Lỗi ngớ ngẩn trên tấm bằng tốt nghiệp danh giá
(Kienthuc.net.vn) - Hàng trăm sinh viên, học viên phải khóc dở, mếu dở khi bằng tốt nghiệp mới nhận được lại có nhiều sai sót về chính tả tới mức ngớ ngẩn.
Ký thay "Hệu trưởng"...
Ngay sau khi nhận bằng, các tân thạc sĩ đã phát hiện có lỗi sai sót chính tả trong phần ghi bằng tiếng Anh. Theo đó, thay vì viết “The director of Academy of Journalism and Communication” (giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền) thì mẫu văn bằng các tân thạc sĩ nhận được lại in nhầm “director” thành “derector”.
Sau khi phát hiện lỗi chính tả, các học viên đã báo lại cho phòng đào tạo. Được biết số bằng này đã được học viện thu hồi để in lại. Đối với những học viên từ các tỉnh phía Nam ra nhận bằng được lớp trưởng hẹn sẽ chuyển bằng qua đường chuyển phát nhanh sau khi chỉnh sửa.
Bằng Thạc sĩ được trao gồm 4 trang, bao gồm 2 trang bìa và 2 trang nội dung. Tuy nhiên ngay mặt bìa đầu tiên, bên trên dòng chữ Bằng thạc sĩ là hình quốc huy được in nổi với dòng chữ: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam”, tức là thừa một chữ “Việt Nam”. Bên cạnh đó, tấm bằng này còn mắc lỗi chính tả là viết hoa ở từ “Lập” và từ “Phúc”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ký thay "Hệu trưởng"...
Hơn 700 sinh viên khóa 7 trường ĐH Khoa học (Đại học Thái Nguyên) vừa nhận bằng tốt nghiệp ngày 1/7 vừa qua. Tuy nhiên, bản chính bằng tốt nghiệp không có tem chống hàng giả của Bộ GD-ĐT, trong khi đó, bản sao lại mắc lỗi chính tả ở phần chức danh: "KT Hệu trưởng...".
Lỗi chính tả xuất hiện trong hơn 700 bằng tốt nghiệp của trường ĐH Khoa học. |
Một tân cử nhân chia sẻ: "Bằng tốt nghiệp thiếu tem dán và mắc lỗi chính tả nghiêm trọng khiến chúng em rất khó xin việc vì các cơ quan tuyển dụng nghi ngờ đây là bằng giả".
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc sai chính tả trên văn bằng đồng loạt với số lượng lớn như vậy.
Cách đây chưa lâu, vụ việc tương tự cũng xảy ra tại trường Học viện Báo chí và tuyên truyền (Hà Nội). 270 học viên cao học K16 bị thu hồi bằng thạc sĩ do sai lỗi chính tả sáng 18/4.
Lỗi chính tả bằng thạc sĩ trường Học viện Báo chí và tuyên truyền. |
Trước đó, năm 2011, vụ việc tương tự cũng xảy ra ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Ngày 5/11/2011, sau lễ phát bằng, nhiều sinh viên ngành công nghệ sinh học Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm khóa 2007-2011 phát hiện tên ngành học ở phần tiếng Anh. Thay vì ghi “Biotechnology” thì trên bằng lại ghi nhầm là “Biotechnogy”.
Cũng trong năm 2011, ngày 13/6, vừa được nhận tấm bằng thạc sĩ, các tân thạc sĩ đại học Huế khóa 2008-2010 chưa kịp vui mừng đã phải lo lắng khi phát hiện một loạt các lỗi sai nghiêm trọng in trên bằng.Bằng thạc sĩ cũng sai lỗi quốc huy. |
Lỗi tại ai?
Giải thích về sai sót "Hệu trưởng", chiều 17/7, ông Nguyễn Đức Lạng, Hiệu phó trường ĐH Khoa học (Thái Nguyên) nói, bản sao bằng tốt nghiệp do Phòng Công tác Học sinh - sinh viên tự làm, có sai sót là do “lỗi của cơ sở in”. Còn bằng tốt nghiệp chưa dán tem chống giả của Bộ theo ông Lạng là do "phát bằng xong sinh viên về hết nên chưa dán kịp". Trường ĐH Khoa ra thông báo, từ ngày 15/7, sinh viên có nhu cầu thì mang bằng lên dán tem và ghi số bổ sung vào bằng tốt nghiệp.
Dư luận đặt câu hỏi, không hiểu nổi cách làm việc của những người có trách nhiệm ở trường đại học này như thế nào mà có thể để xảy ra sai sót tới hơn 700 cái bằng tốt nghiệp. Họ đổ lỗi cho “cơ sở in”, nhưng còn trách nhiệm người kiểm duyệt, ký và đóng dấu cuối cùng thuộc về ai?
Trước đó, nói về sự việc để xảy ra sai sót ở Học viện Báo chí và tuyên truyền, nhà văn, nhà ngôn ngữ học PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt lắc đầu nói: "Để xảy ra lỗi ở trên tấm bằng thạc sỹ là không thể chấp nhận được. Người duyệt phôi bằng và kí văn bản này quá tắc trách. Tại làm sao mà cả người duyệt phôi bằng lẫn người kí đều không phát hiện được lỗi trong mấy trăm bằng. Bằng đại học, bằng thạc sĩ đâu phải chỉ là bộ mặt của trường, đó còn là bộ mặt của quốc gia. Nếu như những thạc sĩ đó mang bằng đó đi học ở nước ngoài, người ta sẽ nghĩ gì về vấn đề chất lượng giáo dục của Việt Nam.
Tôi là người dạy cũng thấy buồn và chắc rằng những học viên đó cũng buồn lắm. Suốt quá trình học hành, sau bao cố gắng, họ lại được chứng nhận bởi một tấm bằng khiếm khuyết".
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, PGS.TS Phạm Văn Tình, Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học cũng cho rằng: "Nhìn vào văn bằng người ta sẽ đánh giá ngôi trường cấp bằng đó và họ sẽ đánh giá về trình độ giáo dục. Chính tả là văn tự và nó liên quan đến câu chuyện văn hóa. Khi nhìn thấy một văn bản sai lỗi chính tả, cảm nhận đầu tiên là thấy phản cảm. Bởi đó là văn hóa sơ đẳng, khi sai sẽ khiến cho người đọc cảm giác như ăn phải hòn sỏi trong bát cơm ngon".
Anh Tuấn (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét