịp. Nhiều thành quả khoa học cao siêu của người TQ, làm thế giới kinh ngạc. Tự tay người TQ đã có thể sản xuất ra tất cả những sản phẩm đạt chuẩn mà Âu Mỹ đã làm ra. Những vùng đất, lãnh thổ xưa người TQ ly tán bám gửi nay họ ăn sâu, bám rễ và khuếch trương thế lực thành các ChinaTown, những tập đoàn kinh tế giầu mạnh và là đội quân thứ 5 của Đại lục… Hình như, cái thời mà người TQ tỏ ra khiêm nhừơng, „ Nhẫn“ nhịn đã qua! Cái cách cúi đầu, chắp tay đi lùi xưa kia bây giờ đã hiếm gặp trong những dịp giao tiếp giữa Trung Quốc với Quốc tế!
Tiếp xúc với người Trung Quốc, nghe những tuyên bố trước công luận của giới lãnh đạo người ta rất dễ nhận ra giọng điệu của họ tự tin, kiêu ngạo hơn (cao giọng thách thức nước lớn – quát Mỹ câm miệng, mắng Nhật cút xéo !) ngạo mạn, lấn hiếp đối với các nước nhỏ đặc biệt trước những vấn đề tranh chấp, đáng ra cần thiết phải có sự thương lượng, lắng nghe nhau ( bành chướng lấn chiếm lãnh thổ theo cách hùng hổ súng đạn, cũng có khi theo cách tiểu nhân như bê vần cột mốc biên giới; dùng thủ đoạn mua chuộc, vứt tiền mua đứt bọn nội gian ; hoặc cậy thế nước lớn, lấy thịt đè người, tát cho bài học!...) .
Khổng giáo cương ngạo đang thắng thế ở TQ, cái cách „Nhẫn“ nhịn của „Nho“ đã dần xa lạ hoặc phải biến dạng để thích nghi. Thời nay, nếu vẫn muốn lấy „ NHẪN“ làm một tiêu chuẩn sống theo tư duy kiểu Trung Hoa xưa hoặc nhập tâm „ NHẪN“ theo cách nhà chùa ở VN hiện nay, tôi nghĩ sẽ là cũ, bị ngộ nhận thành „NHU“ „HÈN“…
Việt nam trong lịch sử, bị ảnh hưởng rất lớn bởi những tư duy Nho giáo kiểu Trung Hoa , và cách chúng ta học hỏi theo trào lưu mà không tìm hiểu về sự biến thái của chính cái nơi phát sinh ra tư tưởng của họ , chúng ta hiểu „ NHẪN“ chỉ là bình tĩnh, nhún nhường hay chỉ chịu đựng, lấy thư thái dĩ hòa làm trọng thì e, với thực tế Trung Quốc hiện nay, sẽ là mất cảnh giác.
Tôi mạnh dạn khuyên bạn tôi không treo chữ „ Nhẫn“ trong nhà mà gợi ý bạn chọn câu tự : „ NINH TĨNH TRÍ VIỄN“ âu cũng rất hợp với tâm nguyện „ Bình tĩnh an lặng, nhìn xa trông rộng“ gần với nếp sống thường ngày của gia đình bạn và chắc với người Việt, nó vẫn là ứng sử thích hợp vì ngày nay đâu chỉ có Nhẫn (thư thái dĩ hòa) mà còn phải đua tranh hướng tới, can đảm giữ gìn bản sắc, chủ quyền nữa.
( Trần-Đình- Berlin-Tháng 9-2012. Viết sau chuyến thăm đền thờ Khổng Tử tại cố đô Nam-Kinh )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: