Viettel thua thầu tại Miến Điện
Miến Điện trao hợp đồng viễn thông cho hai công ty Telenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar, trong khi công ty Viettel của Việt Nam thua thầu.
Các hợp đồng này sẽ mở ra cơ hội kinh doanh trong thị trường điện thoại di động gần như chưa ai đụng đến của Miến Điện.
Hiện nay mới chỉ có 9% dân số 60 triệu người ở nước này sở hữu điện thoại di động.
11 hãng nước ngoài đã lọt vào danh sách đấu thầu nhằm chọn công ty xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông.
11 hãng nước ngoài đã lọt vào danh sách đấu thầu nhằm chọn công ty xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông.
Các công ty được cho là có ưu thế cạnh tranh mạnh là Singtel và Bharti Airtel, cũng như tập đoàn Digicel có sự tham gia của mốt trong những người giàu nhất Miến Điện, ông Serge Pun, và tỷ phú George Soros.
Được biết công ty Viettel cũng đã chờ đợi cơ hội kinh doanh điện thoại di động ở Miến Điện (Myanmar) nhiều năm.
Vai trò quan trọng
Hai công ty thắng thầu sẽ cung cấp dịch vụ điện thoại cho 75% đất nước trong vòng 5 năm tới và dịch vụ dữ liệu cho 50% quốc gia,
Hiện tại không có nhiều người có khả năng tài chính để mua điện thoại di động và trả cước phí.
Giám đốc Telenor Asia, ông Sigve Brekke, nói: “Chúng tôi nóng lòng muốn được hợp tác với chính phủ và người dân Myanmar nhằm phát triển ngành viễn thông trong nước, vốn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở nơi đây”.
Cả Telenor và Ooredoo đều không cung cấp chi tiết về gói thầu của mình cũng như số tiền mà họ sẽ đầu tư để thiết lập hệ thống -iện thoại di động trong toàn quốc.
Tuy nhiên, một nhà thầu nói phải cần trên 2 tỷ đôla để xây dựng hệ thống di động tại Miến Điện, trong khi Digicel cho hay sẵn sàng đầu tư 6 tỷ đôla nếu thắng thầu.
Chính phủ Miến Điện nói sẽ hoàn tất giấy phép thời hạn 15 năm vào tháng Chín tới, và các công ty sẽ phải cung cấp dịch vụ trong vòng chín tháng.
Quá trình mở cửa ngành viễn thông của Miến Điện còn phải trông chờ vào Luật Viễn thông, hiện chưa được Quốc hội thông qua.
Các hãng Telecom-Orange của Pháp và Marubeni của Nhật Bản được chọn là phương án thứ hai nếu như các công ty đã thắng thầu không đáp đứng được tiêu chuẩn.
Giới quan sát nói quá trình cấp giấy phép là chỉ dấu cho thành công của chương trình cải tổ kinh tế ở Miến Điện.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét