Bà con mong tin mà Cua Times không có phóng viên đi theo đoàn, thế là lão Tổng phải tự biên tự diễn từ A đến Z. Lão có được ai cho đi đâu mà đi. Khổ thế.
Nhưng chiều nay đang ngồi trả lời email, nhận được tin nhắn của luật sư Hoàng đang làm cho IMF, chủ tịch Sang và đoàn đang thăm tổ chức tiền tệ lớn nhất thế giới. Mình vội phi sang, thấy trên phố 19 có mấy cái xe hơi nhưng chắc bọc thép, có cờ Mỹ và VN treo trước mũi xe.
Nhà Trắng có dàn xe Limusin rất xịn, toàn bọc thép, chỉ để chở VIP của chính phủ. Xe đen bóng loáng, an ninh dày đặc, mình chụp ảnh chỉ sợ bị bắt
Độ năm phút thấy Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh lọt thỏm trong nhóm bảo vệ Mỹ cao to. Ông đi nhanh quá, mình không kịp phản ứng để “chộp” ảnh. Gọi là “chộp” vì kiểu phóng viên hay blogger, thấy sự kiện là chụp lấy được, méo tròn không quan trọng, quan trọng là có cái ảnh để khoe.
Đợi thêm vài phút bác Sang ra trước cửa IMF. Thế là phóng viên Cua chộp được vài pô, gửi bà con làm tin.
Xe đi rồi thì thấy Bộ trưởng Cao Đức Phát, Phạm Vũ Luận và vài người mình không biết tên, do ít xem tivi bên nhà, đợi qua đường 19 để sang chiếc xe VAN (8 chỗ). Chả hiểu ai chỉ dẫn mà các bác ấy cũng vượt qua đường…trái phép như lão Cua vẫn thỉnh thoảng từ WB sang IMF ăn trưa, giống hệt ở Hà Nội.
Đường 19 là đường 1 chiều, một bên có trụ sở IMF, bên kia là WB, nhân viên qua lại giữa hai nơi toàn đi qua đường, kệ cho xe hơi chạy. Xe đôi lúc phải dừng cho người đi bộ qua đường.
Chỉ có ảnh, chẳng có tin gì cho bà con. Bà con đợi tin mà Cua cũng phải đi làm, mất việc thì toi. Thôi thì viết về mấy cái tổ chức lắm tiền này để khai phá văn minh.
Cách Nhà Trắng chỉ một vài phố (19, 18), dọc đại lộ Pennsylvania có mấy tổ chức như IMF, WB, IFC, toàn giữ tiền của thế giới. Mấy ông bà lớn này hợp với nhau để giúp các nước nghèo và cả…nước giầu.
Theo tôn chỉ mục đích chính thức, Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund - IMF) tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank) cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn, với mục tiêu là giảm thiểu đói nghèo. Vốn vay của WB cấp cho chính phủ.
International Finance Corporation (IFC – Tổ chức Tài chính Quốc tế ) hoạt động na ná giống WB nhưng cấp vốn cho tư nhân.
Thế giới có 4 tổ chức lớn là UN, IMF, WB, IFC đều nằm ở Mỹ, 3 ông giữ tiền có trụ sở gần Nhà Trắng, UN ở New York. Chỉ có hai tổ chức nhỏ là UNESCO chẳng có quyền hành gì ngoại trừ mấy cái chứng chỉ di sản văn hóa, nằm bên Pháp. UNHCR cứu người ở Thụy sỹ.
Ông UN ít tiền nhất, dự án xón từng tý một, nhưng không phải trả lại. Ông WB, IFC thì hàng trăm triệu đô la, có vay có trả. Bà IMF thì kinh hơn, toàn chục tỷ đô la.
Thông thường ở đâu có đánh nhau thì có đổ nát. Khi hết tiếng súng, ông UN vào trước dọn dẹp, giúp vốn để dựng nhà cửa tạm thời. Vì thế dự án UN thường nhỏ. Gọi đó là vốn đi học lớp vỡ lòng.
Khi đã tạm ổn rồi thì ông WB đến chơi và hỏi, có muốn xóa nghèo không, đây có ít tiền cho vay dài hạn, đôi lúc là 40 năm, với lãi suất gần như bằng 0, gọi đó là vốn vay IDA. Nhà nghèo thấy nói thế thì làm gì chả vay. Dự án mấy chục triệu đô la đến hàng tỷ là thường.
Làm ăn được, thu nhập bình quân đầu người trên 1000$/năm, coi như tốt nghiệp tiểu học, ông WB lại hỏi, có vay tiếp nữa không, đây có “dzốn” IBRD nhưng lãi suất tới 4-5% năm cơ. Uh thì vay, sợ gì bố con thằng nào.
Việt Nam vay vốn của WB từ năm 1959 nhưng là ở…Sài Gòn. Năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, VN mới được hưởng vốn IDA của WB. Sau 15 năm thì VN đã đạt thu nhập bình quân trên 1000$/năm/người và được coi là tốt nghiệp cấp 1. Hiện đang phải vay vốn IBRD lãi cao hơn, nhưng dự án tính hàng tỷ đô la.
IFC quan tâm đến mấy anh tư nhân, làm ăn giỏi, nhử chung vốn làm ăn. Khách sạn Sofitel ở Hà Nội là điển hình của IFC và tư nhân cùng hùn vốn, lời ăn lỗ chịu.
Khá lên nữa chẳng cần WB như Nhật, Anh, Mỹ mà hùn vốn cho các nước nghèo vay nặng lãi. Nhiều nước giầu chút nhưng làm ăn không thuận buồm xuôi gió, do chính sách vĩ mô có vấn đề, tự nhiên kinh tế khủng hoảng, vốn vay tới hạn phải trả lại không thể thực hiện được, đất nước đi vào…suy thoái theo cả hai nghĩa kinh tế và đạo đức. Để lâu là loạn.
Lúc đó chị IMF mới vào hỏi, liệu mà làm ăn, thay đổi chính sách đi, bà sẵn sàng cho mượn “rốn” để khỏi tụt váy. Nhưng phải cải tổ như các điểm sau đây: 1, 2, 3 …, gọi là cho vay có điều kiện. Đôi lúc IMF ép cả về mặt chính trị. Nhưng sắp sụp đổ rồi, nhiều nước phải ngậm đắng nuốt cay thôi. Indonesia, Brazil, Mexico… là những ví dụ sống động.
Tiền của các tổ chức này do các nước đóng góp, anh nào đóng nhiều thì hưởng lợi nhiều, có quyền nhiều. Mỹ đóng nhiều nhất nên ai định vay mà bị Hoa Kỳ phủ quyết là coi như toi. Không có UN, WB, IFC, IMF, khó mà đi lên bằng đôi chân của chính mình.
Sau chiến tranh, Nhật bị tàn phá nên vay rất nhiều vốn của WB để phát triển. Họ may mắn giầu lên, bây giờ lại gửi tiền vào WB nhờ cho vay để lấy lãi. Indonesia, Thái Lan, Philippines cũng vay nhưng chính phủ ăn cắp nhiều quá nên nay chưa giầu, đủ tiền như Nhật, cho vay kiểu WB hay IMF được. Trả nợ còn chưa xong mà.
Bác Trương Tấn Sang vào IMF chắc cũng có ý định nhờ giúp đỡ về kinh tế chăng, hay chỉ thăm cho biết thì chịu. IMF cũng có văn phòng ở Hà Nội.
Hôm nay không có tin gì cả. Vì Cua phải đi làm, thời gian đâu mà theo đoàn để chụp ảnh. Vả lại, như lúc đứng trước IMF, giơ máy chụp, anh bảo vệ người Việt bảo, đừng có chụp lung tung. Thôi, để mai ra Nhà Trắng xem có gì hay
Sang đường về WB, gặp mấy chị latin, đứng tò mò nhìn đoàn xe sang trọng với cảnh sát rú còi dẫn đường, hỏi mình, ai đó. Chủ tịch Nguyễn Tấn Sang của VN đấy, Tổng Cua nói vẻ tự hào. Anh là người Việt à? Vâng. Sao không bắt tay ông ấy cái. Chịu thôi, sợ bị mắng. Ở nước tôi ấy à, dân sợ lãnh tụ một phép.
HM. 24-7-2013
Nhưng chiều nay đang ngồi trả lời email, nhận được tin nhắn của luật sư Hoàng đang làm cho IMF, chủ tịch Sang và đoàn đang thăm tổ chức tiền tệ lớn nhất thế giới. Mình vội phi sang, thấy trên phố 19 có mấy cái xe hơi nhưng chắc bọc thép, có cờ Mỹ và VN treo trước mũi xe.
Nhà Trắng có dàn xe Limusin rất xịn, toàn bọc thép, chỉ để chở VIP của chính phủ. Xe đen bóng loáng, an ninh dày đặc, mình chụp ảnh chỉ sợ bị bắt
Độ năm phút thấy Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh lọt thỏm trong nhóm bảo vệ Mỹ cao to. Ông đi nhanh quá, mình không kịp phản ứng để “chộp” ảnh. Gọi là “chộp” vì kiểu phóng viên hay blogger, thấy sự kiện là chụp lấy được, méo tròn không quan trọng, quan trọng là có cái ảnh để khoe.
Đợi thêm vài phút bác Sang ra trước cửa IMF. Thế là phóng viên Cua chộp được vài pô, gửi bà con làm tin.
Xe đi rồi thì thấy Bộ trưởng Cao Đức Phát, Phạm Vũ Luận và vài người mình không biết tên, do ít xem tivi bên nhà, đợi qua đường 19 để sang chiếc xe VAN (8 chỗ). Chả hiểu ai chỉ dẫn mà các bác ấy cũng vượt qua đường…trái phép như lão Cua vẫn thỉnh thoảng từ WB sang IMF ăn trưa, giống hệt ở Hà Nội.
Đường 19 là đường 1 chiều, một bên có trụ sở IMF, bên kia là WB, nhân viên qua lại giữa hai nơi toàn đi qua đường, kệ cho xe hơi chạy. Xe đôi lúc phải dừng cho người đi bộ qua đường.
Chỉ có ảnh, chẳng có tin gì cho bà con. Bà con đợi tin mà Cua cũng phải đi làm, mất việc thì toi. Thôi thì viết về mấy cái tổ chức lắm tiền này để khai phá văn minh.
Cách Nhà Trắng chỉ một vài phố (19, 18), dọc đại lộ Pennsylvania có mấy tổ chức như IMF, WB, IFC, toàn giữ tiền của thế giới. Mấy ông bà lớn này hợp với nhau để giúp các nước nghèo và cả…nước giầu.
Theo tôn chỉ mục đích chính thức, Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund - IMF) tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank) cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn, với mục tiêu là giảm thiểu đói nghèo. Vốn vay của WB cấp cho chính phủ.
International Finance Corporation (IFC – Tổ chức Tài chính Quốc tế ) hoạt động na ná giống WB nhưng cấp vốn cho tư nhân.
Thế giới có 4 tổ chức lớn là UN, IMF, WB, IFC đều nằm ở Mỹ, 3 ông giữ tiền có trụ sở gần Nhà Trắng, UN ở New York. Chỉ có hai tổ chức nhỏ là UNESCO chẳng có quyền hành gì ngoại trừ mấy cái chứng chỉ di sản văn hóa, nằm bên Pháp. UNHCR cứu người ở Thụy sỹ.
Ông UN ít tiền nhất, dự án xón từng tý một, nhưng không phải trả lại. Ông WB, IFC thì hàng trăm triệu đô la, có vay có trả. Bà IMF thì kinh hơn, toàn chục tỷ đô la.
Thông thường ở đâu có đánh nhau thì có đổ nát. Khi hết tiếng súng, ông UN vào trước dọn dẹp, giúp vốn để dựng nhà cửa tạm thời. Vì thế dự án UN thường nhỏ. Gọi đó là vốn đi học lớp vỡ lòng.
Khi đã tạm ổn rồi thì ông WB đến chơi và hỏi, có muốn xóa nghèo không, đây có ít tiền cho vay dài hạn, đôi lúc là 40 năm, với lãi suất gần như bằng 0, gọi đó là vốn vay IDA. Nhà nghèo thấy nói thế thì làm gì chả vay. Dự án mấy chục triệu đô la đến hàng tỷ là thường.
Làm ăn được, thu nhập bình quân đầu người trên 1000$/năm, coi như tốt nghiệp tiểu học, ông WB lại hỏi, có vay tiếp nữa không, đây có “dzốn” IBRD nhưng lãi suất tới 4-5% năm cơ. Uh thì vay, sợ gì bố con thằng nào.
Việt Nam vay vốn của WB từ năm 1959 nhưng là ở…Sài Gòn. Năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, VN mới được hưởng vốn IDA của WB. Sau 15 năm thì VN đã đạt thu nhập bình quân trên 1000$/năm/người và được coi là tốt nghiệp cấp 1. Hiện đang phải vay vốn IBRD lãi cao hơn, nhưng dự án tính hàng tỷ đô la.
IFC quan tâm đến mấy anh tư nhân, làm ăn giỏi, nhử chung vốn làm ăn. Khách sạn Sofitel ở Hà Nội là điển hình của IFC và tư nhân cùng hùn vốn, lời ăn lỗ chịu.
Khá lên nữa chẳng cần WB như Nhật, Anh, Mỹ mà hùn vốn cho các nước nghèo vay nặng lãi. Nhiều nước giầu chút nhưng làm ăn không thuận buồm xuôi gió, do chính sách vĩ mô có vấn đề, tự nhiên kinh tế khủng hoảng, vốn vay tới hạn phải trả lại không thể thực hiện được, đất nước đi vào…suy thoái theo cả hai nghĩa kinh tế và đạo đức. Để lâu là loạn.
Lúc đó chị IMF mới vào hỏi, liệu mà làm ăn, thay đổi chính sách đi, bà sẵn sàng cho mượn “rốn” để khỏi tụt váy. Nhưng phải cải tổ như các điểm sau đây: 1, 2, 3 …, gọi là cho vay có điều kiện. Đôi lúc IMF ép cả về mặt chính trị. Nhưng sắp sụp đổ rồi, nhiều nước phải ngậm đắng nuốt cay thôi. Indonesia, Brazil, Mexico… là những ví dụ sống động.
Tiền của các tổ chức này do các nước đóng góp, anh nào đóng nhiều thì hưởng lợi nhiều, có quyền nhiều. Mỹ đóng nhiều nhất nên ai định vay mà bị Hoa Kỳ phủ quyết là coi như toi. Không có UN, WB, IFC, IMF, khó mà đi lên bằng đôi chân của chính mình.
Sau chiến tranh, Nhật bị tàn phá nên vay rất nhiều vốn của WB để phát triển. Họ may mắn giầu lên, bây giờ lại gửi tiền vào WB nhờ cho vay để lấy lãi. Indonesia, Thái Lan, Philippines cũng vay nhưng chính phủ ăn cắp nhiều quá nên nay chưa giầu, đủ tiền như Nhật, cho vay kiểu WB hay IMF được. Trả nợ còn chưa xong mà.
Bác Trương Tấn Sang vào IMF chắc cũng có ý định nhờ giúp đỡ về kinh tế chăng, hay chỉ thăm cho biết thì chịu. IMF cũng có văn phòng ở Hà Nội.
Hôm nay không có tin gì cả. Vì Cua phải đi làm, thời gian đâu mà theo đoàn để chụp ảnh. Vả lại, như lúc đứng trước IMF, giơ máy chụp, anh bảo vệ người Việt bảo, đừng có chụp lung tung. Thôi, để mai ra Nhà Trắng xem có gì hay
Sang đường về WB, gặp mấy chị latin, đứng tò mò nhìn đoàn xe sang trọng với cảnh sát rú còi dẫn đường, hỏi mình, ai đó. Chủ tịch Nguyễn Tấn Sang của VN đấy, Tổng Cua nói vẻ tự hào. Anh là người Việt à? Vâng. Sao không bắt tay ông ấy cái. Chịu thôi, sợ bị mắng. Ở nước tôi ấy à, dân sợ lãnh tụ một phép.
HM. 24-7-2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét