Nhạc sĩ Lê Lôi cách đây vài chục năm đã viết bài phàn nàn và phản đối kịch liệt về việc đặt lời mới cho dân ca. Theo ông, dân ca cũng là một chủ thể sáng tạo, một bài dân ca có thể do một oặc nhiều người cùng sáng tác mà thành. Do đó đặt lời mới vào không khác gì vi phạm bản quyền.
Có lẽ việc đặt lời mới cho dân ca mới có từ những năm chống Mỹ. Tôi chưa thấy và chưa biết có bài dân ca đặt lời mới nào ở miền nam( do chế độ Ngụy quyền kiểm soát). Đặt lời cho dân ca có lẽ chỉ có ở miền Bắc. Và.. có lẽ đó là “đặc sản” duy nhất của nước ta chứ chưa nước nào làm thế. Điều này tôi chưa có tài liệu khẳng định, rất mong được ai đó có bằng chứng cãi lại. Song tôi võ đoán là như vậy.
Đức Miêng là tác giả gần như chuyên nghiệp đặt lời cho dân ca đã viết bài phản đối Lê Lôi song không sức thuyết phục.
Công bằng mà nói thì những bài dân ca đặt lời mới quả là một thời đã được nhiều người hát và tác dụng cuả nó trong tuyên truyền thật đáng kể. Tuy nhiên, theo tôi thì đúng là có cái gì đó không ổn khi đem lời mới đặt vào một bài dân ca đã có lời và lời rất hay. Thật là ngố và thiếu tôn trọng tác giả là tiền nhân của chúng ta. Và… khi chúng ta đặt lời đè lên lời cổ thì vô hình chung đã làm một việc thiếu văn hóa mất rồi…
Nào, ta hãy thử xem và so sánh một bài hát quan họ cổ được đăt lời mới:
Lời cổ: Buôn bấc í ơ cùng có bán dầu, buôn nhẫn có à lồng tay…
Lời mới: Ta quyết í ơ cùng phấn đấu đi lên quyết dành thắng lợi…
Nếu bạn nào biết giai điệu “ buôn bấc buôn dầu” thử hát lời mới xem nó có vớ vẩn không?
Cũng may là gần đây dân ca đặt lời mới chỉ còn xuất hiện ở các hội diễn nghiệp dư và ít thấy người ta hát… Còn đội ngũ “sáng tác dân ca đặt lời mới” như Dân Huyền, Đức Miêng đã bị người đời quên lãng. Đã một thời dân ca đặt lời mới được coi là tác phẩm. Vậy sao các ông ấy không đem “ tác phẩm” của mình tập hợp thành tập mà xin trao giải thưởng nhà nước haygiải thưởng Hồ Chí Minh?
Bà con dân mạng thấy sao? Cho ý kiến đi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét