Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Sự Thật thường không mấy THÚ VỊ!


facts-not-fiction
1
Adriana Caselotti – diễn viên lồng tiếng cho phim “Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn” do Disney sản xuất năm 1937 không hề biết rằng mình được Walt Disney trực tiếp thuê để lồng tiếng cho nhân vật Bạch Tuyết.  Vào một buổi phỏng vấn năm 1993, bà đã tâm sự rằng mình được trả thù lao là 970 USD để tới studio và đọc lời thoại và thu âm bài hát, nhân viên nói với bà ấy rằng đấy chỉ là một dự án phim ngắn thời lượng khoảng 10-12 phút, và họ đã giấu việc này rất tốt, cho tới tận buổi chiếu ra mắt bộ phim, Adriana Caselotti mới biết được sự thật. Giọng của Adriana Caselotti được miêu tả là “trẻ mãi không già, thân thiện, tự nhiên và trong trắng”, bà đã vượt qua hơn 150 ứng cử viên khác để giành được vai diễn Bạch Tuyết. Sau khi phim kết thúc, một số người đã liên hệ bà để thu âm cho các chương trình trên radio của họ thì Walt Disney đã từ chối và nói “Tôi xin lỗi, giọng nói đó không được phép sử dụng ở bất cứ đâu nữa, tôi không muốn phá hỏng ảo ảnh đẹp đẽ của Bạch Tuyết.”, chính vì thế nên có một vài tin tức cho rằng Walt Disney khi ký hợp đồng với Adriana Caselotti đã đưa ra điều khoản rằng Adriana Caselotti không được phép để giọng mình được phát trên radio, hay các phương tiện khác.

2
Qua các vụ rớt máy bay gần đây thì các bạn rất là hoảng đúng không? Nhưng thực tế thì tỷ lệ tử vong khi đi máy bay là 1 : 1,000,000, thậm chí khả năng bạn chết ngay lúc này đây có lẽ còn cao hơn khi đi máy bay. Và để so sánh: tỷ lệ chết khi đi xe hơi là 1: 5,000. Có 2 lý do vì sao máy bay nghe có vẻ nguy hiểm hơn: 1. Tai nạn máy bay hiếm tới mức mỗi khi có tai nạn là đều đăng báo. Tưởng tượng nếu toàn bộ các trường hợp tử vong do xe máy và xe hơi trên thế giới đều được đăng báo, lúc đó đố bạn dám ra khỏi nhà. 2. Bạn ảo tưởng rằng bạn đang “tự điều khiển vận mệnh” khi tự lái xe. Đúng là lái xe cẩn thận thì tỷ lệ tai nạn sẽ thấp hơn, nhưng bạn sẽ không bao giờ đạt tới mức an toàn của máy bay. Thế nên nếu bạn hay người thân sắp bay thì hãy cứ yên tâm nhé
3Masabumi Hosono, công chức 42 tuổi ở Tokyo, là hành khách người Nhật Bản duy nhất trên con tàu huyền thoại Titanic. Vào đêm định mệnh của con tàu này, Hosono đang say ngủ ở cabin hạng hai thì đột nhiên bị đánh thức bởi những tiếng gõ cửa dồn dập từ bên ngoài. Nhìn thấy pháo sáng phát tín hiệu khẩn cấp được bắn lên bầu trời không ngừng, ông không thể nào xua tan được cảm giác sợ hãi. Trong nhật ký của mình, ông kể lại: “Tôi đã cố gắng chuẩn bị cho giây phút cuối cùng của mình, nhưng trong tâm trí, tôi vẫn tìm kiếm và chờ đợi bất cứ cơ hội nào để tồn tại”. Khi một thủy thủ bên chiếc xuồng cứu sinh la lớn “Còn đủ chỗ cho hai người nữa!” thì Hosono nhìn thấy có một người đàn ông ngay lập tức nhảy vào. Lúc này, nghĩ tới vợ con thân yêu, ông chợt rất hoang mang. Hình ảnh người đàn ông nọ đã thôi thúc ông nắm bắt lấy cơ hội cuối cùng này.  Hosono đã được cứu sống trên xuồng cứu sinh số 13, nhưng khi quay trở về nhà, toàn nước Nhật lại vô cùng phẫn nộ với hành động trái với tinh thần samurai đó của ông. Hosono bị sa thải chức vụ, báo chí Nhật viết về ông là một kẻ hèn nhát, sách giáo khoa trích dẫn về ông như ví dụ điển hình cho kiểu hành vi đáng xấu hổ, một vị giáo sư lên án Hosono là kẻ vô đạo đức. Ngay cả công chúng Nhật Bản cũng khuyên ông hãy “Hara-Kiri” – Tức mổ bụng tự sát, để giữ thể diện của mình.  Masabumi Hosono mất vào năm 1939. Tuy không tự tử nhưng ông đã phải trải qua những tháng năm dài sống trong sự dằn vặt, chán nản và đau khổ của bản thân. Ông từng ước được ngược thời gian quay trở lại năm 1912, để có thể lựa chọn chết chìm cùng với con tàu Titanic.
April sưu tm
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: