Truyện
Bùi Hoằng Vị
Tầng trệt. Trong phòng. Chẳng có đồ đạc gì ngoài một tủ kê sát tường, một bàn kê sát tủ, và hai ghế kê sát bàn.
Hai hữu thể có cánh, rã rượi, ố bẩn, như chưa một lần bay lượn: Một, có cặp mông lớn lao và hung hãn, đang đứng kiễng chân trên đầu bàn, ghé tai vào cái đài bán dẫn made in Hell giấu trên nóc tủ, vẻ lắng nghe, thỉnh thoảng quay lại bộ mặt xanh xao, mắt quầng thâm, thở dài, ... Một kia, đang ngồi ở ghế cạnh bàn, đầu cúi, viết không ngưng nghỉ... Những dòng chữ chảy lênh láng, ngập một tấc trên sàn, tràn cả ra cống rãnh ngoài cửa. Bầu khí thì oi, thoang thoảng mùi chuột, và gián, và rác ...
Em van anh. Hữu thể đang đứng nhắc lại, giọng ủ dột. Anh viết gì mãi thế?
Hữu thể kia vẫn mải mê không đáp.
Không. Giọng càng ủ dột. Không thể thế được. Em không tin.
Gì cơ? Giọng hỏi lơ đãng.
Em không tin.
Nhưng tin gì cơ?
Không thể vui thế được. Ở dưới ấy đã được giả thiết là buồn thảm.
Hữu thể kia bất giác ngửng đầu, vẫn lơ đãng. Chiếc đài dang lần lượt nhả ra âm thanh của chín kênh địa ngục.
***
Anh bất giác ngửng đầu, lúc nàng đưa tay vặn nút, dò tìm kênh một, VOHell. Một bản giao hưởng tấu bằng hậu môn. Anh ngừng bút, nhưng không có ý nghe, chỉ lơ đãng đưa mắt nhìn sang phải , ở đó, một mảng vôi xám nữa vừa rơi xuống từ cái vách ố bẩn, la liệt những chữDieu, Love, Rai, ... viết nguệch ngoạc bằng phấn và than, chung quanh những nét vẽ, còn nguệch ngoạc hơn, phác thảo chân dung của Thượng Đế, vẻ mặt vừa đáng kính vừa đáng ngờ, với một vòng hào quang mầu hoen rỉ. Phải, hào quang!
Bản giao hưởng dứt. Chương trình được tiếp tục bằng một giọng xướng ngôn chuyên nghiệp: ....... Sau đây là bản tin cuối ngày. Vừa qua chúng tôi đã tiếp nhận thêm 12 hữu thể có cánh. Một trong số cho biết, họ đã ... từ những bóng tối thiên đường nào trung cổ, những xứ sở nào buồn bã vô song. Thẩy đều bơ phờ, liệt nhược. Một số đã chết. Hiện chưa tìm được một biện pháp nào khả dĩ giúp số còn lại vui lên được một chút. Chúng tôi thành kính nghiêng mình trước... Chúng tôi trân trọng mọi nỗi đau thiên đường... Anh ngáp.
Tiếng rột rạt phát ra từ cái nút vặn đài. Nàng rà sang kênh hai. Một bài triết luận đang đọc dở: ...Cuối cùng, rõ ràng sứ mệnh cay nghiệt mà trung thành nhất của ý thức vẫn là phản bội, và, rất tiếc, ấy lại chính là phương tiện duy nhất cứu rỗi cho chân lý ... Anh vẫn không buồn nghe. Sự chú ý của đôi tai anh đột ngột được dành cho những âm thanh đang vọng xuống từ những tầng trên của toà cao ốc, những tiếng cãi cọ, chì chiết chua ngoa, những tiếng quát tháo, rồi là tiếng khóc khô khan,... Mắt anh thì để ra cửa sổ. Ngoài ấy, một cơn gió đang cuốn bụi bay tung. Mầu trời u uất. Có một con trốt xám vẫn lơ lửng ở đâu đó, anh biết.
Kênh ba. Tin về phát hiện khoa học mới nhất... Vừa qua, các nhà... đã thí nghiệm thành công... Tia nhìn anh bất động, bám lấy cái cửa sổ, trong lúc cố hình dung ra điều gì nghiêm túc, chẳng hạn một phòng thí nghiệm, những ống thuỷ tinh, những cái blouse trắng ... Anh cố gắng đến đau mỏi, cuối cùng lắc đầu. A, một lần nữa anh kịp nhận ra, chẳng có hình ảnh nào gọi được là nghiêm túc lại có thể lưu trú trong trường ý thức anh. Nhưng mà không, xét cho cùng, có hề chi. Những điều ấy, dầu nghiêm túc đến đâu mặc, có liên quan gì đến anh, đang ngồi đây, giữa một nỗi hỗn mang oi ả, thoang thoảng mùi chuột và gián và rác!
Cái nút đài tiếp tục kêu lên. Nó lại được hăm hở vặn đi. Kênh bốn. Tiếng Thét Vượt Thời Gian. Anh mệt mỏi đặt bút xuống. Ấy là từ ngữ anh thật sự không muốn nghe. Thời gian!
Kênh năm. Bản tin lúc không giờ. Lại thời gian! Cái gì vậy? Có phải mớ khái niệm gắn liền với từng múi giờ, mà bầy hữu thể có đuôi nào đó cam lòng chia nhau gặm nhắm? Thế, anh chẳng thể chia sẻ với họ. Ở đây, nơi thường trú anh, dù sáng hay tối, ngày nắng hay ngày mưa, mùa ít nóng hay mùa rất nóng, thì ngọn đèn duy nhất giữa trần phòng kia cũng cứ thắp suốt, chẳng khác một con mắt võ vàng treo dọc, không bao giờ nhắm lại, và, dưới ánh sáng tự kỷ ám thị kinh niên vàng vọt của nó, anh không thể xác định được là mấy giờ. Thời gian của anh là mênh mang vô bờ bến, hay co xoắn đậm đặc, theo cách nào đó, anh không thể diễn tả bằng ngôn ngữ phàm tục bất toàn, - nó phải được thể nghiệm và diễn giải theo những phạm trù siêu việt hẳn, vượt khỏi tầm với của ý thức lẫn tưởng tượng anh. A, thời gian! Đã lâu rồi, anh không còn biết đến nữa.
Bản tin bỗng níu kéo thần trí anh trở về với cái đài: Nghe nói, ở tầng trệt của Thiên Đường, từ một nỗi đau giả, một hữu thể có cánh đã để chẩy lênh láng những giòng thơ, làm ngập lụt mọi cống rãnh... Nàng quay lại, giọng trách móc.
Người ta đang nói về anh. Mắt nàng như quầng thâm hơn.
Anh lắng nghe, vẻ buồn bã.
Không. Họ lầm. Nỗi đau của anh là có thật.
Và anh cúi mặt, vẻ rất buồn bã, nhìn những giòng chữ chẩy khôn cầm. Họ có thể hiểu gì về việc anh đang làm! Nhưng thôi, thây kệ, anh chẳng cần. Khi anh sáng tạo, một mình anh là đối trọng của thế giới, anh tự triển khai thành một thế giới của riêng anh ...
Kênh sáu. Tiếng động kẽo kẹt của một chiếc giường. Tiếng thở hổn hển lẫn tiếng rít khe khẽ, khuyến khích ,...
Nghe nói, ở dưới ấy bọn quỷ cái đẹp lắm, đúng thế không, anh? Giọng nói ủ dột của nàng vang lên, như rên.
Có đâu. Anh vẫn cúi mặt. Đã được chứng minh là ở dưới ấy những hữu thể có đuôi, giống cái, phải ngồi trước gương hàng giờ và tô đi tô lại đường viền những lỗ thủng trên mặt bằng những mỹ phẩm thượng thặng. Họ hẳn phải xấu xí.
Nhưng nàng vẫn chẳng có vẻ gì là nguôi ngoai. Những ngón tay run rẩy lại đay nghiến cái nút vặn.
Kênh bảy. Tiếng cốc tách chạm nhau. Tiếng cười. Tiếng chúc tụng. Một buổi liên hoan. Nào, nào, xin cạn ly, nhân kỷ niệm lần thứ 1991 ngày qua đời của... Anh không thể không một lần nữa nhìn qua cửa sổ. Đằng xa, ở cuối tầm mắt, cách một quãng đồng vắng không cây, có một cái gò lớn, vẫn được mệnh danh Nấm Mồ Của Thượng Đế. Phần anh, chưa bao giờ gọi nó bằng cái tên đó. Thật xúc phạm đối với con tim khi phải nhìn thấy nó hôm nay, cỏ xanh loang lổ. Anh vẫn nghĩ, lẽ ra ra nó phải được lát bằng những phiến cẩm thạch, mát lạnh và lặng lẽ, an nghỉ dưới bóng râm của những rặng trường xuân.
Kênh tám. Tiếng cười sặc sụa ...
***
Nàng cứ rà đi rà lại cái nút vặn, vẻ thất vọng. Cuối cùng, bật khóc.
Không. Nàng gục đầu vào cái tủ, vai rung lên. Em không tin.
Thôi nào! Giọng nhẫn nại, anh nói, trong lúc quờ tay lấy cây bút, cách vô thức.
Anh lại cúi xuống, cắm cúi viết. Chữ nghĩa lại chẩy lênh láng, ngập ngụa, ào ạt khắp, phần lớn xuống cống rãnh sặc mùi chuột và gián và ..., chỉ một ít bay tung theo gió, lấp lánh giữa đám bụi. Vẫn lơ lửng một con trốt xám ở đâu đó, bên ngoài, ... Bầu khí thật oi.
Anh ước ao nàng sẽ vặn cái đài về kênh chín. Nhưng chẳng hề hy vọng điều đó. Nàng chẳng bao giờ lại chọn nghe kênh chín, cũng như chẳng bao giờ lại chịu tắt cả đi. Chẳng thà vặn suốt, và cứ như thế, để cho tiếng rột rạt hăm hở kéo dài tưởng chừng vô tận. Dù sao vẫn hơn. Nàng bảo. Em ghét kênh chín. Phải, anh biết, ở đấy chỉ được nhả một Dấu Lặng Vĩnh Cửu. Còn anh, thì thèm khát nghe nó xiết bao.
Từ một tầng bên trên của toà cao ốc lại vọng xuống một giọng lanh lảnh, át cả tiếng rột rạt ngoan cố của cái nút vặn đài: Gớm, lại sặc. Rõ khốn khổ. Người ta vẫn nuốt cả tấn địa ngục vào họng đến là tươm tất, còn ông, có mỗi cái hạt tấm cũng cố mà sặc. Thật, tôi đến độn thổ ...
Anh chẳng muốn nghe chút nào, cứ lẳng lặng viết xối xả. Song, thật đáng buồn, đôi vành tai của anh đâu thể đóng lại! Đấy, và anh cũng lại nghe nàng rảo trở về kênh bẩy...
Tiếng ngáy như sấm. Buổi liên hoan đã vãn rồi sao? Anh lẩm bẩm... Bất thần vang lên, trong khoảnh khắc, một đoạn Adagio của bản..... N°14, của .... Kênh sáu, phải không em? Anh định hỏi, nhưng cái nút đã vặn đi. Phải rồi, kênh sáu. Người ta đã ngưng chuyện ấy, chỉ còn tiếng đàn rướm máu, ánh trăng rướm máu. Anh lại bất giác nhìn ra cửa sổ, nhìn những đám mây trên cánh đồng thiên thu, chẳng phải mùa xuân, chẳng phải mùa hạ, cũng chẳng phải..., những đám mây ấp ủ mộng đời nào bất tuyệt. Chúng đến từ đâu? Anh bỗng cảm giác xa lạ, xa lạ, xa lạ...
Kênh năm lại vồ lấy thần trí anh với cái giọng thường trực: Chẳng bao giờ đã và cũng sẽ chẳng bao giờ có ai từng nghe nói về một vụ tự tử như thế, - tự tử bằng thơ. Thơ dâng lên từng milimét, chắc chắn sẽ ngập đến cằm, đến miệng, đến mũi, và thế là hết, chỉ còn hai con mắt, thao láo, dần dần bất động, ngưng thần. Đồng thời, mức thơ không dâng lên nữa. Phải mất lâu lắm, thơ mới rút đi hết, qua ngả cống rãnh, và trên nền nhà chỉ còn lại sõng sượt một mình thi nhân, với đôi cánh nát tan ...
Họ lại nói anh. Giọng nàng nghe khô khốc.
Không. Anh lơ đãng nhìn xuống bàn, gẩy gót cây bút, nhưng không viết. Họ không hiểu gì hết. Chúng ta không biết đến sự chết. Khái niệm đó đã được qui ước là vô nghĩa ở Thiên Đường.
Anh vẫn gẩy gót cây bút. Sao họ lại dối trá thế? Chẳng ai đã từng biết được điều gì về chốn đây. Tự tử bằng thơ! Có buồn cười không. Anh nào có làm thơ! Anh chỉ để chữ nghĩa tuôn chảy mãi thế này, ngập sàn một tấc, và chỉ thế không hơn. Còn anh, thì tồn tại đã được chỉ định là chẳng bao giờ kết thúc.
Nhưng, em van anh. Anh viết thế để làm gì chứ?
Anh van em. Giọng anh cũng khô khốc. Anh không biết. Có thể nào khả hữu một câu trả lời khác hơn, mà vẫn trung thực đến thế? Cũng như có thể nào tìm thấy một điều gì khác hơn là cây bút xấu xí này, để cho anh trang trải hết cái chiều kích ghê gớm của thiên thu? Quả thật, anh không biết.
Anh thoáng thấy nàng mím môi. Cố nhiên, ấy chẳng phải lần đầu tiên được đặt cho anh một câu hỏi đại loại. Nhưng thôi, hãy quên đi những điều nhỏ nhặt, khi một mình anh cũng đủ khả năng là đối trọng của thế giới, một mình anh cũng có thể tự triển khai thành ...
Dường như nàng cũng thế, cũng biết quên. Thoắt cái, nàng đã trẩy sang kênh khác, vẻ lãnh đạm.
Kênh bốn. Chương trình đọc thơ. Đã về đâu rồi, Tiếng Thét Vượt Thời Gian? Và bây giờ, thì thơ! Một giọng đọc có cái gì đó khẩn thiết, buộc anh phải lắng tai.
... Anh ra ngõ, ngồi xuống một phiến đá, và bắt đầu khóc. Anh khóc trước tiên cho bản thân anh, rồi sau đó, cho mọi thứ, mọi sự trên đời: Khóc cho trời đất quá bao la, cho những đám mây quá xanh, cho mặt trời quá rực rỡ, cho đồng lúa quá vàng, cho dòng sông quá nhiều nước, cho những kẻ đi vụt qua; - cho người đàn bà kia đôi vai quá mảnh, đôi vú quá lớn; cho người đàn ông kia dáng đi đã quá nhọc nhằn, lại còn sở hữu thêm cái dương vật quá khổ... A, mọi sự tồn tại đều đẹp đẽ và tội nghiệp đến mức không chịu nổi. Song, điều càng lúc càng trở nên khủng khiếp nhất, là anh vẫn không thể nào hiểu được cái lẽ tồn tại của chúng. Thế là, anh lại khóc và khóc, và phát hiện ra đôi mắt là cả một nguồn mạch đầm đìa.
Ôi khốn khổ. Tạo vật có đuôi vô danh nào đã có thể cưu mang một nỗi đau dường ấy, nỗi đau đồng dạng với nỗi đau anh? Đoạn thơ khiến anh thật sự ganh tị, dù chỉ có bấy câu. Chao, chẳng bù cho bao tuyệt phẩm anh đã từng biết, trường giang đại hải, hoàn thiện một cách vô tích sự; hay hớm, thông minh và vĩ đại một cách vô tích sự, chẳng đáng để anh nhớ lại mảy may...
Dù sao, rất tiếc, thi ca vẫn không phải điều nàng quan tâm. Tiếng rột rạt lại cương quyết nói lên điều đó ... Cái đài đang trở về kênh ba...
Vẫn những mẩu tin nhanh về những phát hiện mới nhất ... đã xác nhận tồn tại của lỗ đen... Vấn đề bản chất của lỗ đen, - điều kỳ diệu đến nghịch lý của thực tại vật lý... Lại những điều đồng thời vừa nghiêm túc vừa chẳng liên quan gì đến anh, đang ngồi đây, giữa nỗi hỗn mang oi ả, thoang thoảng mùi chuột và gián và rác, dưới cái áp suất song trùng, vừa xám xịt, của một con trốt vẫn lơ lửng ở đâu đó ngoài kia, vừa võ vàng, của ngọn đèn duy nhất trong phòng, chẳng khác một con mắt kinh niên tự kỷ ám thị treo dọc, không bao giờ nhắm lại...
... Nghiên cứu cho thấy, ở điều kiện..., dung dịch từ mắt sẽ không chảy xuống má, nhưng sẽ... Những từ vựng lại tiếp tục nổ dòn một cách nghiêm túc phi thường, trong khi anh chẳng biết làm gì khác hơn là ngáp, và kín đáo nhận ra, chẳng bao giờ kịp che miệng.
Cái ngáp của anh kéo dài cùng với tiếng rột rạt của cái nút vặn đài, và không thể ngưng lại, ngay cả khi trên kênh hai đã vang lên bài triết luận dị hợm quen thuộc: ... Đã đành năng lượng phải được tiêu hao dưới mọi hình thức, thế này hay thế khác, song bi kịch nhất vẫn là nỗ lực vận dụng nó cho việc ghi nhớ những điều chẳng... hay trả giá nó cho niềm tin vào những thứ chẳng..., vâng, và ngay cả khi anh, như theo một phản xạ tự nhiên, vụt ngoảnh ra cửa sổ, đưa mắt nhìn về phía nấm mồ của Thượng Đế, với vẻ buồn rầu...
Lúc này đây, anh càng khát khao chuyển cái đài về kênh chín, khát khao đắm mình vào nó, - cái Dấu Lặng Vĩnh Cửu, chưa một lần được nghe nọ, xiết bao. Song, anh vẫn ngồi yên thế, vân vê cây bút, lặng lẽ ngáp, và cuối cùng, lại lặng lẽ cúi xuống, tiếp tục viết và viết, lênh láng, xối xả, ào ạt khắp...
Thôi, cứ xem như giải pháp duy nhất cho anh là thế, và anh sẽ mãi còn trung thành với nó, thây kệ mọi sự, thây kệ cả cái đài đã được nàng vặn hối hả, rột rạt trở về kênh một, nơi cũng vừa kết thúc một bản tin hay một bài triết luận hay một bài thơ nào đó anh chẳng rõ: ... Sẽ chỉ còn lại một mình anh thôi, và thế cũng đủ để hoàn tất sứ mệnh làm chứng cho nỗi vô nghĩa bí ẩn và vĩnh cửu của tồn tại Thiên Đường. Và cố nhiên, ngay cả cái lối kết thúc này nữa, anh tự nhủ, cũng phải được thây kệ nốt.
Saigon, 02/1991
*Năm 2005 NXB Philippe Picquier (Pháp) phát hành tuyển tập truyện ngắn 14 tác giả Việt Nam (Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Xuân Hà, Vũ Quỳnh N.H., Phan Triều Hải, Đỗ Kh., Ngô Tự Lập, Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Thuận, Nguyễn Ngọc Tú, Bùi Hoằng Vị, Trần Vũ), do dịch giả Đoàn Cầm Thi thực hiện, trong đó truyện Tầng Trệt Thiên Đường được chuyển ngữ thành Au-rez-de-chaussée du paradis(cũng là tựa chung cho sách ấy); tuy nhiên, bản dịch có một số chỗ bị chệch nghĩa hoặc bị bỏ sót (đối chiếu với bản gốc @ bhvsg.blogspot.com/2008/11/tng-trt-thin-ng.html), không phải vì những chỗ ấy phức tạp khó dịch mà chỉ do thiếu hội ý giữa người dịch với người viết. Tôi chưa bao giờ đồng ý để người khác tùy tiện đổi một chi tiết trong sản phẩm mình, dù qua bản dịch cũng vậy. Mặc dù muộn, tôi (BHV) đề nghị NXB bỏ truyện ngắn đã nói ra khỏi sách, trừ khi những bất cập được họ khắc phục, ít ra cũng như văn bản dưới đây:
AU REZ-DE-CHAUSSÉE DU PARADIS
Đoàn Cầm Thi dịch 2005
(http://bhvsg.blogspot.com/2008/11/groundfloor-of-heaven.html hoặchttp://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=21294)
Au rez-de-chaussée. A l'intérieur d'une pièce. Le mobilier comprend une armoire placée contre le mur, un bureau près de l'armoire, et deux chaises face au bureau.
Deux êtres portent des ailes déchirées, si sales qu'on se demande s'ils ont jamais volé. L’un des deux, aux fesses énormes et terribles, est debout sur un coin du bureau. II se hausse sur la pointe des pieds pour se rapprocher d'un poste de radio made in Hell caché au sommet de l'armoire, qu'il écoute attentivement. De temps en temps, il se retourne et soupire. Son visage est très pâle, ses yeux cernés... L'autre être ailé, assis sur une chaise, écrit sans arrêt, la tête baissée... Ses mots se répandent à profusion, inondent le sol, submergent les égouts. A l’air lourd, s'ajoute l'odeur de rat, de cafard et d'ordure...
Je t'en prie, répète l'être resté debout, d'une voix sombre. Pourquoi écris-tu sans cesse?
L’autre ne répond pas, absorbé par son travail.
Non, continue le premier. C'est impossible! Je n'y crois pas.
Pardon? demande l'autre d'une voix distraite.
Je n'y crois pas.
Mais à quoi?
A cette joie! L’atmosphère d'en bas est censée être triste.
L'autre lève la tête, d'un air toujours distrait. La radio diffuse successivement les neuf stations de l’Enfer.
*
Soudain, l'homme dresse la tête lorsque la femme tourne le bouton pour chercher VOHell, la première station. Une symphonie de flatulences. Il cesse d'écrire, mais sans avoir l’air d'écouter, il regarde avec négligence un morceau de plâtre gris qui vient de tomber du mur à droite, entaché et constellé de graffitis à la craie et au charbon - Dieu, Love, Rai... - autour d’un dessin qui griffonne Dieu au visage à la fois respectable et suspect avec une auréole rouille. Oui, une auréole!
La symphonie s'arrête. Puis parvient une voix de speaker: Voici les dernières nouvelles! Nous venons de recevoir douze êtres ailés. L'un d'eux a expliqué qu'ils venaient des ombres d'un certain Paradis médiéval, d'un pays incomparablement triste. Ils étaient tous épuisés. Quelques-uns sont morts. Nous n'avons pas encore trouvé de mesure idoine pour améliorer le moral des survivants. Nous voudrions leur exprimer notre respect. Nous respectons toutesles douleurs du Paradis... L'homme bâille.
Un crépitement s'échappe du bouton de la radio. Elle cherche la deuxième station qui diffuse une dissertation: ... Enfin, la vocation la plus cruelle mais aussi la plus fidèle de la conscience est de trahir, et c'est par malheur le seul moyen de sauver la vérité... Il n'écoute toujours pas. Il s'intéresse soudain aux bruits provenant des étages supérieurs de l'immeuble: disputes, propos acerbes, cris, puis pleurs secs... Son regard retourne vers la fenêtre. Dehors, le vent souffle et entrâine avec lui la poussière. Le ciel est d'une couleur morne. Une tornade grise est suspendue quelque part, il le sait.
Troisième station. Des informations sur les découvertes scientifiques les plus récentes... Il y a peu, les... ont réussi une experience... Son oeil fixe la fenêtre pendant qu'il essaie d'imaginer quelque chose de sérieux, un laboratoire par exemple, des tubes de verre, des blouses blanches... Il fait un tel effort qu'il se sent fatigué. Enfin, il secoue la tête. De nouveau, il doit reconnaître qu'aucune image de ce genre ne peut survivre dans sa conscience. Mais ce n'est pas grave. Ces choses, si raisonnables soient-elles, ne le concernent pas, lui, assis ici au milieu d'un chaos étouffant qui empeste le rat, le cafard et l'ordure!
Le bouton de la radio grince de nouveau. Il se retourne avec enthousiasme. Quatrième station.Le cri intemporel. Il pose son stylo avec lassitude. C'est justement le mot qu'il ne veut pas entendre. Le temps!
Cinquième station. Informations de minuit. Encore le temps! Qu'est-ce que le temps? Est-ce cette durée mesurée par les fuseaux horaires, que les humains se contentent de dévorer? Il ne peut donc la partager avec eux. Ici, où il réside, jour et nuit, qu'il fasse beau ou qu'il pleuve, en saison peu chaude ou en saison très chaude [1], seule brille une lampe au plafond comme un oeil d'un jaune maladif qui est verticalement suspendu et [2] ne se ferme jamais. Sous cette lumière, chroniquement obsédante [3], il ne peut connaître l'heure. Que son temps soit illimité ou tordu, ou condensé, en quelque sorte, [4] il ne peut [5] pas l'exprimer par ce langage imparfait et vulgaire. Ce temps doit être experimenté [6] et interprété selon des critères transcendantaux, au-delà de sa conscience et de son imagination. Le temps! Voilà longtemps qu'il ne le sait plus!
Soudain, une information radiodiffusée attire son attention: On apprend qu'au rez-de-chaussée du Paradis, un être ailé simulant la douleur a composé des vers qui inondent tous les égouts... Elle se tourne vers lui.
On parle de toi, dit-elle avec un certain reproche. Les cernes de ses yeux se renforcent, semble-t-il.
Il écoute, mélancolique.
Non, ils se trompent. Ma douleur est réelle.
Puis toujours atrabilaire, il baisse la tête, l'oeil rivé sur l'écoulement infini des mots. Ils ne comprennent rien de ce qu'il fait. Tant pis, cela n'a aucune importance! Lorsqu'il écrit, il est le seul contrepoids au monde - il crée son propre monde...
Sixième station. Grincements répétés d'un lit. Souffles courts mélangés à des sifflements tendres et encourageants...
On dit aussi qu'en bas, les diablesses sont très belles. C'est vrai? demande-t-elle d'une voix aussi sombre qu'un gémissement.
Pas du tout, dit-il, la tête toujours baissée. II est prouvé qu'en bas, les êtres à queue [7]femelles restent plusieurs heures devant leur miroir à peindre et repeindre les contours des trous sur [8] leur visage à l'aide de produits de luxe. Ils doivent être bien laids.
Elle n'est pourtant pas rassurée. De ses doigts fébriles, elle tourne et retourne le bouton de la radio.
Septième station. Cliquetis de verres. Rires. Voeux. Une fête. Tchin-tchin! A l'occasion du 1991e anniversaire de... Il ne peut s'empêcher de regarder de nouveau dehors. Très loin, au fond de l'horizon, au-delà d'un désert, il existe un tertre nommé Tombeau de Dieu, mais lui ne l'a jamais appelé ainsi, choqué de le voir couvert de mauvaises herbes. Il pense toujours que ce monument aurait dû être construit en marbre, frais et silencieux, à l'ombre de bégonias.
Huitième station. Salves de rires...
*
Déçue, elle tourne puis retourne le bouton. Elle éclate en sanglots.
Non, je n'y crois pas, dit-elle, la tête contre l'armoire. Ses épaules tremblent.
Calme-toi, dit-il avec patience, en cherchant son stylo de manière inconsciente.
Il baisse la tête de nouveau et continue à écrire. Les mots coulent à flots. La plupart envahissent l'espace et inondent les égouts qui libèrent des odeurs de rat, de cafard et de... Le reste s'envole avec le vent et brille au milieu de la poussière. Dehors, une tornade est suspendue quelque part... Il fait lourd.
II aurait aimé qu'elle mette la neuvième station. Sans grand espoir. Elle ne l'écoute jamais, tout comme elle n'éteint jamais la radio pour avoir l'impression que le ronronnement dure à l’infini.De toute façon, c'est mieux comme ça, explique-t-elle. Je déteste la neuvième. Oui, il sait [9]bien qu'elle émet uniquement le Silence éternel. Mais lui, comme il aimerait l'écouter!
D'un étage supérieur, parvient une voix forte qui resonne en couvrant le ronron de la radio:Diantre! Tu t'étrangles de nouveau! Les autres sont capables d'avaler des tonnes d'enfer sans difficulté tandis que tu t'étouffes à cause d’une simple brisure de riz! Raz le bol…!
Il ne veut pas écouter et écrit sans cesse. Mais, hélas, il ne peut fermer ses oreilles. Voilà qu'elle revient à la septième...
Tonnerre de ronflements. La fête se termine déjà? murmure-t-il. Soudain retentit un morceau de l'Adagio... n° 14. C'est la sixième, n'est-ce pas? Mais avant qu'il ouvre la bouche, le bouton a été tourné. Il est sûr que c'etait la sixième. Les bruits ont cessé, ne demeure plus qu'une musique saignante, une lune saignante. Tout à coup, à travers la fenêtre, il voit les nuages au-dessus des champs de l'éternité. Ce n'est ni le printemps, ni l’été, ni... Quel rêve immortel caressent-ils? D'où viennent-ils? Il se sent soudain étranger...
La cinquième l'attire de nouveau par cette voix insistante: Jamais on n'a entendu ni n'entendra parler d'un suicide pareil, un suicide par poésie. Les flots de poésie s'élèvent, centimètre par centimètre, pour atteindre bientôt son menton, sa bouche, son nez. A la fin, on verraseulement les deux yeux grands ouverts qui s'immobiliseront, vides. Les vagues de poèmes cesseront de monter. Il faudra attendre longtemps pour que la poésie se retire complètement des égouts. Il ne restera que le poète, plaqué au sol, les ailes déchirées...
Ils parlent toujours de toi, dit-elle d'une voix sèche.
Non, répond-il en regardant son bureau. Il joue avec le stylo. Ils ne comprennent rien. Nous neconnaissons pas la mort. Cette notion n'a, par définition, aucun sens au Paradis.
Il joue toujours avec le stylo. Pourquoi ont-ils menti? Nul ne connaît l'endroit où il vit. Se suicider par poésie? Quelle drôle d'idée! Il n'a jamais composé de poéme. Il laisse seulement couler les mots, qui couvrent à peine le sol d'un centimètre, sans plus. Quant à lui, son existence est censée ne jamais s'arrêter.
Je t'en prie. Pourquoi écris-tu autant?
Je t'en prie aussi! [10] Répond-il d'une voix sèche. Je ne sais pas. Peut-il y avoir réponse plus sincère? De mêrne, que pourrait-il faire avec cet affreux stylo pour survivre aux formidables dimensions de l'éternité? Vraiment, il ne sait pas.
Il la voit se pincer les lèvres. Evidemment, ce n'est pas la première fois que cette question lui a été posée. Mais il faut oublier ces riens, puisqu'il est capable, par lui-même, d'être le seul contrepoids au monde, de se créer son proper...
Elle aussi, elle semble savoir oublier. En un instant, elle attrape une autre station, l'air indifférent.
La quatrième. Lecture de poème. Où est-il déjà, [11] Le cri intemporel? Et maintenant, c’est l’heure de poésie! [12] S'élève une voix si pressante qu'il dresse les oreilles malgré lui.
... Il marche jusqu'à la ruelle, s'assoit sur un rocher et se met à pleurer. Pour lui-même et pour tout. Pour le ciel trop immense, pour les nuages trop bleus, pour le soleil trop brillant, pour les champs trop dorés, pour la rivière trop remplie, pour ceux qui passent furtivement, pour cette femme aux épaules trop fragiles et aux seins trop généreux, pour cet homme avec non seulement une démarche trop misérable mais aussi un pénis trop long... Ah, toutes les choses de la vie sont à la fois trop belles et trop pitoyables. Mais, comble de malheur, il ne comprend pas la raison de leur existence. Voilà qu'il pleure sans arrêt, et découvre soudain que les yeux sont une source intarissable.
Quelle infortune! Qui est cette créature inconnue capable de porter une si forte douleur, identique à la sienne? Ce poème, si court soit-il, le rend jaloux. Eh bien, contrairement à beaucoup d'autres chefs-d'œuvre qu'il a connus, qui sont inutilement longs et parfaits, inutilement intelligents et grandioses, et qui ne valent pas à peine pour lui de se rappeller…
Quel dommage qu'elle soit insensible à la poésie! Le bruit du bouton le lui rappelle... Puis la troisième station est de retour...
Toujours des dépêches sur les récentes découvertes... l'existence des trous noirs a été confirmée... La nature des trous noirs - un mystère paradoxal de la realité physique... Encore des choses serieuses mais qui ne le concernent pas, lui, ici, au milieu de ce chaos étouffant où se mêlent les odeurs de rat, de cafard et d'ordure, sous la double pression d'une tornade grise suspendue quelque part dehors et de cette unique lampe, allumée comme un oeil d'un jaune maladif, chroniquement obsédant [13], qui est verticalement suspendu et [14] ne se ferme jamais...
... De récentes études montrent que sous certaines conditions... le liquide de l’oeil ne coule pas sur les joues, mais... De nouveau, ces discours explosent sur un ton grave alors ne peut réprimer un bâillement, ce qu'il n'a jamais su faire a temps.
Pendant qu'il bâille, le bruit ne cesse de parvenir de la radio, même lorsque la deuxième diffuse comme d'habitude cette dissertation bizarre... Certes, l'énergie doit être dépensée pour différentes raisons, sous diverses formes. Mais il est dommage de l’utiliser dans le but de mémoriser les choses qui ne sont pas... ou de croire à quelque chose qui n'est pas... Oui, même lorsqu'il se retourne, par simple réflexe, pour regarder avec mélancolie à travers la fenêtre, le Tombeau de Dieu...
Comme il brûle de tourner le bouton vers la neuvième pour s'immerger dans ce Silence éternelqu'il n'a jamais entendu! Pourtant, il ne bouge pas, joue avec son stylo et bâille tranquillement. Enfin, il baisse la tête, s'absorbe de nouveau dans son écriture, laissant les flots de mots inonder l'espace, impétueusement...
Mais telle est peut-être la seule solution, et il y demeurera fidèle, malgré tout, malgré la radio dont le bouton, après avoir été tourné dans tous les sens, revient à la première où viennent juste de s'achever un bulletin d'informations, une dissertation, ou encore un poème, il n'en est plus sûr... et il ne restera plus que vous, mais vous pourrez accomplir votre mission qui est de témoigner du non-sens mystérieux et éternel de l'existence du Paradis... Et bien sûr, je me fiche de cette manière de finir, se dit-il.
Saigon, 02/1991
___________________________
Chú thích: Trong văn bản trên, tôi gạch dưới (14 trong số) những chỗ đã sửa lại vì NXBPhilippe Picquier (2005) dịch chệch nghĩa hoặc bỏ sót không dịch:
[1] mùa ít nóng hay mùa rất nóng à quelle que soit la temperature
[2] treo dọc à Ø
[3] ám à hautaine
[4] hay co xoắn đậm đặc, theo cách nào đó à défini
[5] không thể à veut
[6] thể nghiệm à prouvé
[7] những hữu thể có đuôi à Ø
[8] những lỗ thủng trên à Ø
[9] Phải, anh biết (“anh” ngôi thứ ba giống đực số ít) à Tu sait
[10] Anh van em à Désolé
[11] Đã về đâu rồi à A-t-on déjà fini,
[12] Và bây giờ, thì thơ! à Ø
[13] ám à hautaine
[14] treo dọc à Ø
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét