Phạm Xuân Nguyen
Đây là sự định danh một kiểu gọi là “phê bình văn học” của Nguyễn Văn Lưu đã được tôi nói lên tại diễn đàn của hai cuộc họp quan trọng. Cả hai cuộc tôi đều được mời dự chính thức và được phát biểu chính thức. Cuộc thứ nhất là hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 10/4/2012 tại hội trường Ban tuyên giáo trung ương.
Đến dự cuộc đó có các ông Trương Tấn Sang, Đinh Thế Huynh, và ngồi chủ trì là các ông Nguyễn Hồng Vinh, Đào Duy Quát, Hữu Thỉnh. Khi tôi phát biểu trong phiên thảo luận buổi chiều thì hai vị Chủ tịch nước và Trưởng ban Tuyên giáo trung ương đã không còn ngồi dự. Tôi đăng ký phát biểu và khi lên bục tôi đã mở đầu ý kiến của mình bằng cách nói ngay: bản tham luận “Kinh nghiệm phê bình qua một trường hợp văn học” của Nguyễn Văn Lưu đọc buổi sáng là lối phê bình chỉ điểm.
Ông ta có quyền lấy trường hợp Nguyễn Huy Thiệp để khảo sát phê bình, nhưng cái lối tập hợp tư liệu các bài viết phê bình xoay quanh tác phẩm của nhà văn này rồi tổng hợp lại thành ra như một hệ thống có tổ chức phân công người định hướng tư tưởng, người viết bài... là có ý đồ xấu, là bóp méo sự thực đời sống văn học, là vu cáo những người phê bình có bài viết ủng hộ hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp hành động như một “tổ chức”.
Cuộc thứ hai là hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trong các ngày 3-5/6/2013. Nguyễn Văn Lưu đọc bài viết phê phán bản luận văn “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) với những lời quy kết nặng nề.
Cuộc thứ hai là hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trong các ngày 3-5/6/2013. Nguyễn Văn Lưu đọc bài viết phê phán bản luận văn “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) với những lời quy kết nặng nề.
Khi thảo luận tôi cũng đã lên bục phát biểu to trước hội trường rằng kiểu phê bình như thế của Nguyễn Văn Lưu là phê bình chỉ điểm. Tôi cũng nhắc lại đây là lần thứ hai tôi dùng cụm từ này cho Nguyễn Văn Lưu và tôi nhấn mạnh không thể nào ở thời nay, ở nước ta hiện nay chấp nhận được một lối phê bình như thế. (Nói thêm một chi tiết là khi Nguyễn Văn Lưu đang đọc thì nhà văn HPP từ hội trường đi ra ngoài, ngang qua chỗ tôi ngồi anh nói nhỏ “sao bây giờ lại sinh ra những kẻ phê bình cảnh sát như vậy hả ông?”).
Cả hai cuộc lần tôi phát biểu thẳng thắn, công khai tại hai hội thảo lớn báo chí khi tường thuật đều có lược trích ý kiến của tôi, nhưng không báo nào dẫn lại lời tôi nói “phê bình chỉ điểm” đối với Nguyễn Văn Lưu. Mới hay để đưa tin, tường thuật một sự kiện cho thật trung thực, khách quan trên báo chí chính thống cũng là khó. Tổng kết hội nghị Tam Đảo, ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có nhắc tới bốn tiếng này của tôi nhưng là ở phần nói cái chưa được của hội nghị.
Cả hai cuộc lần tôi phát biểu thẳng thắn, công khai tại hai hội thảo lớn báo chí khi tường thuật đều có lược trích ý kiến của tôi, nhưng không báo nào dẫn lại lời tôi nói “phê bình chỉ điểm” đối với Nguyễn Văn Lưu. Mới hay để đưa tin, tường thuật một sự kiện cho thật trung thực, khách quan trên báo chí chính thống cũng là khó. Tổng kết hội nghị Tam Đảo, ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có nhắc tới bốn tiếng này của tôi nhưng là ở phần nói cái chưa được của hội nghị.
Phê bình chỉ điểm là gì?
Nó không phải bây giờ mới có, mà đã có trong suốt đời sống văn học, khi âm thầm, khi rộ lên, và thường là rộ lên thành đợt. Đó là kiểu phê bình cốt điểm mặt chỉ tên những người bị coi là sai trái, sai lầm, lệch lạc, phản động theo một cách đọc văn bản sáng tác và văn bản phê bình thiên về chính trị, quy về chính trị. Các văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc nghệ thuật. Các văn bản phê bình được viết theo cấu trúc khoa học. Đọc chúng đúng nghĩa để nhận xét, đánh giá, phản biện là phải đọc theo quy tắc nội tại của văn bản, đọc có lý thuyết và phương pháp, đọc trong hệ thống liên kết văn bản, không thể hồ đồ suy diễn, diễn dịch theo lối áp đặt từ một động cơ, ý muốn ngoài văn học, ngoài khoa học. Phê bình chỉ điểm thường không đọc “vỡ chữ” (để mượn hai chữ này của nhà phê bình văn học và nghệ thuật Nguyễn Thị Minh Thái) các văn bản đó, hoặc có “vỡ chữ” được thì lại “bóp chữ”, và đọc theo lối áp ý (áp buộc ý riêng của mình) và ác ý. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý.
Từ đó, phê bình chỉ điểm là kiểu phê bình dựng chuyện, lập hồ sơ giả, dựng hiện trường giả. Tác phẩm văn học bị lấy làm cái cớ để vu cho người viết những điều không có, ép cho họ những ý nghĩ, tư tưởng không thật, và thế là biến một cuốn sách, một tác giả thành ra một vụ việc mang tính hình sự, nặng hơn nữa thì coi đó là vụ án mà kẻ kết án chính là kẻ viết phê bình như thế. Những tác giả của kiểu phê bình này tự cho mình và coi mình có quyền nắm chân lý, ở vai quan tòa, và lớn tiếng dùng giọng văn buộc tội để nói về người và việc văn học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý.
Phê bình chỉ điểm do vậy là mang tính vụ việc nhất thời, là báo động giả, lấy sự gây ồn ào rối loạn làm mục đích chính, nhưng hậu quả nó gây ra thì nặng nề cho tâm lý xã hội, cho tinh thần văn giới, và thậm chí gây tác hại về nhân sinh. Theo dấu chỉ điểm, người ta sẽ xử lý. Bởi vì nó luôn được xuất hiện chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống và xuất hiện một cách ưu tiên, dành chỗ. Nó dễ khiến đám đông tin theo vì sự xuất hiện đó và vì cách viết kích động yếu tố chính trị trong hiện tượng văn học, cũng cả vì đám đông không được thông tin hai chiều, chỉ có chiều đi không có chiều lại.
Tuy nhiên, phê bình chỉ điểm lại thường có hiệu ứng ngược: nó chết nhanh, còn cái bị nó phê thì sống dài. Cứ nhìn lại hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh thì rõ. Khi mới xuất hiện, tác phẩm của hai nhà văn này đã bị phê bình chỉ điểm kêu la ầm ĩ nào là phủ nhận chiến tranh cách mạng, nào là hạ bệ thần tượng, nào xuyên tạc lịch sử dân tộc, vân vân và vân vân, cứ như đọc sách của họ thì hỏng cả mọi sự. Cho đến bây giờ nhìn lại thì chính Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh là hai thành quả xuất sắc nhất của văn học Việt Nam đổi mới, là hai tác giả văn học Việt Nam được dịch nhiều nhất và đánh giá cao nhất ở nước ngoài, là hai gương mặt không thể thiếu khi giới thiệu văn học Việt Nam hiện đại.
Điều này tôi nói là sự thực, còn hơn cả sự thực, đó là sự thật, dù ai khen chê thế nào mặc lòng, nhưng ai còn có lương năng văn học thì cũng đều thừa nhận thực tế đó. Còn lại bên họ là những người phê bình có mắt xanh tâm sáng biết “anh hùng đoán giữa trần ai mới già” nhận chân ra giá trị đích thực của hai người viết mới với những giá trị mới cần thiết cho văn học nước nhà thời kỳ đổi mới ngay từ khi họ vừa xuất hiện trên văn đàn. Trong khi đó, những bài viết kiểu phê bình chỉ điểm một thời vấy bẩn họ giờ còn ai đọc, mà có đọc cũng chỉ thấy chúng bất lực.
Kinh nghiệm của tôi đối với kiểu phê bình chỉ điểm: hễ thấy có bài, mà nhất lại là nhiều bài đánh liên tục, dồn dập, tàn độc nhắm vào một tác giả, tác phẩm, công trình nào đó, thì hãy tìm ngay những cái bị đánh ấy đọc trực tiếp bằng con mắt, trí tuệ mình, đọc dưới góc độ văn hóa, văn học nghệ thuật và quên ngay những trò đánh đấm hội đồng chỉ điểm, phi văn học, phản nhân văn. Như ở trường hợp bản luận văn của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) về nhóm Mở Miệng: hãy tìm đọc thơ của nhóm đó, hãy tìm đọc luận văn đó, thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý, mỗi người có quyền lựa chọn và phát biểu, nhưng hãy cứ đứng ở địa hạt văn học của thơ và khoa học của luận văn, đừng đẩy sang phía chính trị, tư tưởng, càng không được quy kết, quy chụp về tư tưởng và chính trị. Làm như thế là hại người.
Kinh nghiệm của tôi đối với kiểu phê bình chỉ điểm: hễ thấy có bài, mà nhất lại là nhiều bài đánh liên tục, dồn dập, tàn độc nhắm vào một tác giả, tác phẩm, công trình nào đó, thì hãy tìm ngay những cái bị đánh ấy đọc trực tiếp bằng con mắt, trí tuệ mình, đọc dưới góc độ văn hóa, văn học nghệ thuật và quên ngay những trò đánh đấm hội đồng chỉ điểm, phi văn học, phản nhân văn. Như ở trường hợp bản luận văn của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) về nhóm Mở Miệng: hãy tìm đọc thơ của nhóm đó, hãy tìm đọc luận văn đó, thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý, mỗi người có quyền lựa chọn và phát biểu, nhưng hãy cứ đứng ở địa hạt văn học của thơ và khoa học của luận văn, đừng đẩy sang phía chính trị, tư tưởng, càng không được quy kết, quy chụp về tư tưởng và chính trị. Làm như thế là hại người.
Mà đó chính là cách làm của phê bình chỉ điểm. Nó thế này: “Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên - dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận văn này.” (Nguyễn Văn Lưu). Đây chính là một cáo trạng khoác áo “phê bình văn học” truy bức tội danh “kích động sự phản kháng và chống đối” cho một bản luận văn cao học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý.
Hà Nội 7.2013
Hà Nội 7.2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét