(GDVN) - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nghi ngờ con số trên; Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nêu lên nguyên nhân..
.
.
199.400 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp - lạ lùng càng học càng dễ...đứng đườngMiễn học phí, học trò vẫn không muốn làm sinh viên sư phạmĐiểm nào cũng đỗ đại học thì chỉ nghèo thêm
Nhiều năm gần đây, các ngành đào tạo giáo viên ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng luôn có chỉ tiêu khá cao. Mới đây, Báo Dân Việt cho biết, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường không có việc làm.
Mặc dù Bộ GD&ĐT cũng đã cảnh báo thừa nhân lực ngành này từ năm 2013 và yêu cầu giảm chỉ tiêu tuyển sinh, tuy nhiên, việc tự nguyện cắt giảm chỉ tiêu của các trường chẳng được là bao so với thực tế dôi dư ở ngành này.
“Nghịch cảnh” này đang khiến dư luận lo ngại về khả năng lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém thời gian, tiền của, công sức của xã hội.
Mặc dù Bộ GD&ĐT cũng đã cảnh báo thừa nhân lực ngành này từ năm 2013 và yêu cầu giảm chỉ tiêu tuyển sinh, tuy nhiên, việc tự nguyện cắt giảm chỉ tiêu của các trường chẳng được là bao so với thực tế dôi dư ở ngành này.
“Nghịch cảnh” này đang khiến dư luận lo ngại về khả năng lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém thời gian, tiền của, công sức của xã hội.
Cả nước có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường không có việc làm. (Minh họa của vietnamnet.vn) |
Nhìn nhận từ thực tế, có thể thấy hầu như các tỉnh thành trong cả nước đều có cơ sở đào tạo ngành nghề sư phạm từ bậc mầm non, tiểu học đến THCS.
Do ngành sư phạm nhận được nhiều ưu đãi hơn so với các ngành học khác trong đó có việc miễn học phí nên số lượng sinh viên, đặc biệt con em vùng nông thôn, theo học rất nhiều. Chính vì thế, lượng cử nhân ngành sư phạm ngày càng đông khiến con số thống kê của Bộ GD&ĐT rất đáng báo động.
Thực tế sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm không xin được việc làm đã diễn ra nhiều năm nay. Nhu cầu tuyển mới để đáp ứng số lượng học sinh tăng hằng năm, bù đắp số lượng giáo viên về hưu không nhiều.
Thực tế sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm không xin được việc làm đã diễn ra nhiều năm nay. Nhu cầu tuyển mới để đáp ứng số lượng học sinh tăng hằng năm, bù đắp số lượng giáo viên về hưu không nhiều.
Đối mặt với thực tế này, từ năm 2013 lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đã yêu cầu giảm chỉ tiêu đào tạo hệ sư phạm chính quy.
Tháng 8 năm 2014, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 2833 về việc tạm dừng tuyển sinh đào tạo từ xa đối với các ngành đào tạo giáo viên.
Đặc biệt, trong yêu cầu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng, Đại học 2015, Bộ GD&ĐT tiếp tục yêu cầu các trường thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm chính quy năm 2015 so với năm 2014.
Tháng 8 năm 2014, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 2833 về việc tạm dừng tuyển sinh đào tạo từ xa đối với các ngành đào tạo giáo viên.
Đặc biệt, trong yêu cầu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng, Đại học 2015, Bộ GD&ĐT tiếp tục yêu cầu các trường thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm chính quy năm 2015 so với năm 2014.
Đồng thời có kế hoạch tạm dừng tuyển sinh có thời hạn đào tạo giáo viên trung học. Trong đó, 2 trường Đại học sư phạm lớn trên cả nước được lên kế hoạch giảm 5% chỉ tiêu, các trường khác giảm 10%.
Tuy nhiên, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, dưới góc nhìn của một nhà chuyên môn, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đặt ra câu hỏi: Có thật giáo viên dư thừa nhiều đến như vậy không? Làm thế nào để tránh tình trạng đào tạo dư thừa?
Tuy nhiên, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, dưới góc nhìn của một nhà chuyên môn, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đặt ra câu hỏi: Có thật giáo viên dư thừa nhiều đến như vậy không? Làm thế nào để tránh tình trạng đào tạo dư thừa?
Chất lượng giáo dục Đại học và vẫn chuyện cử nhân ngồi chơi xơi nước
(GDVN) - Rõ ràng việc đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhà tuyển dụng luôn yêu cầu kinh nghiệm trong khi các tân cử nhân còn quá “tân” về khoản này.
|
GS Nguyễn Minh Thuyết chỉ ra rằng, nếu căn cứ vào tổng biên chế giáo viên thì hiện tượng dư thừa là có thật; nhưng căn cứ vào nhu cầu thực tế thì giáo viên chưa chắc đã thừa.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sĩ số mỗi lớp tối đa chỉ từ 35 đến 40 học sinh. Ở các nước phát triển và ngay ở một số nước Đông Nam Á, mỗi lớp chỉ có từ 20 đến 25 học sinh.
Tuy nhiên, tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội một lớp học thường phải ghép đến 50 - 60 học sinh. Nếu chúng ta có đủ trường lớp và có đủ tiền để trả lương cho giáo viên theo chuẩn quốc tế 20 - 25 học sinh/lớp, thậm chí theo chuẩn Việt Nam 35 - 40 học sinh/lớp thì ở các thành phố lớn đang thiếu giáo viên, chứ không phải thừa.
Tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên giàu kinh nghiệm, cũng xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Trước hết, vì không có nhiều người sẵn sàng về dạy học ở những vùng này, mà nếu có về thì họ cũng không ở lại nhiều năm.
Thứ hai là ở nhiều nơi, giáo viên thường phải dạy lớp ghép, tức là những lớp có học sinh lớp 1, lớp 3, lớp 4… cùng học với nhau. Nếu quỹ biên chế không quá nhỏ và không cào bằng giữa các vùng có điều kiện khác nhau, chắc chắn chúng ta không phải để giáo viên dạy những lớp ghép như vậy, mà ngược lại, phải gửi thêm nhiều giáo viên đến những vùng này.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Minh Thuyết chuyện thừa thiếu giáo viên hoàn toàn có thể được giải quyết nếu cơ quan dự báo về nguồn nhân lực có mối liên kết chặt chẽ với cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo.
Bởi lẽ, hằng năm chúng ta có bao nhiêu giáo viên, dạy ở đâu, dạy ở bậc học nào, lớp nào và có bao nhiêu trẻ em sinh ra mỗi năm, mỗi năm cần bố trí thêm bao nhiêu chỗ học, bao nhiêu giáo viên, các cơ quan này đều nắm được cả.
“Những số liệu đã nêu sẽ là căn cứ giúp Bộ GD&ĐT và các trường sư phạm biết mình cần đào tạo bao nhiêu giáo viên cho mỗi môn học. Các lĩnh vực khác thì tôi không nói nhưng riêng nhân lực trong lĩnh vực giáo dục thì hoàn toàn có thể tính toán được” – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sĩ số mỗi lớp tối đa chỉ từ 35 đến 40 học sinh. Ở các nước phát triển và ngay ở một số nước Đông Nam Á, mỗi lớp chỉ có từ 20 đến 25 học sinh.
Tuy nhiên, tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội một lớp học thường phải ghép đến 50 - 60 học sinh. Nếu chúng ta có đủ trường lớp và có đủ tiền để trả lương cho giáo viên theo chuẩn quốc tế 20 - 25 học sinh/lớp, thậm chí theo chuẩn Việt Nam 35 - 40 học sinh/lớp thì ở các thành phố lớn đang thiếu giáo viên, chứ không phải thừa.
Tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên giàu kinh nghiệm, cũng xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Trước hết, vì không có nhiều người sẵn sàng về dạy học ở những vùng này, mà nếu có về thì họ cũng không ở lại nhiều năm.
Thứ hai là ở nhiều nơi, giáo viên thường phải dạy lớp ghép, tức là những lớp có học sinh lớp 1, lớp 3, lớp 4… cùng học với nhau. Nếu quỹ biên chế không quá nhỏ và không cào bằng giữa các vùng có điều kiện khác nhau, chắc chắn chúng ta không phải để giáo viên dạy những lớp ghép như vậy, mà ngược lại, phải gửi thêm nhiều giáo viên đến những vùng này.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Minh Thuyết chuyện thừa thiếu giáo viên hoàn toàn có thể được giải quyết nếu cơ quan dự báo về nguồn nhân lực có mối liên kết chặt chẽ với cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo.
Bởi lẽ, hằng năm chúng ta có bao nhiêu giáo viên, dạy ở đâu, dạy ở bậc học nào, lớp nào và có bao nhiêu trẻ em sinh ra mỗi năm, mỗi năm cần bố trí thêm bao nhiêu chỗ học, bao nhiêu giáo viên, các cơ quan này đều nắm được cả.
“Những số liệu đã nêu sẽ là căn cứ giúp Bộ GD&ĐT và các trường sư phạm biết mình cần đào tạo bao nhiêu giáo viên cho mỗi môn học. Các lĩnh vực khác thì tôi không nói nhưng riêng nhân lực trong lĩnh vực giáo dục thì hoàn toàn có thể tính toán được” – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh.
Thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp – Vì đâu nên nỗi?
(GDVN) - Đã đến lúc các bậc phụ huynh và các thầy cô trực tiếp giảng dạy phải định hướng rằng, Đại học bây giờ chưa phải là con đường tối ưu nhất cho tương lai.
|
Nhìn nhận con số lớn 45.000 giáo viên, giáo sinh dư thừa, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội chỉ ra nguyên nhân rằng:
Thứ nhất, đào tạo của chúng ta không có kế hoạch. Đáng lẽ nhu cầu xã hội phát triển đến đâu thì đào tạo đến đó nhưng chúng ta không đi theo hướng như vậy mà các trường sư phạm đua nhau mở ngày càng nhiều, đào tạo ồ ạt nên mới dẫn đến thừa hàng loạt.
Thứ hai, chúng ta vẫn thiếu những giáo viên có chất lượng. Các trường hiện nay cứ đua nhau chạy theo số lượng mà chưa quan tâm tới chất lượng.
TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh: “Việc chúng ta căn chuẩn dựa vào tấm bằng Đại học hay Cao đẳng là không đúng vì chất lượng giáo viên có đạt chuẩn hay không mới thực sự quan trọng chứ không phải tấm bằng đó. Vì hiện nay, chúng ta đang cấp bằng một cách bừa bãi nên không đánh giá được chất lượng”.
Muốn giảm thiểu con số này thì trước tiên các trường sư phạm cần giảm số lượng đào tạo, quan tâm nhiều hơn tới chất lượng thậm chí có thể tiến hành đào tạo lại những giáo viên chưa đạt chuẩn.
Thứ nhất, đào tạo của chúng ta không có kế hoạch. Đáng lẽ nhu cầu xã hội phát triển đến đâu thì đào tạo đến đó nhưng chúng ta không đi theo hướng như vậy mà các trường sư phạm đua nhau mở ngày càng nhiều, đào tạo ồ ạt nên mới dẫn đến thừa hàng loạt.
Thứ hai, chúng ta vẫn thiếu những giáo viên có chất lượng. Các trường hiện nay cứ đua nhau chạy theo số lượng mà chưa quan tâm tới chất lượng.
TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh: “Việc chúng ta căn chuẩn dựa vào tấm bằng Đại học hay Cao đẳng là không đúng vì chất lượng giáo viên có đạt chuẩn hay không mới thực sự quan trọng chứ không phải tấm bằng đó. Vì hiện nay, chúng ta đang cấp bằng một cách bừa bãi nên không đánh giá được chất lượng”.
Muốn giảm thiểu con số này thì trước tiên các trường sư phạm cần giảm số lượng đào tạo, quan tâm nhiều hơn tới chất lượng thậm chí có thể tiến hành đào tạo lại những giáo viên chưa đạt chuẩn.
Thùy Linh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét