Ở những nước dân chủ, và theo tôi được biết dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa ở miền nam trước đây, một số trường đại học vẫn dạy hoặc nghiên cứu chủ nghĩa Marx nhưng người ta coi nó như một môn khoa học nên chấp nhận sự phản biện của sinh viên. Còn ở ta thì môn này bị chính trị hóa, thực chất là một trong những môn học chính trị và vì là môn chính trị nên nó phải được diễn giải theo định hướng chính trị của những người chủ xướng và không chấp nhận phản biện theo hướng phê phán. Đấy cũng là lý do khiến sinh viên chán học.
Ngoài lý do trên, bản thân triết học, ngay cả nếu không bị chính trị hóa làm cho xơ cứng, thì cũng là một môn kén người học và cũng chỉ có rất ít những người như thầy Chu Mộng Long cho nó là “hấp dẫn từ thời cổ đại”. Thực tế là như vậy và chẳng cứ là triết học Marx và cũng không cứ là ở Việt Nam mới thế. Vì thế nó không nên là một môn học đại trà cho tất cả các ngành học ở tất cả các trường đại học như ở Việt Nam hiện nay.
Chẳng đâu như ở Việt Nam, sinh viên cơ khí ô tô, tàu thủy, công nghệ thông tin, hóa thực phẩm, vô tuyến điện, mỏ – địa chất… cũng đều bị bắt buộc phải học môn này trong khi họ có thiên hướng khoa học khác và môn học ấy cũng không phục vụ trực tiếp cho ngành học của họ.
Kiến thức nhân loại là vô hạn và không ai có thể học được tất cả mọi thứ ở trên đời. Người bình thường chẳng phải là nhà triết học cũng ý thức được điều này. Đành rằng học được cái gì cũng đều tốt cả, biết thêm được điều gì cũng không thừa, nhưng trong cuộc sống cũng có hàng trăm hàng ngàn những kiến thức khác cũng “hấp dẫn từ thời cổ đại” chẳng kém gì môn triết học nhưng người ta không thể cứ thấy bất kỳ cái gì hay hay cũng lao vào học mà phải chọn cái phù hợp với mình và/ hoặc mình yêu thích nhất.
Vì thế ở các trường đại học nước ngoài, những môn học ấy hoặc là chỉ bắt buộc ở những chuyên ngành về xã hội, hoặc là một môn cho sinh viên tự chọn ở những chuyên ngành khoa học -kỹ thuật tự nhiên cùng với những môn tự chọn khác như điện ảnh, hội họa, âm nhạc, mỹ học, luật đại cương… Và với những sinh viên đã chọn những môn học ấy để học cho biết (hay đã chọn những “chuyên ngành xã hội” mà không thể không học những môn ấy) thì tức là họ đã ham thích hay quan tâm. Đấy là chưa nói không phải bất cứ “chuyên ngành xã hội” nào cùng cần phải học những môn học như môn triết. Thà chỉ dạy 5- 10 sinh viên có nhu cầu học những môn đó còn hơn là bắt hàng trăm sinh viên khác phải học thứ mà họ không thích và cũng không có lợi ích thiết thân với họ hoặc phục vụ trực tiếp cho ngành học chính của họ.
Hahien’s Blog
____________________________________
(*) Đọc bài của nhà giáo Chu Mộng Long (có kèm theo bài viết của nhà báo Trương Duy Nhất):
Triết học là bộ môn khoa học mẫu mực, đỉnh cao của trí tuệ. Nó là sản phẩm của tư tưởng, nâng tầm vóc con người lên tầm vũ trụ. Trong nghĩa sâu sắc của bộ môn, triết học giải quyết mọi vấn đề của vũ trụ và nhân sinh. Con người tư duy sâu sắc về chính mình trước khi tư duy về thế giới. Con đường chân chính của triết học là thế, và trên con đường ấy, triết học tạo ra động lực của sự vận động và phát triển.
Bộ môn này đã từng hấp dẫn từ thời cổ đại và trở thành khoa học mẫu mực của mọi thời đại.
Và có những thời điểm lịch sử, triết gia đã làm thay chuyển cả thế giới, mà K. Marx là một điển hình. Marx hiểu sâu sắc sức mạnh của đám đông có thể thúc đẩy cỗ xe lịch sử tiến lên phía trước nhưng Marx không hình dung hết điểm yếu trong tâm lí của họ có thể đẩy cỗ xe lịch sử xuống vực.
Tất nhiên, câu chuyện đúng sai của triết học và sự thay chuyển của thế giới tích cực hay tiêu cực bởi tác động của triết học còn tùy thuộc vào giới hạn của lịch sử và giới hạn của nhận thức. Nhưng không có triết học nào đứng một cõi riêng độc lập, chúng luôn kế thừa, phản biện liên tục trong nhu cầu vận động của tư tưởng nhân loại.
Và như vậy, chủ nghĩa Marx hiện nay tồn tại như một đại tự sự trong các bộ đại tự sự của thế giới chứ không bao giờ là mớ giấy lộn trong sọt rác như các ý kiến cực đoan.
Có điều, vì sao sinh viên Việt Nam ngấy tận cổ cái bộ môn này. Một là, tư duy Việt là kiểu tư duy đoản trí, tầm nhìn không vượt qua giới hạn của đôi đũa tre, do bốn nghìn năm vật lộn với cái ăn, đói khát đến mức khi người nông dân Thạch Sanh lên ngai vàng chỉ mơ có niêu cơm trắng ăn mãi không hết nên triết học trở thành món xa xỉ. Hai là, triết học Marx khi đã Việt Nam hóa (theo đường vòng đã Liên Xô hóa và Trung Quốc hóa) thành giáo trình dạy cho sinh viên, nó không còn là triết học với tư cách là công cụ để tư duy mà là tư duy để thành công cụ – bởi nó độc quyền nên nó sản xuất ra một mẫu người công cụ bị điều hành bởi diễn ngôn quyền lực được mệnh danh là triết học. Ba là, một sự thật không thể không nói lên, xin lỗi những giảng viên triết học chân chính, đại đa số các giảng viên triết học được ưu đãi mọi thứ độc quyền, từ quyền ăn đến quyền nói, cụ thể: ưu đãi tiền lương, phụ cấp, tiền dạy hơn mọi giảng viên các bộ môn khác, người nói độc quyền chân lý buộc người nghe phải nghe miễn tranh luận; đặc biệt là độc quyền sinh sát với lưỡi tầm sét trong tay mà mọi sinh viên đều sợ hãi.
Triết học vì thế trở thành triệt học, như có lần tôi từng nghe sinh viên mỉa mai!
Người dạy sợ hãi mất thế độc quyền nên đã bằng mọi cách làm cho người học sợ hãi để chiếm thế độc quyền.
Tiêu cực vì thế đã nảy nở nhiều hơn cả ở những người dạy bộ môn gọi là mẫu mực này. Sự khủng hoảng niềm tin một phần cũng xuất phát từ đây vì người học phải tiếp thu thứ tư tưởng ở hạng người nói một đằng làm một nẻo.
Tất nhiên, sự khủng hoảng niềm tin là một lí do thường được mang ra biện bạch hay phủ nhận một tư tưởng, nhưng đó không bao giờ là lí do chính đáng. Nhân loại này đã từng trải qua bao lần khủng hoảng niềm tin, nhưng những tư tưởng vĩ đại thì vẫn trường tồn!
Tính chất thực dụng của sự chạy đua theo tiền tài, quyền lực đã làm cho món ăn tinh thần cao cấp là mọi triết học bị rẻ rúng chứ không riêng triết học Marx.
Muốn cứu cái bộ môn này thoát ra khỏi sự chán ngấy của người học, trước hết phải nhìn thẳng vào sự thật ấy để tháo gỡ, xây dựng và chỉnh đốn lại chứ không phải ở việc chiêu dụ bằng tiền bạc để gọi mời. Sự hấp dẫn, đam mê triết học nằm ở tinh thần với tất cả sự năng động sáng tạo của tư duy chứ không hề là sự hấp dẫn bởi vật chất thường tình.
Bài viết sau của Trương Duy Nhất phản ánh thực trạng học triết Marx – Lenin của sinh viên và mỉa mai vào sự ưu đãi của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà chưa dám nói lên sự thật của việc biên soạn và dạy bộ môn gọi là triết học này của các ông giảng viên triết học, cho nên có chỗ làm cho ông Marx bị oan sai.
* * *
Theo đó, nếu sinh viên nào chịu chấp nhận vào học ngành Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn hoàn toàn học phí...
( Đoạn này cắt bỏ vì quá gay gắt& cực đoan )
Theo: Blog Chu Mộng Long
Ngoài lý do trên, bản thân triết học, ngay cả nếu không bị chính trị hóa làm cho xơ cứng, thì cũng là một môn kén người học và cũng chỉ có rất ít những người như thầy Chu Mộng Long cho nó là “hấp dẫn từ thời cổ đại”. Thực tế là như vậy và chẳng cứ là triết học Marx và cũng không cứ là ở Việt Nam mới thế. Vì thế nó không nên là một môn học đại trà cho tất cả các ngành học ở tất cả các trường đại học như ở Việt Nam hiện nay.
Chẳng đâu như ở Việt Nam, sinh viên cơ khí ô tô, tàu thủy, công nghệ thông tin, hóa thực phẩm, vô tuyến điện, mỏ – địa chất… cũng đều bị bắt buộc phải học môn này trong khi họ có thiên hướng khoa học khác và môn học ấy cũng không phục vụ trực tiếp cho ngành học của họ.
Kiến thức nhân loại là vô hạn và không ai có thể học được tất cả mọi thứ ở trên đời. Người bình thường chẳng phải là nhà triết học cũng ý thức được điều này. Đành rằng học được cái gì cũng đều tốt cả, biết thêm được điều gì cũng không thừa, nhưng trong cuộc sống cũng có hàng trăm hàng ngàn những kiến thức khác cũng “hấp dẫn từ thời cổ đại” chẳng kém gì môn triết học nhưng người ta không thể cứ thấy bất kỳ cái gì hay hay cũng lao vào học mà phải chọn cái phù hợp với mình và/ hoặc mình yêu thích nhất.
Vì thế ở các trường đại học nước ngoài, những môn học ấy hoặc là chỉ bắt buộc ở những chuyên ngành về xã hội, hoặc là một môn cho sinh viên tự chọn ở những chuyên ngành khoa học -kỹ thuật tự nhiên cùng với những môn tự chọn khác như điện ảnh, hội họa, âm nhạc, mỹ học, luật đại cương… Và với những sinh viên đã chọn những môn học ấy để học cho biết (hay đã chọn những “chuyên ngành xã hội” mà không thể không học những môn ấy) thì tức là họ đã ham thích hay quan tâm. Đấy là chưa nói không phải bất cứ “chuyên ngành xã hội” nào cùng cần phải học những môn học như môn triết. Thà chỉ dạy 5- 10 sinh viên có nhu cầu học những môn đó còn hơn là bắt hàng trăm sinh viên khác phải học thứ mà họ không thích và cũng không có lợi ích thiết thân với họ hoặc phục vụ trực tiếp cho ngành học chính của họ.
Hahien’s Blog
____________________________________
(*) Đọc bài của nhà giáo Chu Mộng Long (có kèm theo bài viết của nhà báo Trương Duy Nhất):
CHU MỘNG LONG - CHỦ NGHĨA MARX VÀ BỘ MÔN TRIẾT HỌC Ở ĐẠI HỌC
K.Marx thời trẻ hào hùng
Bộ môn này đã từng hấp dẫn từ thời cổ đại và trở thành khoa học mẫu mực của mọi thời đại.
Và có những thời điểm lịch sử, triết gia đã làm thay chuyển cả thế giới, mà K. Marx là một điển hình. Marx hiểu sâu sắc sức mạnh của đám đông có thể thúc đẩy cỗ xe lịch sử tiến lên phía trước nhưng Marx không hình dung hết điểm yếu trong tâm lí của họ có thể đẩy cỗ xe lịch sử xuống vực.
Tất nhiên, câu chuyện đúng sai của triết học và sự thay chuyển của thế giới tích cực hay tiêu cực bởi tác động của triết học còn tùy thuộc vào giới hạn của lịch sử và giới hạn của nhận thức. Nhưng không có triết học nào đứng một cõi riêng độc lập, chúng luôn kế thừa, phản biện liên tục trong nhu cầu vận động của tư tưởng nhân loại.
Và như vậy, chủ nghĩa Marx hiện nay tồn tại như một đại tự sự trong các bộ đại tự sự của thế giới chứ không bao giờ là mớ giấy lộn trong sọt rác như các ý kiến cực đoan.
Có điều, vì sao sinh viên Việt Nam ngấy tận cổ cái bộ môn này. Một là, tư duy Việt là kiểu tư duy đoản trí, tầm nhìn không vượt qua giới hạn của đôi đũa tre, do bốn nghìn năm vật lộn với cái ăn, đói khát đến mức khi người nông dân Thạch Sanh lên ngai vàng chỉ mơ có niêu cơm trắng ăn mãi không hết nên triết học trở thành món xa xỉ. Hai là, triết học Marx khi đã Việt Nam hóa (theo đường vòng đã Liên Xô hóa và Trung Quốc hóa) thành giáo trình dạy cho sinh viên, nó không còn là triết học với tư cách là công cụ để tư duy mà là tư duy để thành công cụ – bởi nó độc quyền nên nó sản xuất ra một mẫu người công cụ bị điều hành bởi diễn ngôn quyền lực được mệnh danh là triết học. Ba là, một sự thật không thể không nói lên, xin lỗi những giảng viên triết học chân chính, đại đa số các giảng viên triết học được ưu đãi mọi thứ độc quyền, từ quyền ăn đến quyền nói, cụ thể: ưu đãi tiền lương, phụ cấp, tiền dạy hơn mọi giảng viên các bộ môn khác, người nói độc quyền chân lý buộc người nghe phải nghe miễn tranh luận; đặc biệt là độc quyền sinh sát với lưỡi tầm sét trong tay mà mọi sinh viên đều sợ hãi.
Triết học vì thế trở thành triệt học, như có lần tôi từng nghe sinh viên mỉa mai!
Người dạy sợ hãi mất thế độc quyền nên đã bằng mọi cách làm cho người học sợ hãi để chiếm thế độc quyền.
Tiêu cực vì thế đã nảy nở nhiều hơn cả ở những người dạy bộ môn gọi là mẫu mực này. Sự khủng hoảng niềm tin một phần cũng xuất phát từ đây vì người học phải tiếp thu thứ tư tưởng ở hạng người nói một đằng làm một nẻo.
Tất nhiên, sự khủng hoảng niềm tin là một lí do thường được mang ra biện bạch hay phủ nhận một tư tưởng, nhưng đó không bao giờ là lí do chính đáng. Nhân loại này đã từng trải qua bao lần khủng hoảng niềm tin, nhưng những tư tưởng vĩ đại thì vẫn trường tồn!
Tính chất thực dụng của sự chạy đua theo tiền tài, quyền lực đã làm cho món ăn tinh thần cao cấp là mọi triết học bị rẻ rúng chứ không riêng triết học Marx.
Muốn cứu cái bộ môn này thoát ra khỏi sự chán ngấy của người học, trước hết phải nhìn thẳng vào sự thật ấy để tháo gỡ, xây dựng và chỉnh đốn lại chứ không phải ở việc chiêu dụ bằng tiền bạc để gọi mời. Sự hấp dẫn, đam mê triết học nằm ở tinh thần với tất cả sự năng động sáng tạo của tư duy chứ không hề là sự hấp dẫn bởi vật chất thường tình.
Bài viết sau của Trương Duy Nhất phản ánh thực trạng học triết Marx – Lenin của sinh viên và mỉa mai vào sự ưu đãi của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà chưa dám nói lên sự thật của việc biên soạn và dạy bộ môn gọi là triết học này của các ông giảng viên triết học, cho nên có chỗ làm cho ông Marx bị oan sai.
TRƯƠNG DUY NHẤT - MIỄN PHÍ MÁC LÊ
Trước tình trạng ế ẩm, không thể tuyển được sinh viên vào học ngành Mác Lê – nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục- đào tạo đang dự thảo sẽ tiến hành miễn phí cho sinh viên vào học ngành này.Theo đó, nếu sinh viên nào chịu chấp nhận vào học ngành Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn hoàn toàn học phí...
( Đoạn này cắt bỏ vì quá gay gắt& cực đoan )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét