Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Vì Sao Trung Quốc Không thể Giải Quyết Được Các Vấn Nạn Môi Trường?


(Tác giả là người Trung Quốc Viết}

InEmail
Tác giả: Tian Yuan   
Thứ năm, 04 Tháng 4 2013 02:03
While the Party claims to be cracking down on corruption, there's something a tad more fundamental that could cause bigger problems on the horizon. (Jeff Nenarella/The Epoch Times)Trong lúc mà đảng đang quả quyết việc quét sạch tham nhũng, có một thứ nhỏ mà căn bản hơn có thể gây ra chuyện lớn và sắp xảy ra đến nơi. (Jeff Nenarella/The Epoch Times)Ô nhiễm là một vấn nạn lớn tại Trung Quốc, vì nó ảnh hưởng đến mọi người. Người dân luôn lo âu khi bàn về việc ô nhiễm không khí, bão cát, dòng sông và các mạch nước ngầm bị nhiễm độc, và cả các "ngôi làng ung thư", nơi mà hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nguy hiểm đến người dân làng.

Các quan chức Trung Quốc nói về việc bảo vệ môi trường, nhưng chính họ lại có nguồn cung đặc biệt về thức ăn, nước uống và thậm chí cả khí thở. Trong tháng Mười hai 2012, tân lãnh đạo Tập Cận Bình trong bài thuyết về "Giấc mơ Trung Hoa", ông ta có bao gồm đến "một môi trường sống tốt hơn".

Vậy nên nếu ai quan ngại về môi trường sống ở Trung Quốc, câu hỏi là tại sao sự ô nhiễm lại càng tệ hơn từng ngày, với ngày một nhiều hơn các ngôi làng ung thư? Rõ ràng rằng các quan chức đang nói một đằng làm một nẻo. Họ đang cổ xúy cho việc hy sinh môi trường để đổi lấy phát triển kinh tế và tạo hình phạt cho những ai mà đem tiền ra để làm sạch môi trường.

Vì sao lại như vậy? Ngay từ ban đầu, Nhằm kéo dài triều đại của nó, chế độ đã cố để đẩy mạnh và khoe khoang về sự tăng trưởng kinh tế.

Trước 2012, Đảng liều mạng giữ tăng trưởng Tổng sản lượng quốc nội (GDP) ở mức 8%. Sau 2012, nó làm mọi cách để giữ ở mức 7%. Dưới mức này, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhanh, gây nên bất ổn xã hội và gây nguy hiểm cho sự cai trị của đảng này.

Một nghiên cứu mới đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Bureau of Economic Research) đã chứng minh điều này bằng các con số. Tác giả đã quan sát 283 thành phố tại Trung Quốc và tìm ra rằng các quan chức mà có chi tiêu ngân sách nhằm xử lý ô nhiễm môi trường thường thì sẽ không có hy vọng được thăng tiến chức. Tuy nhiên, những ai mà chi tiêu lớn cho việc xây đường cao tốc và các hạ tầng khác - thứ mà làm tăng GDP với giá phải trả cho môi trường - thì lại rất chắc chắn về việc được thăng chức.

Nói cách khác, nếu một quan chức mà quan tâm đến phúc lợi người dân và giải quyết vấn nạn ô nhiễm, ông ta đừng mơ đến việc được thăng tiến nữa. Và ngược lại, nếu một quan chức tăng cao được GDP, chế độ sẽ cho ông ta thăng tiến bất kể gì đến mức độ ô nhiễm môi trường mà ông ta gây ra. Được thúc đẩy bởi cái lợi ích cá nhân rõ rệt này, chúng ta mong đợi có bao nhiêu quan chức sẽ đứng ra bảo vệ môi trường đây?

Chế độ Trung Cộng cũng ngăn cấm các phong trào bảo vệ môi trường của người dân. Kể từ năm 1996, số lượng cuộc biểu tình và nổi loạn lớn do nguyên nhân từ các vấn đề môi trường đã tăng khoảng 30% mỗi năm.

Từ vụ ô nhiễm p-xylene tại các thành phố ven biển như Hạ Môn (Xiamen), Ninh Ba (Ningbo) và Đại Liên (Dalian), đến ô nhiễm đồng molybdenum tại Thập Phương (Shifang) vùng đông bắc Trung Quốc, và vụ công ty giấy Oji xả nước thải ở Khải Đông (Qidong), gần bờ biển trung Trung Quốc, các quan chức địa phương đều cấu kết với các công ty và cho phép các dự án ô nhiễm từ trước cho đến khi công chúng nhận ra được các hậu quả.

Người dân không có kênh nào để khiếu kiện đối với các quyết định của cơ quan công quyền. Thế nên họ phải viện đến việc biểu tình và nổi loạn, và chế độ phản ứng lại bằng cách "duy trì ổn định xã hội" - huy động lực lượng cảnh sát vũ trang để đàn áp biểu tình. Điều này đã trở thành phương cách cố định của Đảng nhằm giải quyết vấn nạn môi trường.

Chế độ độc tài Trung Quốc và sự thù địch của chế độ nhắm vào ý chí dân chúng cũng là điều chịu trách nhiệm cho sự ô nhiễm nghiêm trọng. Các chính sách bảo vệ môi trường tại phương Tây đã bắt đầu từ các phong trào dân sự thập niên 60, 70 thế kỷ trước, khi phe đòi dân chủ đạt được thành công. Người Mỹ đã có được một nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ môi trường thông qua các cuộc bỏ phiếu và biểu tình.

Trong quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản, nhiều sự cố ô nhiễm cục bộ đã gây cho cư dân bệnh nặng. Trong những năm 60, đã có nhiều nhóm dân sự chủ trương bảo vệ môi trường và thách thức lên Đảng Dân chủ Tự do, đảng phái thống trị sau chiến tranh, vốn không quan tâm đến ô nhiễm môi trường. Các nhóm này đã cổ vũ người dân tẩy chay các công ty tệ hại nhất.

Vào giữa thập niên 70, các nhóm những nhà hoạt động môi trường đã thành công trong việc thay đổi tình thế Nhật Bản, với việc nhiều chính trị gia ủng hộ bảo vệ môi trường. Muốn được cải thiện hình ảnh trước công chúng, các công ty bắt đầu liên lạc với các nhóm môi trường và hứa sẽ quan tâm hơn đến môi trường. Các cơ chế tích cực để giải quyết các vấn nạn môi trường cuối cùng cũng đã được thiết lập nên.

. Đất đai bị nhiễm độc do kim loại nặng. Chất thải hóa chất công nghiệp được tìm thấy trong các dòng sông, hồ nước, và mạch nước ngầm, khiến cho nước đổi nhiều màu. Không khí đầy những hạt bụi li ti gây ung thư, và thực phẩm thì chứa đầy độc tố.

Người dân Trung Quốc đã đang đạt đến điểm tới hạn của chất lượng cuộc sống. Nếu họ vẫn còn bàng quang và tiếp tục chịu bị lừa bịp bởi chế độ, người dân Trung Quốc sẽ tự giết chính mình.

Đọc bản tiếng Anh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: