7 công trình Xô Viết chết yểu
Những công trình hoành tráng cao hàng trăm mét trên bản vẽ thời Xô Viết nhiều khi có kết cục thực tế là những tòa nhà cao vài tầng, với công năng sử dụng hoàn toàn khác.
> Cửa hàng bách hóa Moscow thời Liên Xô
|
Cung điện Xô Viết, với chiều cao dự kiến là 420 m (tức cao hơn Tòa nhà Empire State của Mỹ 40 m) với bức tượng Lenin trên đỉnh là dự án lớn nhất dự định triển khai ở thủ đô Moscow thời Xô Viết trong những năm 1930, 1940. |
|
Dự án đã không bao giờ được khởi công, và vào năm 1959, người ta quyết định sử dụng cấu trúc móng của nó làm nền cho bể bơi ngoài trời Moscow. Ngày nay, Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế được xây dựng để thay thế cho một nhà thờ từng bị phá bỏ dọn đường cho Cung điện Xô Viết. |
|
Năm 1947, Hội đồng các Bộ trưởng Liên Xô đã quyết định xây 8 tòa nhà chọc trời ở Moscow. 7 tòa đã được xây dựng, nhưng công trình thứ 8 ở khu vực Zaryadye đã bị bỏ dở từ giai đoạn đầu. Khu vực đó được dùng để xây khách sạn Rossiya. |
|
Những năm 1930, một cuộc đấu thầu được đưa ra đối với thiết kế tổ hợp các tòa nhà Dân ủy Công nghiệp Nặng. Nếu dự án được triển khai, Quảng trường Đỏ đã có thể rộng hơn, bởi một khu mua sắm sẽ bị phá bỏ. |
|
Khi dự án bị hủy, khu mua sắm được tái xây dựng và trở thành khu bách hóa tổng hợpmà người ta thường biết đến với tên GUM ngày nay. |
|
Năm 1930, một Nhà Sách chứa các nhà xuất bản và một hiệu sách lớn chuẩn bị được xây dựng trên phố Orlikov. |
|
Phần một của dự án được xây dựng dọc phố đến năm 1933, nhưng giai đoạn hai đã không được tiến hành. Thiết kế bị xét lại bởi công trình bắt đầu bị nghiêng về phía một ngôi trường. Trong ảnh là một phần Nhà Sách trong thiết kế trên thực tế. |
|
Những năm 1920, El Lissitzky, họa sĩ, kiến trúc sư, đồng thời là nhà lý thuyết nghệ thuật đề xuất xây dựng những tòa nhà chọc trời song song trên quảng trường Trubnaya. |
|
Ngày nay, một trung tâm thương mại hiện đại nhìn ra quảng trường thay vì những "nhà chọc trời song song". |
|
Năm 1927, giới chức muốn xây một trụ sở mới của báo Izvestia ở quảng trường Pushkinskaya. Tất cả các kiến trúc sư tham gia đều đề xuất giải pháp là tòa nhà cao chọc trời. |
|
Nhưng cuối cùng, công trình trong ảnh là kết quả xây dựng trên thực tế. |
|
Năm 1934, Hội đồng Ủy viên Nhân dân Xô Viết ra lệnh di dời Viện Hàn lâm Khoa học từ Leningrad tới Moscow. Một địa điểm gần cầu Krymsky được chọn làm nơi xây dựng. |
|
Tuy nhiên, 7 năm sau đó, việc xây dựng bị đình chỉ do chiến tranh. Đến cuối những năm 1960, giới chức quyết định nơi này sẽ là một công viên nghệ thuật và một khu phức hợp triển lãm mới. |
Trọng Giáp (Ảnh: RIA Novosti)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét