Tôi bị bắt
(Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù) 10 kì
Tôi trở về phòng. Một bát miến đã để sẵn như bữa trưa. Ăn xong, tôi ngồi hút thuốc. Cô Lý, y sĩ, bước vào:
“Anh Đính uống cồn Ben-la-don.”
Cô lấy một cái cốc rót nước vào rồi nhỏ mấy giọt cồn Ben-la-don vào đưa cho tôi.
“Anh uống thêm mấy viên Ka-vét này nữa.”
“Cảm ơn cô.”
“Khi nào ăn xong anh cứ để chén bát ở đây, sẽ có người đến lấy.”
Mọi người đi vắng hết. Ông già Giác ở phòng ngoài đi đâu một lúc về chế trà ngồi uống. Ông gọi tôi:
“Uống nước anh Đính.”
Tôi uống với ông một chén, rồi rót một chén khác đem về phòng tôi. Ông già Tuyến, người Quảng Ngãi, bước vào nhìn lên bàn, lên giường tôi nói:
“Họ lấy sách vở của mầy hết rồi à?”
“Dạ.”
Buổi tối tôi thắp một cây đèn dầu ngồi uống nước hút thuốc một mình. Tôi mệt và chán lắm rồi. Tôi không cần suy nghĩ là ngày mai họ sẽ còn làm gì tôi nữa. Dạ dày tôi đau quặn lên. Tôi không còn gì nữa. Họ tịch thu hết rồi. Tôi tiếc và tức, uổng quá, uổng thiệt. Quá dại, đáng ra mình phải gửi trước một ít cho thằng Ngô, thằng Tình. Bây giờ thì tay không. Độ hai ba hôm sau, tình cờ tôi lượm được ở trong góc phòng dưới đầu giường của thằng Trác cái thư của mẹ tôi gửi cho tôi hồi đầu năm 1968, lúc còn ở trong rừng và bài “Nhân dân và tôi” viết trên tờ giấy croquis, cả hai đều bị vò cục lại. Tôi mừng hết sức. Thằng Trác hơi hoảng và lúng túng. Hắn ở ờ gì đó trong cổ rồi nói không ra tiếng: “chắc họ bỏ lộn trong đồ đạc của tao. Tao cũng không để ý…”. Để đánh lạc hướng tôi, đoàn khảo tra tôi đã giả đò bắt hắn mang va ly đến cho họ kiểm soát. Trong lúc cùng với ban bảo vệ Đảng lục soát va ly sách vở của tôi lúc tôi lúc tôi đi vắng, hắn đã bỏ quên những thứ này trong va ly hoặc dưới giường của hắn.
“Nhân dân và tôi” là bài thơ duy nhất còn sót lại của tôi lúc đó và tôi còn giữ cho đến bây giờ.
Nhân dân và tôi
chúng ta gặp nhau
mỗi ngày
như người câm
không nói
chiến tranh đi qua đi qua
người vẫn chết
còn chết vô tình
ở Sơn Mỹ Ba Làng An
Đắc tô Đắc Xiêng
Đường Chín
ở miền Nam
miền Bắc
Cam pu chia
ai biết
còn chết mãi
Nửa đêm thức dậy
nghe tiếng còi tàu thở hơi than máy đen
cùng nỗi mệt mỏi
của những khúc gỗ trôi trên sông một mùa nước trước
đã đi qua những chặng rừng không cây cối
đất đỏ bom hoang
khi cuộc biểu tình bị đàn áp
chúng ta rát cổ hô hào
dân chủ tự do
trong mạnh máu những con giòi còn rúc
đứng đầy đường đại bác xe tăng
chúng ta nói chúng ta còn lực lượng
nhân dân ơi
tôi khóc tôi khóc
em bỏ về một mình
hai hàng cây xanh đường Trưng Trắc
bao giờ tôi mới được hôn em
Chúng ta gặp nhau
còn gặp nhau
mỗi ngày
như nhân dân
còn gặp nhau
bốn ngàn năm chưa thấy mặt
Việt Nam
Nhân dân ơi
mỗi lon gạo lon bắp
mỗi củ khoai củ sắn trồng trên đất này
chưa được tự do ăn
nên còn đẩy xe thuê
làm đĩ
lượm lon
hốt rác
mỗi ngày
như mọi đêm
Nhân dân ơi rất anh hùng
Nhân dân ơi chúng ta còn đông
nơi mũi chông nhọn chúng ta giận dữ
đòi trả thù
và được ăn no
Chúng ta gặp nhau
mỗi ngày
thân mật
như nhân dân còn đông lực lượng
tôi yêu em
như người lạ
vô cùng đắng cay
hôm qua hôm nay
ngày mai ngày mốt
người chết
người sống
không nói
không cười
không khóc
hòn đạn bắn vào đầu
hòn đạn đồng thối
quá khứ như một đống phân
tương lai treo ngọn cờ đỏ
nhân dân tôi
rất độ lượng
chống đất đứng dậy làm anh hùng
nhân dân ơi
trong giọt máu này của tôi
da vàng Châu Á
tháng năm 1970
Có lẽ bài thơ này tôi viết lúc nằm ở bệnh viện E2 ở Hà Nội.
Lúc này tôi cảm thấy trống trải dễ sợ. Mệt mỏi và chán nản thoáng một lúc không còn nữa. Tôi cứ ngồi im, ngó hai mắt vào hai cánh cửa sổ đóng trước mặt. Tôi như đờ ra. Bình thường những buổi tối như thế này tôi đọc, tôi làm thơ hoặc viết nhật ký ghi lại những suy nghĩ của mình về cuộc đời này, về cuộc chiến tranh này, về cuộc cách mạng này, về bạn bè, về những ngày còn nhỏ của tôi ở Vỹ Dạ… Nhưng tôi biết kể từ nay tôi không thể viết được nữa, tất cả những suy nghĩ, xúc động, tư tưởng… chỉ được nằm trong đầu óc tôi, không thể viết ra trên giấy được. Và, kể từ nay, những sinh hoạt bình thường hàng ngày của tôi cũng phải thay đổi.
Sáng mai như thường lệ tôi dậy sớm, xách phích đi lấy nước uống. Tôi mở hé một một cánh cửa sổ và chế nước ngồi uống. Đối với tôi, sự yên tĩnh của những buổi sớm mai rất tuyệt vời. Tôi để mình lang thang trong trí nhớ trở về với những buổi sớm mai ở Vỹ Dạ. Không biết bây giờ mẹ tôi đi lấy lòng về chưa. Rồi tôi đọc lại những bài thơ mới làm hoặc những đoạn viết dỡ đêm qua. Bây giờ thì không được nữa rồi. Khoảng tám giờ, ông Thanh đến gặp tôi, hướng dẫn tôi viết bản kiểm điểm. Một giờ sau, ông ta trở lại, tôi đang nằm trên giường. Ông đứng ngay trước cửa chỉ tay vào tôi hỏi:
“Anh viết xong chưa?”
“Rồi.”
“Đưa tôi xem.“
Đọc xong bản kiểm điểm của tôi ông nói:
“Anh viết chưa đạt yêu cầu.”
Rồi ông ta bắt tôi thêm chỗ này, bỏ chỗ kia. Có đến mấy lần ông ta lui tới bắt tôi sửa đi sửa lại bản kiểm điểm.
“Anh nhớ kèm theo bản sơ yếu lý lịch của anh nữa.”
Tôi viết. Ông lại góp ý. Xong xuôi, ông bảo tôi lên lấy sách về. Ông ta hoàn toàn không nói cho tôi biết viết lý lịch và kiểm điểm để làm gì, và tôi cũng không hỏi. Tới đâu thì tới. Chán, mệt và đau đầu lắm rồi.
Một giờ chiều, hôm đó là ngày 26 tháng 1 năm 1972, ông trẻ tên Thanh này vào bảo tôi:
“Chiều nay, anh sang hội trường làm việc.
Anh sẽ kiểm điểm trước toàn thể cán bộ bệnh nhân K65 về những việc làm của anh. Tuyệt đối anh không được có một thái độ hoặc hành động xúc phạm đối với bất cứ một người nào. Khi nào chúng tôi cho anh nói anh mới được nói. Anh hãy ngồi đây, bao giờ tôi đến báo anh hãy sang hội trường.”
Ông ta còn dặn thêm tôi phải thế này thế nọ trước những phản ứng của mọi người. Một giờ rưỡi tôi sang hội trường. Hơn ba trăm con người đã tụ tập ở đó. Tôi bị đấu tố rồi. Sáng nay bốn chi bộ bệnh nhân đã họp để phát động gây căm thù và phân công đấu tố tôi.
Tôi bước vào. Mọi người xôn xao, thì thầm. Khẩu hiệu Đảng Lao động Việt Nam muôn năm, tượng Bác Hồ để trên cao. Ba bốn cái bàn dài phủ khăn trắng làm bàn chủ tịch đoàn. Cũng những cái ông khảo tra tôi hôm qua ngồi hết ở đó, có thêm ông bí thư Đảng ủy bệnh nhân và ông Điềm, bác sĩ trưởng K. Ông Lai mặt láng ngồi giữa. Các cửa đóng kín, trừ cửa ra vào mở rộng. Ông Thanh dẫn tôi đi thẳng lên phía bàn chủ tịch. Một cái ghế đặt sẵn phía bên phải bàn chủ tịch đoàn. Cũng vẫn ông Lai đó đứng dậy chỉ tay vào cái ghế để sẵn đó:
“Ngồi đó!”
Tôi ngồi xuống, tôi vẫn hút thuốc. Một ông ngồi ở hàng ghế đầu đứng dậy quay mặt lại nói:
“Đề nghị các đồng chí ổn định.”
Ông Lai đứng dậy:
“Ta làm việc các đồng chí ạ. Thưa các đồng chí, từ ngày ra Bắc đến nay, anh Nguyễn Đính đã phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng về mặt lập trường, quan điểm và tư tưởng. Lát nữa chúng tôi sẽ tóm tắt một số điểm chính cho các đồng chí rõ. Hôm nay, chúng ta họp ở đây là để phân tích góp ý cho anh Đính thấy rõ hơn nữa những sai phạm của mình, và để anh có hướng sửa chữa, cải tạo mình tốt hơn. Tôi đề nghị các đồng chí trong lúc góp ý phải bình tĩnh, thể hiện bản chất tốt đẹp của người cách mạng, là những người, hơn ai hết, đã góp máu xương của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta phải tỏ cho anh Đính biết Đảng ta rất khoan hồng đối với những người có tội biết ăn năn hối cải. Đây là một cơ hội cho anh Đính làm lại cuộc đời của anh, một cơ hội để anh ăn năng, hối cải. Số phận của anh lúc này đây là do anh quyết định.”
Rồi ông ta đọc sơ yếu lý lịch của tôi và tóm tắt những gì mà hôm qua họ đã khảo tra tôi. Tất cả là những lời buộc tội, áp đặt và có kết luận.
Ông quay sang tôi:
“Phần anh, anh không được phát biểu gì cả khi mọi người góp ý. Khi nào chúng tôi cho phép anh mới được nói. Anh nghe chưa?”
Ông ta quay sang ông Thanh:
“Đồng chí Thanh làm biên bản buổi họp cho với.”
Một ông khác ngồi trên bàn chủ tịch đoàn đứng dậy:
“Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại, đề nghị các đồng chí hãy bình tĩnh khi phát biểu ý kiến.”
Ông bí thư Đảng ủy khối bệnh nhân ngồi trên bàn chủ tịch đoàn đứng lên:
“Các đồng chí ạ, chúng ta là những cán bộ, Đảng viên được Đảng cho ra miền Bắc, hậu phương lớn, chữa bệnh và học tập. Rồi đây tất cả chúng ta sẽ trở lại chiến trường của mình. Hôm nay chúng ta góp ý cho anh Đính là để bảo vệ Đảng, bảo vệ tư cách của những người cán bộ Đảng viên của Đảng. Các đồng chí phải hết sức bình tĩnh. Tôi đề nghị các đồng chí khi góp ý, cần phân tích kỹ những sai lầm nghiêm trọng của anh Đính mà các đồng chí ở Cục vừa trình bày. Tôi đề nghị các đồng chí cần vạch rõ thêm những sửa chữa, cải tạo, cụ thể và đúng mức cho anh Đính.” [1]
Hội trường im lặng một lúc, rồi gần như tất cả lồng lộn lên, mỗi người một cách, xỉ vả tôi. Người trợn mắt, bậm môi; người nghiến răng chỉ tay thẳng vào mặt tôi; người dong hai tay nắm đấm lên trời đập vào không khí; người chống nạnh dậm chân xuống nền nhà; người bước ra khỏi ghế ngồi vừa nói vừa vung tay tiến về phía tôi; người nói nửa chừng bật lên tiếng khóc… Hễ lúc nào không khí có hơi lắng đi, sẽ có người đứng lên gợi ý cho mọi người phát biểu: “tôi thấy chúng ta chưa đi sâu mặt này…”; “tôi thấy điểm kia cần phân tích sâu thêm”; “tôi đề nghị các đồng chí triển khai những điểm này…”
Sau một vài ý kiến, khi cuộc đấu tố bắt đầu có đà, ông Thanh trên bàn chủ tịch đoàn đứng dậy:
“Tôi nói thêm một số điểm để các đồng chí hiểu rõ thêm về anh Đính, và trên cơ sở đó các đồng chí phát biểu ý kiến tập trung hơn.”
Ông ta đọc bài thơ “Hồ Chí Minh muôn năm” của tôi [2] .
Tôi chỉ nhớ mấy đoạn:
Sông mang phù sa đỏ
Chảy ra biển muôn năm
Người mang hồn sông đó
Lòng như biển vô cùng [3]
Chín chín ngọn Hồng Lĩnh
Máu đất đà kết tinh
Đã đem tin điềm lạ
Mang tên Hồ chí Minh
……….
Nuôi Người bằng sữa đắng
Nước mắt mẹ lầm than
Nên tim Người từ đó
Đau niềm đau Việt Nam
………
Hôm nay đang đánh Mỹ
Miền Nam chưa ngủ yên
………..
Nhớ Người vẫn gọi tên
…………..
Còn tôi tên lính nhỏ
Vác súng đi theo Người
Mấy năm đà gian khổ
Tim hồng vẫn đỏ tươi [4]
Đọc xong bài thơ ông ta nói:
“Đó là cái bề mặt hay nói cho đúng đó là mặt giả của anh ta. Còn đây mới là mặt thật, chân tướng và bản chất của anh ta:
Một tập sách giấy hồng
Ghi lời thánh
Ông thánh già đã chết
Các đồng chí có biết anh ta nói ai không? Ông ta nói đến Hồ Chủ tịch vĩ đại và kính yêu của chúng ta đó.
A ha ta là một tên hề
Một tên hề không có râu
Một tên hề không có bánh mì mà ăn
Đó là anh ta nói về bác Tôn.»
Cả hội trường lao nhao. Tôi có cảm tưởng như tất cả mọi người đều gầm thét lên, vung tay sấn đến bao vây lấy tôi. Tôi tức ngực, tôi ngộp thở trong đám người phủ kín tôi đó. Không phải sự sôi động mà là sự tức tối, phẫn uất đã nổi lên.
Tôi ngồi im. Tôi chịu đựng, cái dạ dày tôi chịu đựng. Tôi ngồi im có khi bất động như một xác chết để ngồi cúi đầu trên ghế. Sau này cô Mộng, một người bạn của tôi nói: “Thấy họ xỉ vả và hành hạ anh, em thấy họ ác quá. Em sợ anh lên cơn dạ dày rồi ngã lăn ra. Em mà như anh lúc đó chắc em chết thôi”.
Tôi ngồi im, ghi hết những lời họ chửi mắng tôi. Tôi được phép làm việc này, vì trước khi vào cuộc đấu tố, một ông có dặn tôi đem theo giấy bút ghi chép để sau này có dịp suy ngẫm lại những điều người ta nói về mình. Những tờ ghi chép này tôi còn giữ cho đến bây giờ. Tôi chỉ ghi tóm tắt những ý chính của những người phát biểu. Tôi chép lại những lời phát biểu này và chỉ thêm một số câu chữ cho rõ nghĩa ở những chỗ cần thiết. Một gạch đầu dòng là ý kiến của một người; có người phát biểu nhiều lần.
Ý kiến tập thể.
“Tên Đính, phải gọi hắn là tên Đính, không phải anh. Mỹ Diệm đã cài hắn lại để phá hoại, để chống đối lại nhân dân, chống đối lại chế độ chuyên chính vô sản của ta. Tên Đính đã viết những lời giận dữ đả kích Đảng, chế độ; đó là kẻ thù, chúng ta không còn mơ hồ gì nữa.
Tôi đề nghị: Chính quyền xử trị đúng mức“
“Tên Đính, phải gọi là tên Đính, không anh gì cả.
Tên Đính không phải vì va chạm quyền lợi, không phải vì tức tối, mà do suy nghĩ kỹ, mang tính chất phản động chống lại chính sách, đường lối của Đảng ta. Mục đích của hắn là nhằm cái gì đây cho hắn thôi.
Những suy nghĩ của tên Đính đã đi trái với con người của tôi.
Hắn đả đảo chiến tranh, đả đảo chiến tranh nào? Hắn đả đảo chiến tranh chống xâm lược chứ gì nữa. Như vậy là tên Đính bảo ta phải đi đầu hàng sao?
Tên Đính là một tên phản động. Không biết có phải hắn do một tổ chức của địch nào đó đưa vào tổ chức của ta để phá hoại? Chúng ta không thể dung thứ hắn được.
Chúng ta hết sức đau đớn, vì tên Đính đã phỉ nhổ lãnh tụ của chúng ta.“
“Tên Đính là một tên, một tên phản động nói xấu lãnh tụ của chúng ta. Hắn không phải là một người sai lầm, ngu dại, hắn là một tên phản động. Hắn có một tổ chức của hắn. Hắn bị địch nhồi sọ. Hắn chui rúc vào tổ chức của ta để cung cấp tài liệu cho địch.“
“Tên Đính đã tham gia cách mạng, là cán bộ tuyên huấn, nhưng hắn lại có chân trong tổ chức Cần lao nhân vị. Hắn phản động rõ ràng. Đúng hắn là một tên phản động chửi bới Đảng và lãnh tụ. Chúng ta phải thù tên Đính. Chính đầu óc phản động của tên Đính đã tạo cho tên Đính những cái nhìn xấu về miền Bắc. Hắn đã cố tình làm một tên phản động, cố kết với địch.“
“Tên Đính, phải gọi hắn như thế mới đúng. Tên Đính có một tổ chức phản động. Đúng, hắn là một tên phản động có tổ chức. Tôi yêu cầu trừng trị tên Đính đúng mức.“
“Tên Đính xuất thân từ gia đình nghèo, đáng ra hắn phải căm thù đế quốc. Chưa căm thù đế quốc hắn đã làm tay sai cho địch. Hắn chửi Đảng, chửi nhân dân, chửi lãnh tụ. Một tên phản động. Hắn không còn học vấn, học vấn của hắn vất xuống hố xí. Học vấn cái gì, hắn là một tên phản động.“
“Tên Đính là một kẻ thù của chúng ta. Hắn là một tên phản động, hắn là kẻ thù của nhân loại. Tôi đề nghị: phải làm cho hắn có thái độ thức tỉnh, hối cải, có như thế, hắn sẽ sẵn sàng được hưởng lượng khoan hồng của chúng ta. Còn nếu hắn ngoan cố, chúng ta sẽ có biện pháp đối với hắn.“
“Tên Đính, một tên tay sai phản động. Tên Đính đã đả kích lãnh tụ. Hắn là một tên ngoan cố đắc lực của địch. Chúng ta phải có hình phạt xứng đáng đối với hắn, nếu tên Đính còn ngoan cố.
Hắn đã không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Nguy hiểm hơn nữa hắn đã viết thư vào Nam cho bạn bè của hắn xuyên tạc, nói láo về miền Bắc. Thật rất nguy hiểm.“ [5]
“Đó là cách luồn gió để bẻ măng của một tên phản động. Tôi nói lên đây tôi rất đau lòng. Đính là một tay phản động chui vào hàng ngũ của ta để phá hoại. Tôi rất hổ thẹn về con người quê hương của chúng ta như thế.“ [6]
“Nó đã đụng chạm đến tình cảm thiêng liêng của chúng ta. Chúng ta căm thù nó, nhưng vẫn đủ bình tĩnh, chúng ta vẫn đủ bình tĩnh. Do bản chất giai cấp vô sản của chúng ta, chúng ta vẫn còn dùng lời lẽ nói với nó. Chúng ta sẵn sàng khoan hồng cho nó. Nhưng nếu nó ngoan cố thì chúng ta sẽ có biện pháp xử trị.“
“Anh ta có nói đến giá trị làm người. Giá trị đó là cái gì? Động cơ tham gia cách mạng của anh ta là không đúng. Anh ta là tiểu tư sản, là cơ hội. Giá trị làm người của anh Đính là chống Đảng, anh hùng của anh là anh hùng kiểu Mỹ, anh hùng của cao bồi.
Người ta bị lầm về anh. Anh đọc chủ nghĩa Mác để xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Anh nói đến tự do, anh đòi tự do. Anh có đầy đủ mọi tự do của một con người sống ở đất nước này, anh còn đòi hỏi đến tự do gì nữa? Đúng là tên Đính lập luận hai mặt. Cần lao mà tên Đính nói ở đây là Cần lao nhân vị. Tất cả lời lẽ của tên Đính đều mang hơi hám của bọn Nhân văn – Giai phẩm và của đài Gươm thiêng ái quốc. Anh học đại học văn khoa của địch, anh ở trong vùng địch nên bị nhồi trong óc nhiều tư tưởng phản động. Chứng tỏ cũng đủ kết án anh rồi. Nhưng tùy anh, anh muốn đi theo con đường nào thì đi.“ [7]
“Lời lẽ tên Đính là hoàn toàn đả kích Đảng, đả kích Trung ương, Đảng viên. Cho nên tên Đính là một tên trắng trợn phản cách mạng. Phải có biện pháp trừng trị đích đáng. Tên Đính phản cách mạng hoàn toàn.’’
“Tôi chưa từng nghe ai dám xúc phạm đến lãnh tụ. Tên Đính rõ ràng là phản động. Tên Đính, một tên ngu ngốc. Nhưng chúng ta phải tỏ ra có độ lượng, đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. Bản thân tên Đính phải thấy sai lầm của mình.’’
“Trần Vàng Sao! Có lạ gì với cái tên của anh đâu. Ở trong Nam anh đã từng làm những bài thơ tình đăng trong các báo ngụy như Hiện đại, Bách khoa, Mai… [8] Anh nên đổi tên để khỏi phải nhục. Hay là địch đã đưa anh vào hàng ngũ của ta? Anh bất bình với tổ chức, với Đảng. Thế kẻ thù của anh là gì? Kẻ thù của anh không phải là địch thì là ta, là cách mạng, là Đảng. Anh muốn đi theo con đường nào, con đường của bọn Nhân văn-Giai phẩm hay bọn bồi bút ở Sài Gòn? [9] Anh Đính, anh đừng tưởng anh giỏi, anh còn kém nhiều và phải học nhiều nữa. Anh phải làm như Trịnh Đình Thảo, Dương Quỳnh Hoa, Tôn Thất Dương Kỵ…’’ [10]
“Sự căm giận của tôi cũng giống như của toàn thể các đồng chí ở đây, nhất là các đồng chí ở Trị Thiên. Nguyễn Đính đã đối lập với chúng ta, đã quay mũi súng về phía chúng ta. Những bài viết của Nguyễn Đính khác với những lời Đảng đã dạy. Đó là những quan điểm chống cộng đã cũ. Nguyễn Đính có một ý thức khác với ý thức của chúng ta, có một lập trường khác với lập trường của chúng ta. Anh phải nhìn rõ kẻ thù hơn. Kẻ thù của Nguyễn Đính là chủ nghĩa Cộng sản, là Trung ương Đảng. Chúng ta chẳng bao giờ nhổ nước miếng vào bãi phân. Chúng ta cần phân tích, bộc bạch cho nó rõ. Tư tưởng phản động của Nguyễn Đính đã rõ rồi.’’
“Anh Đính chống Đảng. Thế thì anh Đính theo cách mạng để làm gì? Đúng là tri thức không đáng bằng một cục phân.’’
“Văn hóa có tác hại rất lớn. Địch đã tiêm nhiễm văn hóa của chúng vào đầu óc anh Đính. Anh Đính chưa hiểu về chuyên chính vô sản. Đảng ta rất nhân đạo, trấn áp anh thì không khó, nhưng ta có chính sách.’’
Đến đây, một ông trong chủ tịch đoàn đứng lên hướng dẫn, gợi ý, phát động mọi người góp ý:
“Tóm tắt về anh Đính như thế này: Anh Đính tự cho anh là con người, còn chúng ta là những đinh ốc, con vật; anh là người có tri thức, còn chúng ta là những người ngu ngốc. Như thế anh Đính phải nghĩ đến một cuộc cách mạng nào khác đây? Anh nói xấu lãnh tụ, không có lập trường về chiến tranh. Anh cho chế độ miền Bắc là bất công. Toàn bộ nhận thức, quan điểm của anh Đính đều có giấy trắng mực đen. Thực chất bên trong của anh ta là một tên phản động, chống đối Đảng, chống đối cách mạng. Anh ta đối lập với chúng ta.
Giữa anh Đính và chúng ta có một mâu thuẫn đối kháng. Lẽ ra anh Đỉnh không được ngồi ở đây nữa. Nhưng vì lòng nhân đạo của ta nên anh Đỉnh còn ngồi đây. Chúng ta muốn giáo dục, cải tạo anh Đính’’.
“Rồi đây tên Đính nó sẽ có những lời đường mật xin tha, xin khoan hồng. Nhưng ta phải mở cho nó một con đường tốt. Và chúng ta phải có một biện pháp cho tốt, đó là biện pháp chuyên chính vô sản.’’
“Thằng Đính phải gọi như thế mới được. Tất cả những người theo cách mạng ở đây không phải là cuồng tín đâu, mà bởi ruộng đồng, quê hương, vì cha mẹ chết. Nó khinh mẹ nó, vì mẹ nó đẻ nó ra đâu để cho nó phản động như thế này. Nó không đáng là cục cứt đáng cho ta nhổ nước miếng. Anh em bức xúc quá không nói được.’’
“Nói với thằng Đính, chứ không anh gì cả, thằng Đính hãy nghe đây. Tôi đề nghị: xét lập trường của nó mà có biện pháp xử trị.’’
“Tôi nói với tư cách là K trưởng, một Đảng viên, một trí thức. Chúng ta phục vụ cách mạng vì mục đích thiêng liêng, chứ không phục vụ những đối tượng có đầu óc phản động.’’
Tôi đề nghị chúng ta phải đề cao cảnh giác hơn nữa. Anh Đính có những hiện tượng chống Đảng, chống lãnh tụ, chống chế độ. Lôi Phong tự nguyện làm một đinh ốc của Đảng, một đinh ốc ý thức được nhiệm vụ của mình. Tôi hãnh diện khi nói tôi là một người Việt Nam, tôi là một Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.’’ [11]
“Tôi phát biểu hai điểm về anh Đính.
Một là, anh Đính đả đảo chiến tranh, anh muốn hòa bình. Anh nói miền Bắc bất công. Nhưng, ai là kẻ gây chiến tranh? Đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa? Rõ ràng anh Đính phản động. Anh Đính đi tìm tự do của Mỹ Ngụy phải không?
Hai là, theo sơ yếu lý lịch mà anh Đính đã khai với tổ chức, tôi nghi ngờ về lý lịch của anh ta. Nghèo mà đi học được là do địch đỡ đầu, địch không đỡ đầu làm sao mà đi học được. Anh Đính khai chưa đúng lý lịch của mình.’’
“Tôi xin phân tích thêm về ý thức và tư tưởng của anh Đính. Anh Đính đã nhiễm độc những hư thối của chế độ Mỹ ngụy. Anh có quan điểm rất mơ hồ về chiến tranh. Anh không phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Anh kêu gào tự do cho những người nghèo là thế nào? Anh tiêm nhiễm học thuyết Hê-ghen (Hegel) mà Hê-ghen là kẻ đã từng kêu gọi ném bom nguyên tử hủy diệt nhân loại (!). Cái trường đại học văn khoa ở Huế đã đầu độc anh ta. Bọn Cờ đỏ [12] cũng có cùng một luận điệu như thế. Anh Đính cũng có cùng một luận điệu như thế. Anh Đính chỉ là một con giòi mang biết bao nhiêu bệnh tật trong người.’’ [13]
“Năm nay tôi 57 tuổi, hơn 40 năm đi theo con đường của Đảng, bây giờ tên này phản động chống Đảng, tôi đau xót vô cùng. Chưa ai dám xúc phạm đến Bác Hồ, nay tên Đính lại dám xúc phạm đến Bác Hồ. Đính là người Việt Nam, người Việt Nam mà lại dám xúc phạm đến Bác Hồ. Tôi muốn đánh gục tư tưởng sai lầm của tên Đính.’’
“Tôi đứng trên quan điểm của người Đảng viên để nói. Anh Đính là kẻ thù của tôi, vì anh xúc phạm đến lãnh tụ. Hoạt động cách mạng của anh Đính chẳng có chi cả, không đáng là chi cả. Anh Đính đã bộc lộ những tư tưởng phản động. Văn hóa miền Nam của bọn đế quốc đã xâm nhập vào anh Đính. Tôi đề nghị: phải có biện pháp cương quyết và cứng rắn với anh Đính.’’
“Đồ bịp bợm. Tên này là một tên bịp bợm. Nó hô nhân dân muôn năm, nhưng lại chống Đảng. Luận điệu của tên Đính giống như luận điệu của Ngô Đình Diệm.’’
“Luận điệu của tên Đính là luận điệu của kẻ thù. Chế độ ta là chế độ của chuyên chính, của giai cấp vô sản. Chỗ đứng của tên Đính không phải là chỗ đứng của một người nghèo mà là đường đi của kẻ thù. Tư tưởng sai lầm của tên Đính rất nghiêm trọng. Tên Đính đừng dựa vào các lời nói của các Đảng viên và cán bộ ở đây mà kích động.’’
“Tay Đính, phản động. Học thức là vô ích. Tôi bóp bụng, tôi chịu đựng, mặc dù tôi hết sức căm thù nó.’’
“Đính là một kẻ do địch cấy vào để phá hoại hàng ngũ ta. Đó là một tên phản động tày trời. Bản chất của tên Đính là phản dân hại nước. Mang danh nghĩa cán bộ B [14] là nhơ bẩn. Cho tên Đính ăn hóa ra vô ích. Tôi tức giận. Tôi phát biểu để cởi mở hết sự tức giận của tôi. Phải có biện pháp trừng trị nó.’’
“Chúng ta rất tiếc là sự việc này xảy ra trong đơn vị của chúng ta, trong Đảng bộ của chúng ta. Anh Đính nói xấu Đảng, nói xấu lãnh tụ, Đảng viên. Thế học thức của anh Đính là ở chỗ nào? Những người bình thường như chúng ta nhận ra được con đường đi giáp mặt với kẻ thù, chịu hy sinh thân mạng của mình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc là trí thức. Đó mới là trí thức.’’
“Tên Đính phải mở mắt ra mà xem. Cách nhìn về chiến tranh của tên Đính rất phản bội. Chúng ta lên án tư tưởng, hành động này của tên Đính, phải cải tạo nó theo đường lối và chính sách của ta.’’
Đến đây, ông Lai đứng dậy:
“Thưa các đồng chí. Tôi biết các đồng chí còn rất nhiều ý kiến muốn phát biểu. Nhưng bây giờ ta phải để cho anh Đính thú nhận tội của mình đã.’’
Ông ta quay sang tôi:
“Anh Đính, đứng dậy. Anh hãy đọc bản kiểm điểm thú tội của anh đi! Đứng đó đọc!’’
Tôi mệt mỏi, chán nản và muốn mửa, mấy lần tôi dợn dợn rồi cố nín. Cái dạ dày của tôi rúc rúc. Tôi muốn đưa tay ôm bụng, nhưng tôi đứng dậy. Có một vài cặp mắt ở đàng sau cuối hội trường nhìn tôi rồi quay đi. Có những cặp mắt đỏ máu mở trừng như trân không muốn nhắm ghim vào tôi. Có người nhổ nước miếng, khịt mũi; có người hừ; có người cất điếu thuốc khỏi miệng, phun nước miếng thẳng vào tôi; có người xô ghế đứng dậy nghiến răng; có người mặt lạnh tanh, chỉ hơi dim mắt ngó tôi; có người liếc nghiêng, đầu hất ngược lên mấy cái. “Đồ mất dạy!”, “đồ chó đẻ!”, “bắn được rồi!”, “bắn mẹ hắn đi!”, “để chi cái đồ đó!” “dơ dớp!”, “dơ dáy!”….
Tôi muốn ói ra thật rồi. Tôi nói [15] :
“Từ ngày ra Bắc đến nay, tôi đã phạm những sai lầm về ý thức, tư tưởng sau đây:
Bằng những ghi chép và trong những bài thơ, tôi đã có những suy nghĩ phản động có hại đến thanh danh của Đảng:
- Tôi đã chê bai và mạt sát các Đảng viên,
- Tôi đã xúc phạm đến uy tín của lãnh tụ,
- Tôi đã nói xấu các đồng chí ở trung ương;
- Tôi đã nói xấu chế độ;
- Tôi đã có thái độ bất kính đối với một số tri thức ở miền Bắc [16] ;
- Những điều tôi đọc ở sách vở chưa thấu đáo nhưng đã vội kết luận;
- Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay (trong một số bài thơ của tôi) tôi đã mất bình tĩnh vì quá lâu mà chưa kết thúc. Tôi nghĩ rằng ta sẽ thắng, nhưng nhân dân sẽ phải chết rất nhiều.
Những sai lầm của tôi hết sức nghiêm trọng. Đó là những tội phạm của tôi đối với Đảng, đối với nhân dân, đối với cách mạng. Tập thể đã căm thù tôi, đã xúc động khi tôi xúc phạm đến uy tín của lãnh tụ. Tập thể đã coi tôi như một kẻ thù và yêu cầu xét xử tôi theo pháp luật. Tự bản thân tôi, tôi thấy tội của tôi theo pháp luật là bỏ tù. Tôi mong ở sự độ lượng và khoan hồng của tập thể đối với tôi.
Xét quá khứ tham gia cách mạng của mình, nay mình lại phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng có tính chất phản động như thế, tự tôi tôi đã xóa bỏ cái quá khứ trước của mình đi.
Tôi đã thấy rõ những sai lầm của mình. Tôi tin tưởng ở tập thể.
Tôi phải sống hòa mình trong lao động, trong tập thể để tự cải tạo mình, để mình trở thành người tốt đối với xã hội.
Tôi mong sự giúp đỡ của trên, của tập thể. Nhưng chính bản thân tôi, tôi phải tự rèn luyện học tập những anh em đồng chí xung quanh.”
Tôi đọc xong, ông Lai ngoắt tay ra dấu:
“Ngồi xuống.’’
Mấy cái đầu đội mũ cát trên hàng ghế chủ tịch đoàn cụng vào nhau vừa hút thuốc, vừa uống nước thì thầm. Ông bí thư Đảng ủy bệnh nhân vừa đứng nhỏ to với một ông trong đoàn khảo tra trong góc hội trường vừa vẩy tay một ông khác đến. Tôi dựa người vào thành ghế nhìn thẳng ra cửa ra vào. Mấy ông bí thư chi bộ bệnh nhân đi chen giữa các hàng ghế rỉ tai. Ông tên Lai đứng dậy nói, đại ý:
“Thưa các đồng chí, anh Đính đã đọc bản kiểm điểm của anh. Chúng tôi biết các đồng chí chúng ta chưa nói hết những ấm ức, phẫn nộ của mình, các đồng chí còn rất nhiều điều muốn phát biểu ra ở đây.
Bây giờ chúng tôi đề nghị các đồng chí hãy đi sâu góp ý kiến về những biện pháp nhằm giúp anh Đính cải tạo mình.’’
Ông Lai vừa nói xong, ở cuối hội trường đã có người vừa dong tay vừa đứng dậy:
“Đối với tên Đính, tôi đề nghị chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh nữa.
Đấu tranh để tên Đính thấy rõ những tội phạm của nó, và buộc nó phải thú nhận tất cả những tội phạm của nó.’’
“Bây giờ ta xử tên Đính như thế nào? Xét những sai lầm của tên Đính, tôi thấy có mấy nguyên nhân thế này: là đầu óc tiểu tư sản, cái tự do mà tên Đính nói là một thứ tự do cá nhân. Tất cả đều do bị ảnh hưởng văn hóa của địch.’’
“Tên Đính phải có một hệ thống, một dây móc nối ở trong Nam, trong vùng địch.’’
“Xử lý tên Đính thế nào à? Cho đi cải tạo!’’
“Tội của nó đáng lẽ là bắn.’’
“Cho đi cải tạo.’’
“Tên Đính nhận thức và đánh giá những điều mà nó trình bày ra là chưa đúng. Tên Đính tiếp thu chưa đúng đắn và thiếu thành khẩn những ý kiến của chúng ta. Tội của nó rất to lớn đối với toàn dân tộc ta. Phải giáo dục nó, nhưng cũng phải có biện pháp cải tạo nó.’’
“Tên Đính chưa thành thật nói hết. Hai là, hắn là một tên phản động, phản động có ý thức chính trị, điều này chúng ta cần chú ý vì rất quan trọng.’’
“Tội trạng rất to, đem bắn ở đây cũng được rồi.’’
“Cho nó đi cải tạo dài hay ngắn hạn là tùy mức độ tội trạng sau này ta xét xử.’’
Ông tên Lai nói:
“Tôi biết các đồng chí còn có nhiều ý kiến và nhiều đồng chí cũng chưa nói hết những ấm ức, tức giận của mình. Qua sự góp ý, phân tích hết sức sâu sắc và đúng đắn của các đồng chí, đến đây tôi tạm sơ kết, tạm gọi là sơ kết một bước về anh Đính. Thế này các đồng chí ạ. Những tư tưởng phản động trong con người của anh Đính đã có từ năm 1968 [17] . Tôi nhắc lại từ năm 1968 là lúc mà anh ta còn ở trong rừng. Từ năm 1968 đến nay, 1972, là 4 năm; hai năm trong rừng, hai năm ở miền Bắc. Tôi nhắc lại như thế để các đồng chí thấy rõ tác hại của những tư tưởng và hành động phản cách mạng của anh Đính là nguy hiểm tới mức độ nào. Chúng ta phải khẳng định trách nhiệm của Đảng là Đảng ta kiên quyết loại bỏ tất cả những tư tưởng khác và sai trái đối với tư tưởng, lập trường và quan điểm của Đảng. Hơn nữa, ở đây lại là những tư tưởng phản động, chống phá Đảng, chống phá cách mạng thì phải đánh chứ không phải chỉ loại trừ nữa. Nhưng chúng ta không đánh con người anh Đính, chúng ta đánh là đánh cái tư tưởng, cái hành động phản động của anh ta. Vì chúng ta tin tưởng rằng con người của anh Đính có thể cải tạo được với điều kiện là bản thân anh Đính phải thú nhận một cách thành khẩn và đúng đắn hết những sai phạm của mình trước Đảng. Chủ trương của Đảng ta luôn luôn kết hợp trừng trị đi đôi với giáo dục, mà giáo dục là chủ yếu.
Thưa các đồng chí, vấn đề của anh Đính vẫn còn tiếp tục. Ngang đây chưa hết. Tôi xin nhắc lại, ngang đây chưa phải là hết. Chúng tôi chưa kết luận về anh Đính như thế nào cả. Chúng tôi đưa ra mấy khẳng định sau: một là, trước đây hai hôm anh Đính là cán bộ tuyên huấn, một người bạn ở K65, nhưng hôm nay bước đầu, tôi nói rõ là chỉ mới bước đầu ta kết luận, con người của Nguyễn Đính có những sai lầm nghiêm trọng chống đối Đảng, chống đối chính phủ. Tư tưởng của Nguyễn Đính là tư tưởng phản động chống đối Đảng ta. Chính phủ ta. Mức độ phản động đến đâu, như thế nào ta chưa kết luận. Nguyễn Đính chưa thú nhận hết những tội lỗi của mình, mặc dầu Đính đã có thú nhận. Do đó chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh với Nguyễn Đính, đấu tranh đến cùng, đấu tranh không khoan nhượng. Hai là, tập thể chúng ta đã có nhiều ý kiến về việc xử trị anh Đính, cụ thể là: một là bắn, hai là tiến hành giáo dục, cải tạo một cách nghiêm túc. Thưa các đồng chí, chúng ta chưa quyết định được. Nguyễn Đính phải thấy sự khoan hồng của Đảng, nếu Nguyễn Đính là một tên phản động có nợ máu thì phải xử lý bằng biện pháp mạnh. Muốn như thế nào đó, cái đó là tùy Nguyễn Đính. Và anh ta phải tự thấy cái đó. Chính sách của Đảng ta là luôn luôn độ lượng với những người biết hối cải. Nguyễn Đính vẫn chưa thú hết tội. Và chúng ta phải nói cho anh ta biết rằng ngang đây chưa phải là hết đâu.’’
Mọi người đã ra khỏi phòng. Căn phòng sáng hẳn lên. Tôi vẫn ngồi một chỗ và hút thuốc. Mấy ông trong đoàn khảo tra ngồi trên bàn chủ tịch đã đứng dậy. Họ đang nói chuyện tiếng to và cười vui vẻ.
Trước mặt tôi ba dãy ghế băng, cái thồi ra, cái thụt vào xô lệch nhau. Một vài cái ghế dựa nghiêng ngửa giữa các lối đi. Ngọn đèn ở ngoài hành lang vừa tắt. Ông thợ điện đang đi thu dây và các bóng bắt thêm trong hội trường. Tối nay điện không bị cắt. Bây giờ chắc khoảng hơn mười một giờ. Các cửa gương đã đóng. Trong phòng đã hết hơi người, nhưng vẫn còn cái mùi gì nằng nặng lẫn với khói thuốc lá lảng vảng. Ông Thanh bước lại gần tôi nói:
“Anh về được rồi đó.’’
Tôi đứng dậy bước đi. Ông thợ điện người Nam Bộ khoảng trên 50 tuổi mở một cánh cửa hông nhìn tôi nói:
“Anh đi ngả này, anh Đính.’’
Lạnh, có gió thổi hút vào. Những dãy nhà, những dãy lầu, cửa sổ khép mở, đèn thắp sáng như những toa tàu. Dãy nhà tôi ở phía bên kia đường.
Các giường ngủ trong phòng đã mắc mùng. Bốn người còn tụm lại uống nước trà, nói chuyện. Họ nhìn tôi rồi lặng thinh. Ông già Giác vẫn ngồi xếp bàn trên giường. Ông đưa hai tay vuốt tóc rồi để yên sau đầu. Thường ngày ông già Giác hay uống nước trà với tôi. Hễ có trà ngon thế nào ông cũng gọi tôi uống. Ông hay ướp bông bưởi với trà loại ba hoặc trà bồm để uống. Cho đến sau này, ông Giác, ông Tuyến và anh Khôi là những người ở cùng phòng với tôi vẫn đối xử tử tế với tôi như thường. Tôi bước vào phòng trong, ông già Tuyến người Quảng Ngãi nằm trong góc đã đi ngủ. Hình như ông bỏ về trước, không dự hết cuộc đấu tối tôi. Tôi nhai mấy viên Ka-vét rồi để nguyên áo quần đang mặc đi nằm. Tôi mệt và chán. Tôi không muốn suy nghĩ và tính toán gì nữa. Tôi cũng chẳng cần tìm cách đối phó như thế nào về sau này nữa, và cũng chẳng cần tìm hiểu xem người ta sẽ xử sự với tôi ra sao nữa. Chán và mệt lắm rồi.
Cô y tá trực xách cái đèn bao đi vào. Lần này cô không đong đèn nhìn vào giường tôi như mọi khi nữa. Ông già Tuyến trở mình ho, rồi lẹt xẹt mở cửa đi ra ngoài.
Tôi nhớ mẹ tôi, tôi nhớ nhà, tôi khóc.
Năm đó tôi ba mươi tuổi.
© 2005 talawas
[1]số Đảng viên ở K65 có trên 80 phần trăm.
[2]bài này in trong tờ Cờ Giải Phóng – Cơ quan của mặt trận dân tộc Giải phóng thành phố Huế, tháng 5-1969, sau đó một tờ báo nào đó ở Hà Nội in lại.
[3]Mấy câu này tôi viết về mẹ tôi, sau tôi làm đề từ cho bài này.
[4]Khi đăng lại tờ báo ở Hà Nội sửa lại câu “còn tôi tên lính nhỏ” thành “còn tôi người lính nhỏ”.
[5]Tôi thường hay viết những bức thư trong các tập vở hoặc giấy rời cho những người mà tôi tự đặt ra những cái tên A, B…. nào đó, trình bày những suy nghĩ của tôi về miền Bắc, cảnh vật, sinh hoạt của dân chúng ở những nơi tôi đến, sinh hoạt hàng ngày của tôi, có khi nhắc lại những kỷ niệm của tôi với bạn bè, ở trong rừng, ở Huế, lúc còn đi học… Tất nhiên những bức thư này không bao giờ tôi gửi. Viết thư như một cách ghi chép, viết nhật ký của tôi, nhưng dưới hình thức đối thoại, nói chuyện. Cách này lâu nay tôi vẫn hay làm. Ông Lai đã dẫn ra một số đoạn trong những bức thư này và cho đó là thư tôi gửi cho bạn bè ở trong Nam.
[6]Quê hương đây là Thừa Thiên. Người phát biểu là một người quê ở Thừa Thiên.
[7]Người phát biểu này tôi nhớ không rõ tên, là Hoàng Hương Việt hay Hoàng Việt Hương. Anh ta người Quảng Nam, sau này có đi học một lớp báo chí ở trường Tuyên huấn Hà Nội thì phải. Khi anh ta nói có tiếng xì xào “anh gì mà anh, tên Đính thôi”.
[8]chắc anh ta nhầm tôi với một người nào đó.
[9]anh ta có kể một số tên mà anh ta liệt vào bọn bồi bút ở Sài Gòn. Tôi không ghi lại nên không nhớ.
[10]Đây là phát biểu của một người tên Hoàng Hương Việt hay Việt Hương gì đó
[11]ông này tên Điềm, bác sĩ trưởng K, người ở Nghệ An hay Thanh Hóa tôi không rõ.
[12]Có thể chỉ Đài Phát thanh Cờ đỏ, công cụ chiến tranh tâm lý loại „xám“ của Mỹ hoặc Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. BT
[13]Phát biểu của cái anh tên Việt.
[14]tức cán bộ ở chiến trường miền Nam.
[15]Tôi viết lại dưới đây bản kiểm điểm ghi tóm tắt những ý chính, thường gọi là gạch đầu dòng của tôi đã được hai ba ông trong đoàn khảo tra tôi hướng dẫn từng điểm, từng chữ, sửa lui sửa tới mấy lần.
[16]Tôi được hướng dẫn phải thêm vào: vì tự cao tự đại.
[17]có lẽ ông ta căn cứ vào bài thơ “Những con đường đã đi qua và những con đường sẽ đi tới” của tôi làm năm 1968.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
“Anh Đính uống cồn Ben-la-don.”
Cô lấy một cái cốc rót nước vào rồi nhỏ mấy giọt cồn Ben-la-don vào đưa cho tôi.
“Anh uống thêm mấy viên Ka-vét này nữa.”
“Cảm ơn cô.”
“Khi nào ăn xong anh cứ để chén bát ở đây, sẽ có người đến lấy.”
Mọi người đi vắng hết. Ông già Giác ở phòng ngoài đi đâu một lúc về chế trà ngồi uống. Ông gọi tôi:
“Uống nước anh Đính.”
Tôi uống với ông một chén, rồi rót một chén khác đem về phòng tôi. Ông già Tuyến, người Quảng Ngãi, bước vào nhìn lên bàn, lên giường tôi nói:
“Họ lấy sách vở của mầy hết rồi à?”
“Dạ.”
Buổi tối tôi thắp một cây đèn dầu ngồi uống nước hút thuốc một mình. Tôi mệt và chán lắm rồi. Tôi không cần suy nghĩ là ngày mai họ sẽ còn làm gì tôi nữa. Dạ dày tôi đau quặn lên. Tôi không còn gì nữa. Họ tịch thu hết rồi. Tôi tiếc và tức, uổng quá, uổng thiệt. Quá dại, đáng ra mình phải gửi trước một ít cho thằng Ngô, thằng Tình. Bây giờ thì tay không. Độ hai ba hôm sau, tình cờ tôi lượm được ở trong góc phòng dưới đầu giường của thằng Trác cái thư của mẹ tôi gửi cho tôi hồi đầu năm 1968, lúc còn ở trong rừng và bài “Nhân dân và tôi” viết trên tờ giấy croquis, cả hai đều bị vò cục lại. Tôi mừng hết sức. Thằng Trác hơi hoảng và lúng túng. Hắn ở ờ gì đó trong cổ rồi nói không ra tiếng: “chắc họ bỏ lộn trong đồ đạc của tao. Tao cũng không để ý…”. Để đánh lạc hướng tôi, đoàn khảo tra tôi đã giả đò bắt hắn mang va ly đến cho họ kiểm soát. Trong lúc cùng với ban bảo vệ Đảng lục soát va ly sách vở của tôi lúc tôi lúc tôi đi vắng, hắn đã bỏ quên những thứ này trong va ly hoặc dưới giường của hắn.
“Nhân dân và tôi” là bài thơ duy nhất còn sót lại của tôi lúc đó và tôi còn giữ cho đến bây giờ.
Nhân dân và tôi
chúng ta gặp nhau
mỗi ngày
như người câm
không nói
chiến tranh đi qua đi qua
người vẫn chết
còn chết vô tình
ở Sơn Mỹ Ba Làng An
Đắc tô Đắc Xiêng
Đường Chín
ở miền Nam
miền Bắc
Cam pu chia
ai biết
còn chết mãi
Nửa đêm thức dậy
nghe tiếng còi tàu thở hơi than máy đen
cùng nỗi mệt mỏi
của những khúc gỗ trôi trên sông một mùa nước trước
đã đi qua những chặng rừng không cây cối
đất đỏ bom hoang
khi cuộc biểu tình bị đàn áp
chúng ta rát cổ hô hào
dân chủ tự do
trong mạnh máu những con giòi còn rúc
đứng đầy đường đại bác xe tăng
chúng ta nói chúng ta còn lực lượng
nhân dân ơi
tôi khóc tôi khóc
em bỏ về một mình
hai hàng cây xanh đường Trưng Trắc
bao giờ tôi mới được hôn em
Chúng ta gặp nhau
còn gặp nhau
mỗi ngày
như nhân dân
còn gặp nhau
bốn ngàn năm chưa thấy mặt
Việt Nam
Nhân dân ơi
mỗi lon gạo lon bắp
mỗi củ khoai củ sắn trồng trên đất này
chưa được tự do ăn
nên còn đẩy xe thuê
làm đĩ
lượm lon
hốt rác
mỗi ngày
như mọi đêm
Nhân dân ơi rất anh hùng
Nhân dân ơi chúng ta còn đông
nơi mũi chông nhọn chúng ta giận dữ
đòi trả thù
và được ăn no
Chúng ta gặp nhau
mỗi ngày
thân mật
như nhân dân còn đông lực lượng
tôi yêu em
như người lạ
vô cùng đắng cay
hôm qua hôm nay
ngày mai ngày mốt
người chết
người sống
không nói
không cười
không khóc
hòn đạn bắn vào đầu
hòn đạn đồng thối
quá khứ như một đống phân
tương lai treo ngọn cờ đỏ
nhân dân tôi
rất độ lượng
chống đất đứng dậy làm anh hùng
nhân dân ơi
trong giọt máu này của tôi
da vàng Châu Á
tháng năm 1970
Có lẽ bài thơ này tôi viết lúc nằm ở bệnh viện E2 ở Hà Nội.
Lúc này tôi cảm thấy trống trải dễ sợ. Mệt mỏi và chán nản thoáng một lúc không còn nữa. Tôi cứ ngồi im, ngó hai mắt vào hai cánh cửa sổ đóng trước mặt. Tôi như đờ ra. Bình thường những buổi tối như thế này tôi đọc, tôi làm thơ hoặc viết nhật ký ghi lại những suy nghĩ của mình về cuộc đời này, về cuộc chiến tranh này, về cuộc cách mạng này, về bạn bè, về những ngày còn nhỏ của tôi ở Vỹ Dạ… Nhưng tôi biết kể từ nay tôi không thể viết được nữa, tất cả những suy nghĩ, xúc động, tư tưởng… chỉ được nằm trong đầu óc tôi, không thể viết ra trên giấy được. Và, kể từ nay, những sinh hoạt bình thường hàng ngày của tôi cũng phải thay đổi.
Sáng mai như thường lệ tôi dậy sớm, xách phích đi lấy nước uống. Tôi mở hé một một cánh cửa sổ và chế nước ngồi uống. Đối với tôi, sự yên tĩnh của những buổi sớm mai rất tuyệt vời. Tôi để mình lang thang trong trí nhớ trở về với những buổi sớm mai ở Vỹ Dạ. Không biết bây giờ mẹ tôi đi lấy lòng về chưa. Rồi tôi đọc lại những bài thơ mới làm hoặc những đoạn viết dỡ đêm qua. Bây giờ thì không được nữa rồi. Khoảng tám giờ, ông Thanh đến gặp tôi, hướng dẫn tôi viết bản kiểm điểm. Một giờ sau, ông ta trở lại, tôi đang nằm trên giường. Ông đứng ngay trước cửa chỉ tay vào tôi hỏi:
“Anh viết xong chưa?”
“Rồi.”
“Đưa tôi xem.“
Đọc xong bản kiểm điểm của tôi ông nói:
“Anh viết chưa đạt yêu cầu.”
Rồi ông ta bắt tôi thêm chỗ này, bỏ chỗ kia. Có đến mấy lần ông ta lui tới bắt tôi sửa đi sửa lại bản kiểm điểm.
“Anh nhớ kèm theo bản sơ yếu lý lịch của anh nữa.”
Tôi viết. Ông lại góp ý. Xong xuôi, ông bảo tôi lên lấy sách về. Ông ta hoàn toàn không nói cho tôi biết viết lý lịch và kiểm điểm để làm gì, và tôi cũng không hỏi. Tới đâu thì tới. Chán, mệt và đau đầu lắm rồi.
Một giờ chiều, hôm đó là ngày 26 tháng 1 năm 1972, ông trẻ tên Thanh này vào bảo tôi:
“Chiều nay, anh sang hội trường làm việc.
Anh sẽ kiểm điểm trước toàn thể cán bộ bệnh nhân K65 về những việc làm của anh. Tuyệt đối anh không được có một thái độ hoặc hành động xúc phạm đối với bất cứ một người nào. Khi nào chúng tôi cho anh nói anh mới được nói. Anh hãy ngồi đây, bao giờ tôi đến báo anh hãy sang hội trường.”
Ông ta còn dặn thêm tôi phải thế này thế nọ trước những phản ứng của mọi người. Một giờ rưỡi tôi sang hội trường. Hơn ba trăm con người đã tụ tập ở đó. Tôi bị đấu tố rồi. Sáng nay bốn chi bộ bệnh nhân đã họp để phát động gây căm thù và phân công đấu tố tôi.
Tôi bước vào. Mọi người xôn xao, thì thầm. Khẩu hiệu Đảng Lao động Việt Nam muôn năm, tượng Bác Hồ để trên cao. Ba bốn cái bàn dài phủ khăn trắng làm bàn chủ tịch đoàn. Cũng những cái ông khảo tra tôi hôm qua ngồi hết ở đó, có thêm ông bí thư Đảng ủy bệnh nhân và ông Điềm, bác sĩ trưởng K. Ông Lai mặt láng ngồi giữa. Các cửa đóng kín, trừ cửa ra vào mở rộng. Ông Thanh dẫn tôi đi thẳng lên phía bàn chủ tịch. Một cái ghế đặt sẵn phía bên phải bàn chủ tịch đoàn. Cũng vẫn ông Lai đó đứng dậy chỉ tay vào cái ghế để sẵn đó:
“Ngồi đó!”
Tôi ngồi xuống, tôi vẫn hút thuốc. Một ông ngồi ở hàng ghế đầu đứng dậy quay mặt lại nói:
“Đề nghị các đồng chí ổn định.”
Ông Lai đứng dậy:
“Ta làm việc các đồng chí ạ. Thưa các đồng chí, từ ngày ra Bắc đến nay, anh Nguyễn Đính đã phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng về mặt lập trường, quan điểm và tư tưởng. Lát nữa chúng tôi sẽ tóm tắt một số điểm chính cho các đồng chí rõ. Hôm nay, chúng ta họp ở đây là để phân tích góp ý cho anh Đính thấy rõ hơn nữa những sai phạm của mình, và để anh có hướng sửa chữa, cải tạo mình tốt hơn. Tôi đề nghị các đồng chí trong lúc góp ý phải bình tĩnh, thể hiện bản chất tốt đẹp của người cách mạng, là những người, hơn ai hết, đã góp máu xương của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta phải tỏ cho anh Đính biết Đảng ta rất khoan hồng đối với những người có tội biết ăn năn hối cải. Đây là một cơ hội cho anh Đính làm lại cuộc đời của anh, một cơ hội để anh ăn năng, hối cải. Số phận của anh lúc này đây là do anh quyết định.”
Rồi ông ta đọc sơ yếu lý lịch của tôi và tóm tắt những gì mà hôm qua họ đã khảo tra tôi. Tất cả là những lời buộc tội, áp đặt và có kết luận.
Ông quay sang tôi:
“Phần anh, anh không được phát biểu gì cả khi mọi người góp ý. Khi nào chúng tôi cho phép anh mới được nói. Anh nghe chưa?”
Ông ta quay sang ông Thanh:
“Đồng chí Thanh làm biên bản buổi họp cho với.”
Một ông khác ngồi trên bàn chủ tịch đoàn đứng dậy:
“Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại, đề nghị các đồng chí hãy bình tĩnh khi phát biểu ý kiến.”
Ông bí thư Đảng ủy khối bệnh nhân ngồi trên bàn chủ tịch đoàn đứng lên:
“Các đồng chí ạ, chúng ta là những cán bộ, Đảng viên được Đảng cho ra miền Bắc, hậu phương lớn, chữa bệnh và học tập. Rồi đây tất cả chúng ta sẽ trở lại chiến trường của mình. Hôm nay chúng ta góp ý cho anh Đính là để bảo vệ Đảng, bảo vệ tư cách của những người cán bộ Đảng viên của Đảng. Các đồng chí phải hết sức bình tĩnh. Tôi đề nghị các đồng chí khi góp ý, cần phân tích kỹ những sai lầm nghiêm trọng của anh Đính mà các đồng chí ở Cục vừa trình bày. Tôi đề nghị các đồng chí cần vạch rõ thêm những sửa chữa, cải tạo, cụ thể và đúng mức cho anh Đính.” [1]
Hội trường im lặng một lúc, rồi gần như tất cả lồng lộn lên, mỗi người một cách, xỉ vả tôi. Người trợn mắt, bậm môi; người nghiến răng chỉ tay thẳng vào mặt tôi; người dong hai tay nắm đấm lên trời đập vào không khí; người chống nạnh dậm chân xuống nền nhà; người bước ra khỏi ghế ngồi vừa nói vừa vung tay tiến về phía tôi; người nói nửa chừng bật lên tiếng khóc… Hễ lúc nào không khí có hơi lắng đi, sẽ có người đứng lên gợi ý cho mọi người phát biểu: “tôi thấy chúng ta chưa đi sâu mặt này…”; “tôi thấy điểm kia cần phân tích sâu thêm”; “tôi đề nghị các đồng chí triển khai những điểm này…”
Sau một vài ý kiến, khi cuộc đấu tố bắt đầu có đà, ông Thanh trên bàn chủ tịch đoàn đứng dậy:
“Tôi nói thêm một số điểm để các đồng chí hiểu rõ thêm về anh Đính, và trên cơ sở đó các đồng chí phát biểu ý kiến tập trung hơn.”
Ông ta đọc bài thơ “Hồ Chí Minh muôn năm” của tôi [2] .
Tôi chỉ nhớ mấy đoạn:
Sông mang phù sa đỏ
Chảy ra biển muôn năm
Người mang hồn sông đó
Lòng như biển vô cùng [3]
Chín chín ngọn Hồng Lĩnh
Máu đất đà kết tinh
Đã đem tin điềm lạ
Mang tên Hồ chí Minh
……….
Nuôi Người bằng sữa đắng
Nước mắt mẹ lầm than
Nên tim Người từ đó
Đau niềm đau Việt Nam
………
Hôm nay đang đánh Mỹ
Miền Nam chưa ngủ yên
………..
Nhớ Người vẫn gọi tên
…………..
Còn tôi tên lính nhỏ
Vác súng đi theo Người
Mấy năm đà gian khổ
Tim hồng vẫn đỏ tươi [4]
Đọc xong bài thơ ông ta nói:
“Đó là cái bề mặt hay nói cho đúng đó là mặt giả của anh ta. Còn đây mới là mặt thật, chân tướng và bản chất của anh ta:
Một tập sách giấy hồng
Ghi lời thánh
Ông thánh già đã chết
Các đồng chí có biết anh ta nói ai không? Ông ta nói đến Hồ Chủ tịch vĩ đại và kính yêu của chúng ta đó.
A ha ta là một tên hề
Một tên hề không có râu
Một tên hề không có bánh mì mà ăn
Đó là anh ta nói về bác Tôn.»
Cả hội trường lao nhao. Tôi có cảm tưởng như tất cả mọi người đều gầm thét lên, vung tay sấn đến bao vây lấy tôi. Tôi tức ngực, tôi ngộp thở trong đám người phủ kín tôi đó. Không phải sự sôi động mà là sự tức tối, phẫn uất đã nổi lên.
Tôi ngồi im. Tôi chịu đựng, cái dạ dày tôi chịu đựng. Tôi ngồi im có khi bất động như một xác chết để ngồi cúi đầu trên ghế. Sau này cô Mộng, một người bạn của tôi nói: “Thấy họ xỉ vả và hành hạ anh, em thấy họ ác quá. Em sợ anh lên cơn dạ dày rồi ngã lăn ra. Em mà như anh lúc đó chắc em chết thôi”.
Tôi ngồi im, ghi hết những lời họ chửi mắng tôi. Tôi được phép làm việc này, vì trước khi vào cuộc đấu tố, một ông có dặn tôi đem theo giấy bút ghi chép để sau này có dịp suy ngẫm lại những điều người ta nói về mình. Những tờ ghi chép này tôi còn giữ cho đến bây giờ. Tôi chỉ ghi tóm tắt những ý chính của những người phát biểu. Tôi chép lại những lời phát biểu này và chỉ thêm một số câu chữ cho rõ nghĩa ở những chỗ cần thiết. Một gạch đầu dòng là ý kiến của một người; có người phát biểu nhiều lần.
Ý kiến tập thể.
“Tên Đính, phải gọi hắn là tên Đính, không phải anh. Mỹ Diệm đã cài hắn lại để phá hoại, để chống đối lại nhân dân, chống đối lại chế độ chuyên chính vô sản của ta. Tên Đính đã viết những lời giận dữ đả kích Đảng, chế độ; đó là kẻ thù, chúng ta không còn mơ hồ gì nữa.
Tôi đề nghị: Chính quyền xử trị đúng mức“
“Tên Đính, phải gọi là tên Đính, không anh gì cả.
Tên Đính không phải vì va chạm quyền lợi, không phải vì tức tối, mà do suy nghĩ kỹ, mang tính chất phản động chống lại chính sách, đường lối của Đảng ta. Mục đích của hắn là nhằm cái gì đây cho hắn thôi.
Những suy nghĩ của tên Đính đã đi trái với con người của tôi.
Hắn đả đảo chiến tranh, đả đảo chiến tranh nào? Hắn đả đảo chiến tranh chống xâm lược chứ gì nữa. Như vậy là tên Đính bảo ta phải đi đầu hàng sao?
Tên Đính là một tên phản động. Không biết có phải hắn do một tổ chức của địch nào đó đưa vào tổ chức của ta để phá hoại? Chúng ta không thể dung thứ hắn được.
Chúng ta hết sức đau đớn, vì tên Đính đã phỉ nhổ lãnh tụ của chúng ta.“
“Tên Đính là một tên, một tên phản động nói xấu lãnh tụ của chúng ta. Hắn không phải là một người sai lầm, ngu dại, hắn là một tên phản động. Hắn có một tổ chức của hắn. Hắn bị địch nhồi sọ. Hắn chui rúc vào tổ chức của ta để cung cấp tài liệu cho địch.“
“Tên Đính đã tham gia cách mạng, là cán bộ tuyên huấn, nhưng hắn lại có chân trong tổ chức Cần lao nhân vị. Hắn phản động rõ ràng. Đúng hắn là một tên phản động chửi bới Đảng và lãnh tụ. Chúng ta phải thù tên Đính. Chính đầu óc phản động của tên Đính đã tạo cho tên Đính những cái nhìn xấu về miền Bắc. Hắn đã cố tình làm một tên phản động, cố kết với địch.“
“Tên Đính, phải gọi hắn như thế mới đúng. Tên Đính có một tổ chức phản động. Đúng, hắn là một tên phản động có tổ chức. Tôi yêu cầu trừng trị tên Đính đúng mức.“
“Tên Đính xuất thân từ gia đình nghèo, đáng ra hắn phải căm thù đế quốc. Chưa căm thù đế quốc hắn đã làm tay sai cho địch. Hắn chửi Đảng, chửi nhân dân, chửi lãnh tụ. Một tên phản động. Hắn không còn học vấn, học vấn của hắn vất xuống hố xí. Học vấn cái gì, hắn là một tên phản động.“
“Tên Đính là một kẻ thù của chúng ta. Hắn là một tên phản động, hắn là kẻ thù của nhân loại. Tôi đề nghị: phải làm cho hắn có thái độ thức tỉnh, hối cải, có như thế, hắn sẽ sẵn sàng được hưởng lượng khoan hồng của chúng ta. Còn nếu hắn ngoan cố, chúng ta sẽ có biện pháp đối với hắn.“
“Tên Đính, một tên tay sai phản động. Tên Đính đã đả kích lãnh tụ. Hắn là một tên ngoan cố đắc lực của địch. Chúng ta phải có hình phạt xứng đáng đối với hắn, nếu tên Đính còn ngoan cố.
Hắn đã không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Nguy hiểm hơn nữa hắn đã viết thư vào Nam cho bạn bè của hắn xuyên tạc, nói láo về miền Bắc. Thật rất nguy hiểm.“ [5]
“Đó là cách luồn gió để bẻ măng của một tên phản động. Tôi nói lên đây tôi rất đau lòng. Đính là một tay phản động chui vào hàng ngũ của ta để phá hoại. Tôi rất hổ thẹn về con người quê hương của chúng ta như thế.“ [6]
“Nó đã đụng chạm đến tình cảm thiêng liêng của chúng ta. Chúng ta căm thù nó, nhưng vẫn đủ bình tĩnh, chúng ta vẫn đủ bình tĩnh. Do bản chất giai cấp vô sản của chúng ta, chúng ta vẫn còn dùng lời lẽ nói với nó. Chúng ta sẵn sàng khoan hồng cho nó. Nhưng nếu nó ngoan cố thì chúng ta sẽ có biện pháp xử trị.“
“Anh ta có nói đến giá trị làm người. Giá trị đó là cái gì? Động cơ tham gia cách mạng của anh ta là không đúng. Anh ta là tiểu tư sản, là cơ hội. Giá trị làm người của anh Đính là chống Đảng, anh hùng của anh là anh hùng kiểu Mỹ, anh hùng của cao bồi.
Người ta bị lầm về anh. Anh đọc chủ nghĩa Mác để xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Anh nói đến tự do, anh đòi tự do. Anh có đầy đủ mọi tự do của một con người sống ở đất nước này, anh còn đòi hỏi đến tự do gì nữa? Đúng là tên Đính lập luận hai mặt. Cần lao mà tên Đính nói ở đây là Cần lao nhân vị. Tất cả lời lẽ của tên Đính đều mang hơi hám của bọn Nhân văn – Giai phẩm và của đài Gươm thiêng ái quốc. Anh học đại học văn khoa của địch, anh ở trong vùng địch nên bị nhồi trong óc nhiều tư tưởng phản động. Chứng tỏ cũng đủ kết án anh rồi. Nhưng tùy anh, anh muốn đi theo con đường nào thì đi.“ [7]
“Lời lẽ tên Đính là hoàn toàn đả kích Đảng, đả kích Trung ương, Đảng viên. Cho nên tên Đính là một tên trắng trợn phản cách mạng. Phải có biện pháp trừng trị đích đáng. Tên Đính phản cách mạng hoàn toàn.’’
“Tôi chưa từng nghe ai dám xúc phạm đến lãnh tụ. Tên Đính rõ ràng là phản động. Tên Đính, một tên ngu ngốc. Nhưng chúng ta phải tỏ ra có độ lượng, đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. Bản thân tên Đính phải thấy sai lầm của mình.’’
“Trần Vàng Sao! Có lạ gì với cái tên của anh đâu. Ở trong Nam anh đã từng làm những bài thơ tình đăng trong các báo ngụy như Hiện đại, Bách khoa, Mai… [8] Anh nên đổi tên để khỏi phải nhục. Hay là địch đã đưa anh vào hàng ngũ của ta? Anh bất bình với tổ chức, với Đảng. Thế kẻ thù của anh là gì? Kẻ thù của anh không phải là địch thì là ta, là cách mạng, là Đảng. Anh muốn đi theo con đường nào, con đường của bọn Nhân văn-Giai phẩm hay bọn bồi bút ở Sài Gòn? [9] Anh Đính, anh đừng tưởng anh giỏi, anh còn kém nhiều và phải học nhiều nữa. Anh phải làm như Trịnh Đình Thảo, Dương Quỳnh Hoa, Tôn Thất Dương Kỵ…’’ [10]
“Sự căm giận của tôi cũng giống như của toàn thể các đồng chí ở đây, nhất là các đồng chí ở Trị Thiên. Nguyễn Đính đã đối lập với chúng ta, đã quay mũi súng về phía chúng ta. Những bài viết của Nguyễn Đính khác với những lời Đảng đã dạy. Đó là những quan điểm chống cộng đã cũ. Nguyễn Đính có một ý thức khác với ý thức của chúng ta, có một lập trường khác với lập trường của chúng ta. Anh phải nhìn rõ kẻ thù hơn. Kẻ thù của Nguyễn Đính là chủ nghĩa Cộng sản, là Trung ương Đảng. Chúng ta chẳng bao giờ nhổ nước miếng vào bãi phân. Chúng ta cần phân tích, bộc bạch cho nó rõ. Tư tưởng phản động của Nguyễn Đính đã rõ rồi.’’
“Anh Đính chống Đảng. Thế thì anh Đính theo cách mạng để làm gì? Đúng là tri thức không đáng bằng một cục phân.’’
“Văn hóa có tác hại rất lớn. Địch đã tiêm nhiễm văn hóa của chúng vào đầu óc anh Đính. Anh Đính chưa hiểu về chuyên chính vô sản. Đảng ta rất nhân đạo, trấn áp anh thì không khó, nhưng ta có chính sách.’’
Đến đây, một ông trong chủ tịch đoàn đứng lên hướng dẫn, gợi ý, phát động mọi người góp ý:
“Tóm tắt về anh Đính như thế này: Anh Đính tự cho anh là con người, còn chúng ta là những đinh ốc, con vật; anh là người có tri thức, còn chúng ta là những người ngu ngốc. Như thế anh Đính phải nghĩ đến một cuộc cách mạng nào khác đây? Anh nói xấu lãnh tụ, không có lập trường về chiến tranh. Anh cho chế độ miền Bắc là bất công. Toàn bộ nhận thức, quan điểm của anh Đính đều có giấy trắng mực đen. Thực chất bên trong của anh ta là một tên phản động, chống đối Đảng, chống đối cách mạng. Anh ta đối lập với chúng ta.
Giữa anh Đính và chúng ta có một mâu thuẫn đối kháng. Lẽ ra anh Đỉnh không được ngồi ở đây nữa. Nhưng vì lòng nhân đạo của ta nên anh Đỉnh còn ngồi đây. Chúng ta muốn giáo dục, cải tạo anh Đính’’.
“Rồi đây tên Đính nó sẽ có những lời đường mật xin tha, xin khoan hồng. Nhưng ta phải mở cho nó một con đường tốt. Và chúng ta phải có một biện pháp cho tốt, đó là biện pháp chuyên chính vô sản.’’
“Thằng Đính phải gọi như thế mới được. Tất cả những người theo cách mạng ở đây không phải là cuồng tín đâu, mà bởi ruộng đồng, quê hương, vì cha mẹ chết. Nó khinh mẹ nó, vì mẹ nó đẻ nó ra đâu để cho nó phản động như thế này. Nó không đáng là cục cứt đáng cho ta nhổ nước miếng. Anh em bức xúc quá không nói được.’’
“Nói với thằng Đính, chứ không anh gì cả, thằng Đính hãy nghe đây. Tôi đề nghị: xét lập trường của nó mà có biện pháp xử trị.’’
“Tôi nói với tư cách là K trưởng, một Đảng viên, một trí thức. Chúng ta phục vụ cách mạng vì mục đích thiêng liêng, chứ không phục vụ những đối tượng có đầu óc phản động.’’
Tôi đề nghị chúng ta phải đề cao cảnh giác hơn nữa. Anh Đính có những hiện tượng chống Đảng, chống lãnh tụ, chống chế độ. Lôi Phong tự nguyện làm một đinh ốc của Đảng, một đinh ốc ý thức được nhiệm vụ của mình. Tôi hãnh diện khi nói tôi là một người Việt Nam, tôi là một Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.’’ [11]
“Tôi phát biểu hai điểm về anh Đính.
Một là, anh Đính đả đảo chiến tranh, anh muốn hòa bình. Anh nói miền Bắc bất công. Nhưng, ai là kẻ gây chiến tranh? Đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa? Rõ ràng anh Đính phản động. Anh Đính đi tìm tự do của Mỹ Ngụy phải không?
Hai là, theo sơ yếu lý lịch mà anh Đính đã khai với tổ chức, tôi nghi ngờ về lý lịch của anh ta. Nghèo mà đi học được là do địch đỡ đầu, địch không đỡ đầu làm sao mà đi học được. Anh Đính khai chưa đúng lý lịch của mình.’’
“Tôi xin phân tích thêm về ý thức và tư tưởng của anh Đính. Anh Đính đã nhiễm độc những hư thối của chế độ Mỹ ngụy. Anh có quan điểm rất mơ hồ về chiến tranh. Anh không phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Anh kêu gào tự do cho những người nghèo là thế nào? Anh tiêm nhiễm học thuyết Hê-ghen (Hegel) mà Hê-ghen là kẻ đã từng kêu gọi ném bom nguyên tử hủy diệt nhân loại (!). Cái trường đại học văn khoa ở Huế đã đầu độc anh ta. Bọn Cờ đỏ [12] cũng có cùng một luận điệu như thế. Anh Đính cũng có cùng một luận điệu như thế. Anh Đính chỉ là một con giòi mang biết bao nhiêu bệnh tật trong người.’’ [13]
“Năm nay tôi 57 tuổi, hơn 40 năm đi theo con đường của Đảng, bây giờ tên này phản động chống Đảng, tôi đau xót vô cùng. Chưa ai dám xúc phạm đến Bác Hồ, nay tên Đính lại dám xúc phạm đến Bác Hồ. Đính là người Việt Nam, người Việt Nam mà lại dám xúc phạm đến Bác Hồ. Tôi muốn đánh gục tư tưởng sai lầm của tên Đính.’’
“Tôi đứng trên quan điểm của người Đảng viên để nói. Anh Đính là kẻ thù của tôi, vì anh xúc phạm đến lãnh tụ. Hoạt động cách mạng của anh Đính chẳng có chi cả, không đáng là chi cả. Anh Đính đã bộc lộ những tư tưởng phản động. Văn hóa miền Nam của bọn đế quốc đã xâm nhập vào anh Đính. Tôi đề nghị: phải có biện pháp cương quyết và cứng rắn với anh Đính.’’
“Đồ bịp bợm. Tên này là một tên bịp bợm. Nó hô nhân dân muôn năm, nhưng lại chống Đảng. Luận điệu của tên Đính giống như luận điệu của Ngô Đình Diệm.’’
“Luận điệu của tên Đính là luận điệu của kẻ thù. Chế độ ta là chế độ của chuyên chính, của giai cấp vô sản. Chỗ đứng của tên Đính không phải là chỗ đứng của một người nghèo mà là đường đi của kẻ thù. Tư tưởng sai lầm của tên Đính rất nghiêm trọng. Tên Đính đừng dựa vào các lời nói của các Đảng viên và cán bộ ở đây mà kích động.’’
“Tay Đính, phản động. Học thức là vô ích. Tôi bóp bụng, tôi chịu đựng, mặc dù tôi hết sức căm thù nó.’’
“Đính là một kẻ do địch cấy vào để phá hoại hàng ngũ ta. Đó là một tên phản động tày trời. Bản chất của tên Đính là phản dân hại nước. Mang danh nghĩa cán bộ B [14] là nhơ bẩn. Cho tên Đính ăn hóa ra vô ích. Tôi tức giận. Tôi phát biểu để cởi mở hết sự tức giận của tôi. Phải có biện pháp trừng trị nó.’’
“Chúng ta rất tiếc là sự việc này xảy ra trong đơn vị của chúng ta, trong Đảng bộ của chúng ta. Anh Đính nói xấu Đảng, nói xấu lãnh tụ, Đảng viên. Thế học thức của anh Đính là ở chỗ nào? Những người bình thường như chúng ta nhận ra được con đường đi giáp mặt với kẻ thù, chịu hy sinh thân mạng của mình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc là trí thức. Đó mới là trí thức.’’
“Tên Đính phải mở mắt ra mà xem. Cách nhìn về chiến tranh của tên Đính rất phản bội. Chúng ta lên án tư tưởng, hành động này của tên Đính, phải cải tạo nó theo đường lối và chính sách của ta.’’
Đến đây, ông Lai đứng dậy:
“Thưa các đồng chí. Tôi biết các đồng chí còn rất nhiều ý kiến muốn phát biểu. Nhưng bây giờ ta phải để cho anh Đính thú nhận tội của mình đã.’’
Ông ta quay sang tôi:
“Anh Đính, đứng dậy. Anh hãy đọc bản kiểm điểm thú tội của anh đi! Đứng đó đọc!’’
Tôi mệt mỏi, chán nản và muốn mửa, mấy lần tôi dợn dợn rồi cố nín. Cái dạ dày của tôi rúc rúc. Tôi muốn đưa tay ôm bụng, nhưng tôi đứng dậy. Có một vài cặp mắt ở đàng sau cuối hội trường nhìn tôi rồi quay đi. Có những cặp mắt đỏ máu mở trừng như trân không muốn nhắm ghim vào tôi. Có người nhổ nước miếng, khịt mũi; có người hừ; có người cất điếu thuốc khỏi miệng, phun nước miếng thẳng vào tôi; có người xô ghế đứng dậy nghiến răng; có người mặt lạnh tanh, chỉ hơi dim mắt ngó tôi; có người liếc nghiêng, đầu hất ngược lên mấy cái. “Đồ mất dạy!”, “đồ chó đẻ!”, “bắn được rồi!”, “bắn mẹ hắn đi!”, “để chi cái đồ đó!” “dơ dớp!”, “dơ dáy!”….
Tôi muốn ói ra thật rồi. Tôi nói [15] :
“Từ ngày ra Bắc đến nay, tôi đã phạm những sai lầm về ý thức, tư tưởng sau đây:
Bằng những ghi chép và trong những bài thơ, tôi đã có những suy nghĩ phản động có hại đến thanh danh của Đảng:
- Tôi đã chê bai và mạt sát các Đảng viên,
- Tôi đã xúc phạm đến uy tín của lãnh tụ,
- Tôi đã nói xấu các đồng chí ở trung ương;
- Tôi đã nói xấu chế độ;
- Tôi đã có thái độ bất kính đối với một số tri thức ở miền Bắc [16] ;
- Những điều tôi đọc ở sách vở chưa thấu đáo nhưng đã vội kết luận;
- Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay (trong một số bài thơ của tôi) tôi đã mất bình tĩnh vì quá lâu mà chưa kết thúc. Tôi nghĩ rằng ta sẽ thắng, nhưng nhân dân sẽ phải chết rất nhiều.
Những sai lầm của tôi hết sức nghiêm trọng. Đó là những tội phạm của tôi đối với Đảng, đối với nhân dân, đối với cách mạng. Tập thể đã căm thù tôi, đã xúc động khi tôi xúc phạm đến uy tín của lãnh tụ. Tập thể đã coi tôi như một kẻ thù và yêu cầu xét xử tôi theo pháp luật. Tự bản thân tôi, tôi thấy tội của tôi theo pháp luật là bỏ tù. Tôi mong ở sự độ lượng và khoan hồng của tập thể đối với tôi.
Xét quá khứ tham gia cách mạng của mình, nay mình lại phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng có tính chất phản động như thế, tự tôi tôi đã xóa bỏ cái quá khứ trước của mình đi.
Tôi đã thấy rõ những sai lầm của mình. Tôi tin tưởng ở tập thể.
Tôi phải sống hòa mình trong lao động, trong tập thể để tự cải tạo mình, để mình trở thành người tốt đối với xã hội.
Tôi mong sự giúp đỡ của trên, của tập thể. Nhưng chính bản thân tôi, tôi phải tự rèn luyện học tập những anh em đồng chí xung quanh.”
Tôi đọc xong, ông Lai ngoắt tay ra dấu:
“Ngồi xuống.’’
Mấy cái đầu đội mũ cát trên hàng ghế chủ tịch đoàn cụng vào nhau vừa hút thuốc, vừa uống nước thì thầm. Ông bí thư Đảng ủy bệnh nhân vừa đứng nhỏ to với một ông trong đoàn khảo tra trong góc hội trường vừa vẩy tay một ông khác đến. Tôi dựa người vào thành ghế nhìn thẳng ra cửa ra vào. Mấy ông bí thư chi bộ bệnh nhân đi chen giữa các hàng ghế rỉ tai. Ông tên Lai đứng dậy nói, đại ý:
“Thưa các đồng chí, anh Đính đã đọc bản kiểm điểm của anh. Chúng tôi biết các đồng chí chúng ta chưa nói hết những ấm ức, phẫn nộ của mình, các đồng chí còn rất nhiều điều muốn phát biểu ra ở đây.
Bây giờ chúng tôi đề nghị các đồng chí hãy đi sâu góp ý kiến về những biện pháp nhằm giúp anh Đính cải tạo mình.’’
Ông Lai vừa nói xong, ở cuối hội trường đã có người vừa dong tay vừa đứng dậy:
“Đối với tên Đính, tôi đề nghị chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh nữa.
Đấu tranh để tên Đính thấy rõ những tội phạm của nó, và buộc nó phải thú nhận tất cả những tội phạm của nó.’’
“Bây giờ ta xử tên Đính như thế nào? Xét những sai lầm của tên Đính, tôi thấy có mấy nguyên nhân thế này: là đầu óc tiểu tư sản, cái tự do mà tên Đính nói là một thứ tự do cá nhân. Tất cả đều do bị ảnh hưởng văn hóa của địch.’’
“Tên Đính phải có một hệ thống, một dây móc nối ở trong Nam, trong vùng địch.’’
“Xử lý tên Đính thế nào à? Cho đi cải tạo!’’
“Tội của nó đáng lẽ là bắn.’’
“Cho đi cải tạo.’’
“Tên Đính nhận thức và đánh giá những điều mà nó trình bày ra là chưa đúng. Tên Đính tiếp thu chưa đúng đắn và thiếu thành khẩn những ý kiến của chúng ta. Tội của nó rất to lớn đối với toàn dân tộc ta. Phải giáo dục nó, nhưng cũng phải có biện pháp cải tạo nó.’’
“Tên Đính chưa thành thật nói hết. Hai là, hắn là một tên phản động, phản động có ý thức chính trị, điều này chúng ta cần chú ý vì rất quan trọng.’’
“Tội trạng rất to, đem bắn ở đây cũng được rồi.’’
“Cho nó đi cải tạo dài hay ngắn hạn là tùy mức độ tội trạng sau này ta xét xử.’’
Ông tên Lai nói:
“Tôi biết các đồng chí còn có nhiều ý kiến và nhiều đồng chí cũng chưa nói hết những ấm ức, tức giận của mình. Qua sự góp ý, phân tích hết sức sâu sắc và đúng đắn của các đồng chí, đến đây tôi tạm sơ kết, tạm gọi là sơ kết một bước về anh Đính. Thế này các đồng chí ạ. Những tư tưởng phản động trong con người của anh Đính đã có từ năm 1968 [17] . Tôi nhắc lại từ năm 1968 là lúc mà anh ta còn ở trong rừng. Từ năm 1968 đến nay, 1972, là 4 năm; hai năm trong rừng, hai năm ở miền Bắc. Tôi nhắc lại như thế để các đồng chí thấy rõ tác hại của những tư tưởng và hành động phản cách mạng của anh Đính là nguy hiểm tới mức độ nào. Chúng ta phải khẳng định trách nhiệm của Đảng là Đảng ta kiên quyết loại bỏ tất cả những tư tưởng khác và sai trái đối với tư tưởng, lập trường và quan điểm của Đảng. Hơn nữa, ở đây lại là những tư tưởng phản động, chống phá Đảng, chống phá cách mạng thì phải đánh chứ không phải chỉ loại trừ nữa. Nhưng chúng ta không đánh con người anh Đính, chúng ta đánh là đánh cái tư tưởng, cái hành động phản động của anh ta. Vì chúng ta tin tưởng rằng con người của anh Đính có thể cải tạo được với điều kiện là bản thân anh Đính phải thú nhận một cách thành khẩn và đúng đắn hết những sai phạm của mình trước Đảng. Chủ trương của Đảng ta luôn luôn kết hợp trừng trị đi đôi với giáo dục, mà giáo dục là chủ yếu.
Thưa các đồng chí, vấn đề của anh Đính vẫn còn tiếp tục. Ngang đây chưa hết. Tôi xin nhắc lại, ngang đây chưa phải là hết. Chúng tôi chưa kết luận về anh Đính như thế nào cả. Chúng tôi đưa ra mấy khẳng định sau: một là, trước đây hai hôm anh Đính là cán bộ tuyên huấn, một người bạn ở K65, nhưng hôm nay bước đầu, tôi nói rõ là chỉ mới bước đầu ta kết luận, con người của Nguyễn Đính có những sai lầm nghiêm trọng chống đối Đảng, chống đối chính phủ. Tư tưởng của Nguyễn Đính là tư tưởng phản động chống đối Đảng ta. Chính phủ ta. Mức độ phản động đến đâu, như thế nào ta chưa kết luận. Nguyễn Đính chưa thú nhận hết những tội lỗi của mình, mặc dầu Đính đã có thú nhận. Do đó chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh với Nguyễn Đính, đấu tranh đến cùng, đấu tranh không khoan nhượng. Hai là, tập thể chúng ta đã có nhiều ý kiến về việc xử trị anh Đính, cụ thể là: một là bắn, hai là tiến hành giáo dục, cải tạo một cách nghiêm túc. Thưa các đồng chí, chúng ta chưa quyết định được. Nguyễn Đính phải thấy sự khoan hồng của Đảng, nếu Nguyễn Đính là một tên phản động có nợ máu thì phải xử lý bằng biện pháp mạnh. Muốn như thế nào đó, cái đó là tùy Nguyễn Đính. Và anh ta phải tự thấy cái đó. Chính sách của Đảng ta là luôn luôn độ lượng với những người biết hối cải. Nguyễn Đính vẫn chưa thú hết tội. Và chúng ta phải nói cho anh ta biết rằng ngang đây chưa phải là hết đâu.’’
Mọi người đã ra khỏi phòng. Căn phòng sáng hẳn lên. Tôi vẫn ngồi một chỗ và hút thuốc. Mấy ông trong đoàn khảo tra ngồi trên bàn chủ tịch đã đứng dậy. Họ đang nói chuyện tiếng to và cười vui vẻ.
Trước mặt tôi ba dãy ghế băng, cái thồi ra, cái thụt vào xô lệch nhau. Một vài cái ghế dựa nghiêng ngửa giữa các lối đi. Ngọn đèn ở ngoài hành lang vừa tắt. Ông thợ điện đang đi thu dây và các bóng bắt thêm trong hội trường. Tối nay điện không bị cắt. Bây giờ chắc khoảng hơn mười một giờ. Các cửa gương đã đóng. Trong phòng đã hết hơi người, nhưng vẫn còn cái mùi gì nằng nặng lẫn với khói thuốc lá lảng vảng. Ông Thanh bước lại gần tôi nói:
“Anh về được rồi đó.’’
Tôi đứng dậy bước đi. Ông thợ điện người Nam Bộ khoảng trên 50 tuổi mở một cánh cửa hông nhìn tôi nói:
“Anh đi ngả này, anh Đính.’’
Lạnh, có gió thổi hút vào. Những dãy nhà, những dãy lầu, cửa sổ khép mở, đèn thắp sáng như những toa tàu. Dãy nhà tôi ở phía bên kia đường.
Các giường ngủ trong phòng đã mắc mùng. Bốn người còn tụm lại uống nước trà, nói chuyện. Họ nhìn tôi rồi lặng thinh. Ông già Giác vẫn ngồi xếp bàn trên giường. Ông đưa hai tay vuốt tóc rồi để yên sau đầu. Thường ngày ông già Giác hay uống nước trà với tôi. Hễ có trà ngon thế nào ông cũng gọi tôi uống. Ông hay ướp bông bưởi với trà loại ba hoặc trà bồm để uống. Cho đến sau này, ông Giác, ông Tuyến và anh Khôi là những người ở cùng phòng với tôi vẫn đối xử tử tế với tôi như thường. Tôi bước vào phòng trong, ông già Tuyến người Quảng Ngãi nằm trong góc đã đi ngủ. Hình như ông bỏ về trước, không dự hết cuộc đấu tối tôi. Tôi nhai mấy viên Ka-vét rồi để nguyên áo quần đang mặc đi nằm. Tôi mệt và chán. Tôi không muốn suy nghĩ và tính toán gì nữa. Tôi cũng chẳng cần tìm cách đối phó như thế nào về sau này nữa, và cũng chẳng cần tìm hiểu xem người ta sẽ xử sự với tôi ra sao nữa. Chán và mệt lắm rồi.
Cô y tá trực xách cái đèn bao đi vào. Lần này cô không đong đèn nhìn vào giường tôi như mọi khi nữa. Ông già Tuyến trở mình ho, rồi lẹt xẹt mở cửa đi ra ngoài.
Tôi nhớ mẹ tôi, tôi nhớ nhà, tôi khóc.
Năm đó tôi ba mươi tuổi.
© 2005 talawas
[1]số Đảng viên ở K65 có trên 80 phần trăm.
[2]bài này in trong tờ Cờ Giải Phóng – Cơ quan của mặt trận dân tộc Giải phóng thành phố Huế, tháng 5-1969, sau đó một tờ báo nào đó ở Hà Nội in lại.
[3]Mấy câu này tôi viết về mẹ tôi, sau tôi làm đề từ cho bài này.
[4]Khi đăng lại tờ báo ở Hà Nội sửa lại câu “còn tôi tên lính nhỏ” thành “còn tôi người lính nhỏ”.
[5]Tôi thường hay viết những bức thư trong các tập vở hoặc giấy rời cho những người mà tôi tự đặt ra những cái tên A, B…. nào đó, trình bày những suy nghĩ của tôi về miền Bắc, cảnh vật, sinh hoạt của dân chúng ở những nơi tôi đến, sinh hoạt hàng ngày của tôi, có khi nhắc lại những kỷ niệm của tôi với bạn bè, ở trong rừng, ở Huế, lúc còn đi học… Tất nhiên những bức thư này không bao giờ tôi gửi. Viết thư như một cách ghi chép, viết nhật ký của tôi, nhưng dưới hình thức đối thoại, nói chuyện. Cách này lâu nay tôi vẫn hay làm. Ông Lai đã dẫn ra một số đoạn trong những bức thư này và cho đó là thư tôi gửi cho bạn bè ở trong Nam.
[6]Quê hương đây là Thừa Thiên. Người phát biểu là một người quê ở Thừa Thiên.
[7]Người phát biểu này tôi nhớ không rõ tên, là Hoàng Hương Việt hay Hoàng Việt Hương. Anh ta người Quảng Nam, sau này có đi học một lớp báo chí ở trường Tuyên huấn Hà Nội thì phải. Khi anh ta nói có tiếng xì xào “anh gì mà anh, tên Đính thôi”.
[8]chắc anh ta nhầm tôi với một người nào đó.
[9]anh ta có kể một số tên mà anh ta liệt vào bọn bồi bút ở Sài Gòn. Tôi không ghi lại nên không nhớ.
[10]Đây là phát biểu của một người tên Hoàng Hương Việt hay Việt Hương gì đó
[11]ông này tên Điềm, bác sĩ trưởng K, người ở Nghệ An hay Thanh Hóa tôi không rõ.
[12]Có thể chỉ Đài Phát thanh Cờ đỏ, công cụ chiến tranh tâm lý loại „xám“ của Mỹ hoặc Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. BT
[13]Phát biểu của cái anh tên Việt.
[14]tức cán bộ ở chiến trường miền Nam.
[15]Tôi viết lại dưới đây bản kiểm điểm ghi tóm tắt những ý chính, thường gọi là gạch đầu dòng của tôi đã được hai ba ông trong đoàn khảo tra tôi hướng dẫn từng điểm, từng chữ, sửa lui sửa tới mấy lần.
[16]Tôi được hướng dẫn phải thêm vào: vì tự cao tự đại.
[17]có lẽ ông ta căn cứ vào bài thơ “Những con đường đã đi qua và những con đường sẽ đi tới” của tôi làm năm 1968.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét