Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Đọc sách, hay dở chưa bàn ở đây!


Tiểu thuyết
Nhật Tuấn
(Kỳ 1)
Thay lời nói đầu...
Vào dịp Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6 năm 1995, trả lời phỏng vấn về văn học Việt Nam thời đổi mới, nhà văn Nhật Tuấn đã phát biểu: “Mấy năm 1987-1991 là thời hoàng kim cuả tiểu thuyết Việt Nam. Thời đó giống như có một đứt gãy của lịch sử, khiến cho văn chương trong nước trào ra như dòng phún xuất thạch, hoặc nói theo ngôn ngữ đá banh, lúc đó trọng tài đang mải cãi nhau về luật bóng đá, tranh thủ thời cơ đó, các nhà văn tới tấp dẫn bóng lên làm bàn. “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma văn Kháng, “Thời xa vắng” của Lê Lựu, “Nỗi buồn chiến tranh “ của Bảo Ninh... và cuốn sách đang trong tay quý vị: “Đi về nơi hoang dã” của Nhật Tuấn là những trái bóng sút tung lưới đó. Tuy nhiên, khác với những cuốn kể trên đuợc làm rùm beng, báo chí đua nhau lăng xê, cuốn của Nhật Tuấn cứ lặng lẽ đi vào nguời đọc và lặng lẽ rơi vào im lặng. Vì sao vậy? Có lẽ nhà văn Trần Thanh Giao ở trong nước đã nói được đúng tình thế lúc đó: “Khen cuốn Đi về nơi hoang dã thì là dại, chê thì lại là ngu. Tốt hơn hết cứ nói là... chưa xem...”. Và thế là cả các nhà văn, các nhà phê bình, các nhà báo văn hóa văn nghệ đều chưa.... đọc như thế. Tại sao nguời ta “ngại” cuốn sách này đến thế? Chống Đảng, nói xấu lãnh tụ, chia rẽ dân tộc chăng? Chả phải! Biểu tượng hai mặt, muợn xưa nói nay, mượn súc vật xỏ xiên con người chăng? Cũng chả phải! Phân tích ra thì chẳng có tội gì mà ngại, nhưng càng đọc càng cứ... tức anh ách. Tại sao thế nhỉ? Ở những cuốn tiểu thuyết mang màu sắc phản kháng khác (Những thiên đường mù, Thời xa vắng, Ly thân...) các tác giả còn muốn tranh cãi, muốn triết luận với chủ nghĩa xã hội quanh các vấn đề cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, hòa bình và chiến tranh... “Đi về nơi hoang dã “ thì không - nó không đối diện, không hội luận, không trao đổi gì hết, nó cũng chẳng buồn nhắc tới cái chủ nghĩa ấy tới một lời - nó chỉ mô tả cuộc đời của những con người tiêu biểu ở trong đó, mô tả, miệt mài mô tả mà thôi. Hại thay, khi mô tả con người với với tấm lòng yêu thương thì tác giả lại tỏ ra khinh miệt, quay lưng không muốn tranh cãi, “không đáng để nói tới” những thế lực đã gây nên sự đày ải con người một cách kinh khiếp đến như thế.
Nho_mot_chieu_Tay_BacNăm con nguời bị đẩy vào miền hoang dã với nhiệm vụ chính trị cao nhất là tìm một con đường trên núi cao được vạch sẵn do Ban chỉ huy nằm ở mãi dưới đồng bằng và truyền lệnh hàng ngày qua cái máy vô tuyến điện. Cho dù ngay trên đường đi, vấp phải vách đá dài dằng dặc, con đường trên núi ngày càng tỏ ra được thiết kế sai tóet tòe loe, nhưng mọi ngưòi vẫn phải: “tuyệt đối tin tưởng ở cấp trên, thực địa có thể khác với bản thiết kế con đường, nhưng Ban chỉ huy không bao giờ sai...”. Vậy nhưng rồi tới cái ngày ngay cả ông tóan trưởng là nguời lãnh đạo cái đòan người đi trên núi này rồi cũng đã trắng mắt, cay đắng nhận ra rằng Ban chỉ huy đã sai trong chỉ đường vạch lối, vậy nhưng ông vẫn phải nhắm mắt tuân theo “mệnh lệnh là mệnh lệnh, tuyệt đối phải chấp hành, nhiệm vụ chính trị cao nhất của chúng ta trong lúc này là đi tới, đi tới....”, nhưng mà đi tới... đâu, đi tới cái đỉnh Hua Ca chỉ có trong tưởng tượng bằng bất cứ giá nào. Vậy là đã thành một chân lý “Ban chỉ huy không bao giờ sai”, đừng có tranh cãi, triết luận, hội thảo hội thiếc gì với cấp trên hết, nếu không thì sẽ thành thằng “phản động”. “Anh dám nói cấp trên là mù quáng hả? Anh quên mất phải tin tưởng tuyệt đối ở ban chỉ huy hả? Anh đứng trên lập trường giai cấp nào mà phát biểu vô tổ chức, vô kỷ luật vậy?”. Một khi vấn đề đã được đặt ra theo kiểu vậy thì “thua” rồi, cho dù có tuyên ngôn, hội thảo, hiến chương, “kết nối” gì cũng vô ích. Cả 5 con người đi trong đòan người thôi không còn tranh cãi, không còn dùng ngôn từ để “nghị luận” với cấp trên nữa, họ im lặng, im lặng nhưng không buông xuôi, họ triết luận với các lý thuyết gia của con đường, với ban chỉ huy bằng chính... cuộc đời thê thiết của họ.
Trước hết là ông toán trưởng, “suốt ngày câm nín như một con cóc cụ buồn rầu”, khổ hạnh hơn nhà tu, cứng nhắc như nhà giáo điều, khiến lính của ông phải kháo nhau: “Tao nghi lão ấy không có “cặc” quá, chỉ không có cái đó mới sống được như lão”. Niềm vui duy nhất trong ngày của ông là đến tối đánh điện về Ban chỉ huy báo thành tích công tác trong ngày: đi thêm được mấy ngàn mét, bao nhiêu người tập thể dục, bao nhiêu người phát biểu trong các cuộc họp. Miệng ông luôn luôn nhắc nhở “mình vì mọi nguời” nhưng lại dấu diếm mỳ chính, thịt hộp trong ba lô để lén lút ăn riêng. Ông luôn đề cao đạo đức nhưng lại hủ hoá với bà Trưởng phòng, rồi bỏ mặc bà với đứa con nơi công trường lạnh lẽo. Loại người như ông toán trưởng nhan nhản một thời làm nên cái gọi là... “văn minh cán bộ” trong thời kỳ kinh tế bao cấp ở miền Bắc, một thời đã gây nên bao phiền tạp trong đời sống người dân. Vậy nhưng đừng tưởng tác giả sẽ mạt sát, khinh ghét, bôi xấu loại nhân vật đó, ngược hẳn lại, ông toán trưởng vẫn đuợc khắc hoạ với nét bút cảm thông và cái phần “tình người “ của ông vẫn còn lặn vào sâu và bột phát ra mạnh mẽ khi ông đối diện với cái chết.
Người theo sau ông toán trưởng, nối tiếp được thế hệ cha anh chính là thằng “học giả”. Thằng này vốn là con nhà tư sản, trước cách mạng là một thanh niên có hoài bão, mong muốn xây dựng sự nghiệp mà chưa biết đó là cái “sự nghiệp gì”. Khi Đảng, chính phủ giải phóng Hà Nội thì nó biết rồi, và nó bắt đầu xây dựng cái sự nghiệp ấy bằng cách tố cáo bố nó với đội cải tạo để đến nỗi ông phải thắt cổ tự tử. Không sao cả, mang mặc cảm giết cha và đẩy mẹ tới chỗ đi tu, thằng học giả vẫn còn tự tin, vẫn còn đứng vững được ở trong cuộc đời bởi lẽ nó còn có tình yêu của nàng búp bê, trụ đỡ tinh thần cho nó trong “cuộc sống dưới cấp con người” này. Ấy thế rồi đùng cái, nàng búp bê bỏ nó đi lấy chồng sau khi gửi cho nó mấy câu thơ giễu cợt lý tưởng của nó:
“ Nếu hoài trên đỉnh Phăng xi păng...
Anh chỉ hát trong mây mù huyền diệu...”
Vâng, nếu như thế thì em xin bye bye, em đi lấy chồng. Cái cú “sét giữa trời quang” này làm thằng học giả “bừng tỉnh” cơn mơ mộng hão huyền, nó ngộ ngay ra một chân lý bốc mùi cơ hội là muốn vượt lên để mà tồn tại trong xã hội này nó buộc phải đểu cáng, phải giả dối, phải lưu manh, phải dẫm lên đồng đội, giành giật quyền lợi về mình, và thế là từ đó vĩnh biệt cái thân phận:
“ngó tới tương lai trào nước mắt
ngoảnh nhìn quá khứ toát mồ hôi...”
Thằng học giả tự biến thành con nguời khác, tách khỏi đồng đội, bám theo đít ông toán truởng, hầu hạ nịnh nọt một cách đê hèn để được ông bàn giao cho quyền lực và đi xa hơn thế nữa, hắn bắt đầu nói năng, suy nghĩ, hành động y như cung cách của Ban chỉ huy vậy. Qua hình tượng thằng học giả, nhà văn đã dự báo sự ra đời của chủ nghĩa cơ hội ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội như gan tiết ra mật vậy. Và từ nhận định chính thằng học giả mới là “đệ tử chân truyền” của ông toán truởng, tác giả lại đưa ra một dự đoán: cuộc chuyển giao thế hệ rồi sẽ diễn ra theo chiều hướng là thế hệ sau táo tợn, tham lam, lưu manh hơn thế hệ truớc. Quả nhiên hình ảnh xa hoa, tham lam, vô trách nhiệm của đám con ông cháu cha hiện nay đang làm người ta lo ngại rằng cứ cái đà sống và vơ vét như thế này, mai tới lúc chúng cầm cân nảy mực xã hội thay thế cha ông chúng thì sẽ ra làm sao?
Đó là nói về “những nguời chỉ huy”, thế còn bọn cùng đinh, phó thường dân thì thế nào? Thằng hộ pháp lúc nào cũng hùng hục như trâu lăn, trong đầu chả có tý ý niệm gì về những câu khẩu hiệu thi đua “lấy sương làm màn, lấy lá làm chiếu” mà ông toán trưởng vẫn nhồi nhét vào đầu, nó chỉ mơ ước cướp được vợ thằng xã đội để đưa đi thật xa khỏi xã hội có tem phiếu, có hộ khẩu, có mọi sự “quản lý”. Vậy nhưng khi vỡ mộng, “vợ thằng xã đội đã có thai 3 tháng” chẳng thể nào theo nó đi tới miền hoang dã để xây dựng hạnh phúc được, thì nó không sa đoạ như thằng học giả, ngược lại nó trưởng thành hẳn lên, một ý thức trách nhiệm mới nảy nở và khi lại bỏ làng ra đi về miền hoang dã, thằng hộ pháp đã tự nhủ: “Không, rồi thế nào nó cũng trở về, nhất định là thế, đất làng càng đói nghèo càng không thể dứt bỏ mà đi.”
Thằng cấp dưỡng, cậu con cầu tự thì lại là một dạng khác. Nó là thằng sớm nhận ra “ông toán truởng giả vờ đi ỉa để ăn lén cái bánh trưng”, sớm nhận ra “mặt trời cũng có vết đen”, bởi thế nó mặc sự đời, mặc ông toán trưởng loay hoay với ý nghĩa quan trọng của con đường, mặc thằng học giả giở đủ trò thối tha để đuợc kế cận ông toán truởng, mặc thằng hộ pháp suốt ngày: “ối giời ơi, tao nhớ con vợ thằng xã đội quá”, nó “mặc cha” hết để tập trung mỗi một mục tiêu: làm thật nhiều tiền để về xây nhà cho mẹ.
Còn cái thằng nhân vật “tôi” vốn là đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận, chẳng có gì mà “nhớ tới”, chẳng có gì mà “nhằm tới”, thôi thì cứ sống theo kiểu “bấc đến đâu dầu đến đấy” vậy thôi. Cái tính bản thiện trong con người khiến nó “kính nhi viễn chi” ông toán truởng, chẳng thể nào nghe theo ông rủ rê làm thế hệ kế tiếp cho ông. Và rồi dường như phận số đã mỉm cười với nó khi đưa đến cho nó mối tình thuần khiết của nàng Sao miền rừng núi.
Cái kết cục của “Đi về nơi hoang dã” không chỉ cho ta cái kết cục tất yếu ảo tưởng về một con đuờng đi tới được đỉnh Hua Ca. Hơn thế nữa, cái đỉnh Hua Ca kia chỉ có trong “huyền thoại” và một khi huyền thoại đã không còn nữa, thì tình yêu thương giữa con người với con người sẽ thay thế cái đẹp mà cứu chuộc thế gian này. Sự tồn tại và trưởng thành của dân tộc ta qua biết bao thăng trầm của lịch sử, biết bao bão táp của chiến tranh và cách mạng, phải chăng đã minh chứng điều đó.
Và với thông điệp như vậy hẳn là “Đi về nơi hoang dã” sẽ còn được các thế hệ mai sau đón đọc...
Nhà xuất bản Huyền Trân
California tháng 1/2001
Đi về nơi hoang dã
tiểu thuyết
một
Chúng tôi có năm người, một ông già và bốn gã đàn ông lực lưỡng sẵn sàng làm chồng những cô gái khỏe mạnh, làm cha những đứa bé chập chững, làm chủ những gia đình vào chiều đông xám lạnh như chiều nay hẳn đang quây quần quanh bữa cơm nóng sốt.
Vậy mà đằng đẵng bao năm nay, chúng tôi bị quăng lên những đỉnh núi quanh năm mây phủ, không có cả đến một tiếng chó, một bãi phân trâu, cái thứ ở dưới miền đồng ruộng kia, ta bắt gặp nhan nhản ngay khi chưa bước chân vào cổng làng. Thật khó biết được giới hạn của nhu cầu và sức chịu đựng của con người. Như tôi chẳng hạn. Từ mờ đất tiếng còi của ông toán trưởng đã đột ngột xé toang mọi giấc mơ, tôi nhảy trên võng xuống. nhét vội vào dạ dày nắm cơm muối vừng, thế rồi cầm lấy một con dao, cứ nhắm phía trước phát một vệt mòn qua bùng nhùng gai góc, chẳng mấy chốc quần áo đã đẫm mồ hôi, mình mẩy ngứa ran bụi bặm, cổ khô đắng hồng hộc hơi thở, mặc kệ, cứ nghiến răng nhoài tới cho đến khi tiếng còi rúc lên mới vứt dao nằm vật ngửa, dốc ngược bi đông nước vào cuống họng, nỗi mệt nhọc chưa kịp tan trong các mạch máu, tiếng còi đã lại vực dậy, cầm lấy con dao và lại phát cây dẫn cái vệt mòn ấy ngày càng đi sâu vào những vùng rừng rậm núi cao mà ngay ánh mặt trời lắm khi cũng chẳng chịu chiếu tới, dẫu rằng đằng sau balô của mỗi chúng tôi, thằng nào cũng dán một khẩu hiệu “mặt trời không lặn trên tuyến đườøng khảo sát”, như vậy có nghĩa mặt trời có thể lặn đằng sau dãy núi xanh xám kia nhưng lại không lặn trong công việc đầy nhọc nhằn của chúng tôi ít nhất cho tới khi cái còi trong túi ông toán trưởng được rút ra thường thường vào lúc xâm xẩm hoặc tối mịt tới mức thằng nọ có thể chém dao vào lưng thằng kia. Tuy nhiên tôi không thể trách ông toán trưởng. Giá ông cũng cầm dao phát rừng như bọn tôi, hẳn cứ mười lăm hai mươỉ phút, ông phải rút còi thổi một lần; đằng này ông chẳng phải mệt nhọc mấy, chỉ đi sau chót, tay cắp cuốn sổ, cây bút, thỉnh thoảng ghi ghi chép chép, lại còn được ngồi nghỉ mỗi khi chúng tôi húc phải một bụi tre gai làm mấy đứa phải xúm vào dọn dẹp cả tiếng đồng hồ. Những lúc như vậy, tay ông vẩy vẩy điếu thuốc, miệng luôn luôn giục:
“Nhanh lên các đồng chí, hôm nay không khéo lại hụt năng suất”.
Năng suất - đó là chiều dài hai ngàn mét đoạn đường chúng tôi phải mở được trong một ngày, đó là cái được nhắc tới nhiều nhất vào lúc chiều, thỉnh thoảng thằng nọ lại hỏi thằng kia: “đạt năng suất chưa mày? “. Trả lời được, tất nhiên chỉ có ông toán trưởng cộng sổ, nhưng ông toàn giấu, ngay cả khi đủ năng suất rồi, ông vẫn bảo chưa, để thúc chúng tôi làm nữa. Tuy nhiên, trong cả bọn, sướng nhất vẫn là thằng cấp dưỡng. Sáng sớm dậy nấu một nồi cơm, rồi cả ngày, nó nằm khểnh trong hang hoặc vạt cây nào đó trông coi đồ đạc, mãi đến chiều mới phải nấu một nồi cơm nữa. Nhiệm vụ nó chỉ có thế, ngoài ra nếu hứng lên nó có thể xách khẩu súng trường duy nhất trong toán đi bắn con chim, con sóc hoặc con gà rừng làm món ăn tươi. Nhưng chuyện đó hàng năm chỉ xảy ra vài lần, cái thằng cấp dưỡng lười thối thây ấy khoái nằm kéo bễ hơn là lò mò xách súng đi bắn thú. Và hàng ngày, hai bữa đều đều bọn tôi vẫn chỉ có rau rừng nấu tép khô với nước mắm viên tống vội tống vàng vào năm cái dạ dày lép kẹp.
hai
Bữa ăn cuối cùng trong ngày còm cõi đến độ biến đâu mất vào lúc chúng tôi chui cả vào trong những chiếc võng căng ngổn ngang quanh một cái hang hàm ếch và giấc ngủ khó mà tới khi trong bụng có tiếng óc ách than vãn của cái dạ dày đang co bóp vào chính nó. Tôi cố ép sự suy nghĩ hướng tới những gía trị cao đẹp trong tinh thần con người như sự anh dũng của người lính trước họng súng quân thù, sự bất khuất của người tù trươc cám dỗ của kẻ địch, nhưng hỡi ôi, tôi không sao xóa được hình ảnh cái đùi gà luộc vàng ngậy cứ ngọ nguậy trong trí tưởng tượng bất trị của tôi. Cái lạnh buốt của rừng khuya đã thấm qua được lần vải võng nhoi nhói châm vào da thịt, và bây giờ thì cả cái đói lẫn cái rét làm co quắp cả người như một con sâu thảm hại trong kén lá. Tôi giở mình, úp sấp cho toàn bộ cái lưng khỏi giáp với mặt võng buốt thon thót, thôi không còn muốn chống đỡ, mặc kệ cho thân xác bị dày vò, hy vọng giấc ngủ sẽ xóa đi tất cả. Vậy nhưng đúng vào lúc hình như tôi đang thiếp đi bỗng có thằng khốn nạn nào đó hét toáng lên:
“Dậy, dậy đi chúng mày ơi, đói rét thế này ngủ thế chó nào được”.
Tất nhiên chỉ trừ có ông toán trưởng chưa leo lên võng, vẫn còn lúi húi làm gì đó, còn cả bốn thằng đều bật dậy, đốt một đống lửa và ngồi quây quanh, hắt những cái bóng chập chờn lên vách núi. Gió vẫn giật đùng đùng, kéo theo màn sương lạnh buốt, thổi bùng ngọn lửa bốc cao. Người tôi ấm dần, và kể cũng lạ, cái đói cũng dịu đi. “Các cậu ạ, thử tưởng tượng, lúc này mình đang ngồi trong một cửa hàng đặc sản thì các cậu sẽ gọi món gì trước? “ Thằng nêu ra câu hỏi đầy tính cách lãng mạn đó là nhà học giả của chúng tôi. Trong balô của nó, ních chặt những cuốn sách dày mà ngay đến cái tên, dù chỉ mới liếc qua, tôi đã thấy ngán. Ấy thế mà thằng trí thức “rởm” đó khăng khăng không chịu hòa mình vào quần chúng, không như chúng tôi vào những lúc nghỉ ngơi ngồi tán dóc, đi kiếm rau, bắt cá, nó chọn một chỗ thật hẻo lánh, ôm khư khư cuốn sách, nhai gau gáu những dòng chữ nhỏ li ti trong đó. Aí già, gái góa lo việc triều đình, cái phận cầm dao phát cây cho người ta vẽ ra con đường thì chỉ nên lo mài con dao thật sắc, hùng hục mà làm, ngoài giờ chính quyền phải nghỉ ngơi để “tái sản xuất sức lao động”, sách vở chữ nghĩa là cái thứ để cấp trên người ta lo. Nhưng con mọt sách ấy chẳng chịu nghe ai, nó cứ gặm đều đều những cuốn mà hàng năm về phép nó khuân lên cả gánh. Chữ nghĩa chui vào đầu nhiều quá làm đôi khi nó bần thần như thằng dở người, nó lẩm bẩm cái gì đó, miệng cười mủm mỉm, tôi đi phát cây đằng sau phải quát lên: “Chặt cái cành mây kia đi ông học giả, chú ý vào con dao không chém vào tao giờ”. “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội... hì... hì... hì... hì...”. Nhữùng lúc đó nó phải nói một câu gì, đại loại thế, rồi mới chịu chui vào bụi gai, mím môi mím lợi vung dao lên. Tuy nhiên cái bệnh chữ nghĩa ấy chỉ có cơn thôi, bình thường nó cũng như chúng tôi, cũng làm hùng hục, cũng phàm ăn tục uống chẳng thua kém thằng nào. Mỗi bữa ăn, trừ ra có ông toán trưởng ăn riêng vì nghi đau dạ dày, còn lại bốn thằng, cơm vừa xới ra, thằng nào thằng ấy, bưng bát lên ngoạm ngay một góc cho đầy mồm cái đã, rồi mới chọc đũa vào thức ăn, rồi thì không ai nói với ai một câu, chúng tôi lao đầu vào cuộc thi đua sôi nổi nhất trong các cuộc thi đua màø hàng tuần, hàng tháng ông toán trưởng vẫn phát động.
Người quăng bát xuống trước tiên bao giờ cũng là thằng hộ pháp to cao, lực lưỡng nhất bọn. Nó vỗ vào bụng bộp một cái rồi cười hà hà: “Nào bây giờ lên rừng bắt voi cũng được...”.
Đó là nhằm bữa có chậu cơm đầy, hôm nào lưng lửng nó vuốt bụng thở dài:
“Này, tao đã ăn chưa ấy nhỉ? “.
Nó là thằng ăn nhanh nhất và mau đói nhất bọn. Bởi vậv nó sốt sắng hưởng ứng ngay câu hỏi của thằng học giả:
“Tao ấy à, lúc này mà ngồi ở cửa hàng ăn, chẳng lôi thôi gì sất, tao sục ngay vào bếp, vớ ngay con gà luộc rồi cứ thế là...”
Nó xé đôi con gà tưởng tượng rồi đưa lên mồm, trợn mắt lên cứ thế nhai nhồm nhoàm y như một nhà kịch câm đại tài. Tôi hoảng sợ kêu to:
“Từ từ, nhai từ từ thôi, nhè xương ra không hóc chết”.
Thằng cấp dưỡng vội vã:
“Muối tiêu đây, muối tiêu đâỵ.. Mày ăn nhạt thế tổ phí gà...”
Lúc này thằng học giả mới lên tiếng:
“Chú ng mày đúng là một lũ chó đói. Bụng đang rỗng mà nốc thịt vã vào có mà rách dạ dàỵ Vả lại đã vào đến cửa hàng đặc sản thì mình phải ngồi nghỉ cái đã ở bàn ăn có phủ khăn trắng muốt, rồi thì sẽ có một em mũm mĩm đi tới đưa cho ta cái khăn tẩm nước hoa thơm nức, sau khi cười với ta một cái xinh thật là xinh, em mới đưa cho ta bản thực đơn bọc nylông còn đẹp hơn cả sổ hộ khẩu ấy kia, rồi thì em mới cất giọng thỏ thẻ hỏi thưa ngài dùng gì?...
Nó ngừng lại, đưa mắt nhìn quanh cả bọn đang há mồm nghe.
“Ấy đấy cái chỗ này mới là cái chỗ tao hỏi chúng mày”.
Rồi nó chỉ tay vào mặt tôi:
“Thưa ngài, ngài dùng món gì?”
Áùi chà, tưởng như là bao nhiêu nước trong người đã ứ đầy cả lên miệng, tôi nghe tiếng dạ dày rên lên mừng rỡ, chẳng nghĩ ngợi gì nữa, tôi gọi bừa:
“Thịt quay đi, thịt quay dưa chua, củ kiệu”
Thằng học giả cười khẩy, quay sang thằng cấp dưỡng:
“Còn ngài, thưa ngài, ngài dùng gì? “.
“Tao ấy à, bê luộc cả con bưng lên đây. Rồi lại phải có tương gừng cho thơm. Đặc sản mà lị”.
Đến lượt thằng hộ pháp, nó đã sực hết một con gà luộc, giờ nó gọi món gì đây? Quả thực đối với thằng khổng lồ này, suy nghĩ thật là việc khó, nó có thể gồng tay lôi bật được cả một cây song to bằng cổ tay, có thể vừa khoác balô, vừa cõng cái máy vô tuyến điện của ông toán trưởng phăng phăng leo dốc, nhưng bắt nó phải động não thì thà nó chịu đi bổ củi còn hơn. Nó cứ lắc lư mãi cái đầu, giơ tay gãi gáy mãi rồi toét miệng ra cười:
“Đặc sản chó gì cũng không bằng lòng lợn tiết canh. Phải đấy, giờ có bát tiết canh tao chỉ tợp một cái là trôi tuốt luốøt vào dạ dày”.
Thằng học giả lúc này mới đưa mắt nhìn quanh với cái vẻ thật khinh bỉ. Nó quẳng thêm một cục củi rõ to vào giữa đống lửa rồi mới chịu lên giọng thày đời:
“ Đúng là bọn mày chưa thằng nào được đặt chân vào hàng đặc sản. Mới món đầu tiên mà đã gọi thịt quay với bê luộc thì nhà hàng nó cười cho vỡ mũi. Này nhé. đầu tiên phải cho cái dạ dày nó khởi động, vậy thì ta chỉ gọi món nhẹ thôi, tỷ như súp lươn, súp cua hoặc là súp bóng cá...”
Tôì phải tròn xoe mắt kinh ngạc không hiểu những điều thằng học giả đang thao thao bất tuyệt kể lể tới từng chi tiết nhỏ nhất kia là những điều hắn học được trong sách hay đã được trải qua. Dẫu sao, trong ánh lửa bập bùng và huyền ảo, trong tiếng nổ lục bục của cây nứa bị quẳng vào giữa đống than hồøng, tất cả chúng tôi ngồi im phăng phắc há mồm ra nuốt từng lời, cứ như là đang nuốt miếng thịt bò thái mỏng, tẩm rượu vang, lăn qua một lần mỡ sôi, những lườøn cá nạc đặt trên bếp lò, ngọt tê đi trên đầu lưỡi vì đã được chín khô không mất đi một giọt nướe... Liệu có một nhà truyền giáo nào hớp được hồn con chiên như thằng học giả đang làm mê mẩn bọn tôi lúc này không? Bữa tiệc do “nhà truyền giáo” của chúng tôi thết đãi chắc còn thêm mấy món tráng miệng tân kỳ nữa nếu như nó không bị cắt đứt tàn nhẫn bởi tiếng còi chói tai. Bọn tôi quay hết về phía cửa hang, ở đó, ông toán trưởng đang đứng, khoác một chiếc chăn bông to tướng, lừng lững hắt lên vaceh núi một cái bóng đen sì. Tiếng quát của ông lanh lảnh, vang vọng trong hang núi khiến người nghe cảm giác như nó được phát qua một hệ thống loa tăng âm.
Suốt từ chập tối, một mình ông cặm cụi với chiếc máy thu vô tuyến điện, giờ chắc ông đã liên lạc được với ban chỉ huy và sắp sửa ra cho chúng tôi những cái lệnh mới.
“Các đồng chí chú ý, từ sáng mai chúng ta sẽ có khẩu hiệu mới thay thế cái tuần trước. Tất cả phải viết lên băng giấy dán trên mũ.”
Ông toán trương có ý chờ bọn tôi mở hết cỡ cả đôi con mắt, doãng thật rộng đôi tai, sẵn sàng nuốt từng lời, ông mới hắêng giọng đọc to:
“Lấy cây làm nhà, lấy lá làm chiếu, lấy sương làm màn... Quyết tâm chiếâm lĩnh đỉnh cao phía trước”.
Rồi ông giảng cặn kẽ cho chúng tôi nghe như thế nào là “đỉnh cao phía trước”. Lại cũng giống như lúc thằng học giả diễn tả các món ăn, chúng tôi há mồm ra nghe ông toán trưởng từng lời từng chữ cho tới khi ông yên tâm đã nhồi nhét hết những điều cần thiết vào cái đầu bã đậu của bọn tôi ông mới chịu quay vào góc riêng trong hang hàm ếch. Đống lửa đã cháy vợi đi một nửa mà không ai trong chúng tôi chịu bỏ thêm vào đó một cành củi khô. Sau cùng vẫn là thằng học giả lên tiếng phá vỡ cái không khí im lặng nặng nề sau bài diễn thuyết của ông toán trưởng. Nó nói:
“Mẹ kiếp, ở trên đời này có hai cái hành hạ con người ta tệ hại nhất”.
Thằng hộ pháp và thằng cấp dưỡng chẳng hề quan tâm tới câu nói sặc mùi triết lý, chúng nó bỏ đi, leo lên võùng nằm chỉ có tôi ngồi nán lại với thằng học giả:
“Cái đó là cái gì thế?
“Cái lỗ mồm, hàng ngày mày không đổ vào đó cho đủ mười bát cơm, thử hỏi mày có khổ không nào?”
“Thế còn cái gì nữa?”
Nó lẳng lặng đứng dậy rồi leo lên võng, vướng phải cái nhìn vật nài của tôì, nó toét miệng ra cười:
“Còn cái con cặc... thằng ngu, có thế mà cũng phải hỏi.”

Tranh sơn mài “Nhớ một chiều Tây Bắc” (Phan Kế An)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: