Tập hợp ý kiến đóng góp của các Đảng viên về Đại hội XII của Đảng
Cái cần đến là cái xu thế phát triển tất yếu của cuộc sống như dòng sông qua bao khúc khuỷu thác ghềnh rồi cũng xuôi về biển. Quy luật của xã hội, của cuộc sống con người đương nhiên không hoàn toàn giống quy luật của tự nhiên. Nhưng con người cũng là một bộ phận của tự nhiên. Cho nên, quy luật vận động của xã hội, xét đến cùng, cũng phải tuân theo quy luật vận động của tự nhiên.
Giáo sư Tương Lai |
Cũng chính vì thế, “không thể không chọn con đường đổi mới triệt để. Theo quy luật, đổi mới sẽ phải đến, đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh phải đến”, đó là một tiếng nói mạnh mẽ xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ ngày 17.12.2015, tiếng nói của Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bô. “Tiếp tục những suy nghiệm từ lâu của mình về những giáo điều, khuôn sáo mà lịch sử và thực tiễn đã vượt qua...Nhìn lại lịch sử, chúng ta có nhiều giai đoạn đã áp dụng lý thuyết giáo điều mà chưa có kinh nghiệm thực tiễn, không nhận ra được vấn đề và bản chất vấn đề dẫn đến những sai lầm, tổn thất”, vì thế mà “không thể không chọn con đường đổi mới triệt để, ông Lượng nói. Quá đúng. Thế nhưng thế nào là “triệt để”? Và, để “đổi mới triệt để” thì điều tiên quyết vào lúc này là gì?
Xin mượn lời cụ Mác: “Triệt để, có nghĩa là xét sự vật đến tận gốc rễ của nó. Nhưng gốc rễ, đối với con người, chính là bản thân con người”. Chính vì thế mà phải để cho “con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách là một con người đã thoát khỏi ảo tưởng”! Khốn khổ thay, cái ảo tưởng đó bị nhồi nhét vào não trạng của nhiều người đã quá lâu. Đặc biệt là những người đã từng đem xương máu của mình để chiến đấu cho một mục tiêu cao cả và rất thật: yêu nước và quật khởi để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập và thống nhất đất nước để non sông quy về một mối để đồng thời gắn với một mục tiêu ảo là “yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội”. Thế rôi cái chủ nghĩa xã hội ấy trở thành một hệ thống mà Liên Xô là “thành trì bất khả xâm phạm” phút chốc sụp đổ tan tành ngay khi lực lượng vũ trang Xô Viết còn nguyên vẹn, kể cả bộ máy bạo lực KGB cũng chưa bị suy suyển. Như một lâu đài xây trên cát, một chế độ với một bộ máy bạo lực còn nguyên vẹn ấy đã sụp đổ vì nhân dân đã không chấp nhận nó nữa, trong đó có gần hai chục triệu đảng viên cộng sản. Sự sụp đổ ấy là một tiếng sấm xua tan đám mây mù ảo tưởng, lay động não trạng của những người đã bị nhồi nhét quá lâu “những giáo điều, khuôn sáo mà lịch sử và thực tiễn đã vượt qua” như trung tướng Lượng đã chỉ ra. Từ những suy nghiệm đó, ông nói lên khát vọng: “nhân dân muốn Đảng nhìn nhận lại những sai lầm để trưởng thành, để thể hiện sự nhận ra ấy qua đường lối đổi mới cụ thể. Vì thế, chúng ta nhất thiết phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai”.
Thẳng thắng và mạnh mẽ nói ra “những suy nghiệm từ lâu của mình” đâu chỉ có Trung tướng Lưu Phước Lượng, cách đây không lâu, một vị trung tướng khác, ông Võ Việt Thanh, nguyên là Uỷ viên trung ương Đảng, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An, nguyên chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định điều đó trên báo Tuổi Trẻ : “Không cần nói nữa về những tiêu chuẩn “tài, tâm, đức” mà đã có hàng vạn hàng triệu người dân đòi hỏi. Tôi muốn thêm vào một tiêu chuẩn: nên lựa chọn người có dũng khí, quyết đoán để trong lúc cần sự quyết liệt họ sẽ có được quyết định có lợi cho quốc gia, dân tộc. Và không nên chọn những người bảo thủ giáo điều, nói nhiều làm ít, không dám đột phá. Những cán bộ như vậy không nên bầu, chức quyền họ càng cao thì tác hại cho dân cho nước sẽ càng nhiều”.
Rõ ràng là đã đến lúc những tiếng nói vốn rất thận trọng và cân nhắc khi đề cập đến những vấn đề về đường lối quan điểm và lựa chọn nhân sự đã không thể không lên tiếng. Một đa số thầm lặng tán đồng rồi cũng sẽ không im lặng nữa. Rất nhiều các vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, những trí thức có tên tuổi vừa có dịp đọc “Thư gửi Bộ Chính trị…” ngày 9.12.2015 đã tỏ rõ sự đồng tình và cổ vũ. Trên mạng đã xuất hiện những bài hưởng ứng những luận điểm đã đăng trên báo Tuổi trẻ vừa nêu.
Có hiện tượng đáng mừng đó vì đúng như ý kiến của Trung tướng Lượng : “Lâu nay, có cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngán ngại vượt qua, lại có người vượt qua thì bị quy chụp... bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi. Đó cũng là nguồn gốc, nguyên cớ dẫn đến sự tụt hậu và tụt hậu ngày càng xa của đất nước, dân tộc chúng ta”.
Tán đồng và phát triển nhận định trên, đảng viên Trần Đức Khoa viết rành mạch trên báo mạng ngày 18.12.2015: “đây là tâm trạng chung của Đảng viên và nhân dân hiện nay”. Ông Khoa trình bày công khai “đây là thời điểm đất nước đang đứng trước những cơ hội lớn và cũng đồng thời đối diện với nhiều thách thức chưa từng có! Đây có thể nói là một thời điểm bước ngoặc lịch sử đòi hỏi phải có đổi mới thực sự, thay đổi những quan điểm rất cơ bản về đường lối phát triển đất nước, đường lối về đối ngoại và bảo vệ tổ quốc. Nhưng đáng tiếc thay, trong các báo cáo chính trị, thảo luận của Bộ Chính trị …chỉ đắm chìm vào việc sắp xếp nhân sự theo cánh thức rối rắm và mất dân chủ chưa từng có trong lịch sử… tạo ra tình trạng nội bộ nghi ngờ mất đoàn kết và lợi dụng để triệt hạ đồng chí tranh giành quyền lực. Công cuộc phê và tự phê” này làm phân tán tư tưởng của hầu hết các cấp lãnh đạo từ TW đến địa phương bởi một cuộc đại kiểm điểm mà khi ngẩng đầu lên thì cũng không thể biết ai tốt xấu, đại cục sáng rõ đâu không thấy đến, chỉ thấy tất cả đắm chìm vào xác minh đơn tố cáo nặc danh, ra sức tung tin nói xấu lẫn nhau đến mức ai ai cũng biết rằng nội bộ Bộ Chính trị bị phân hoá, mất đoàn kết nghiêm trọng”.
Tất cả những điều vừa dẫn ra đã là minh chứng sống động cho nhận xét của người viết bài này trong “Mênh mông thế sự” số 22 về lời khuyến cáo của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 8.12.2015 “không cẩn thận thì sẽ gây phá hoại từ trong ra, chứ không phải từ bên ngoài đâu” là một chỉ dấu cho thấy cuộc chiến quyền lực đã đến hồi chung kết. Trên mạng đang lưu hành rộng rãi một văn bản với tên gọi là “Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”. Nếu đây là thật, thì sự kiện này đã bộc lộ qúa rõ cái gì cần đến đã đến.
Xin chép ra đây một vài trong 12 điều mà Bộ Chính trị đòi ông Thủ tướng phải kiểm điểm:
“Trong bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng ngày 22 tháng 5 2014 tại Đại hội diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á ở Philippine đã khẳng định: Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông và sự lệ thuộc nào đó. Sai lầm ở đây là:
“Trong bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng ngày 22 tháng 5 2014 tại Đại hội diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á ở Philippine đã khẳng định: Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông và sự lệ thuộc nào đó. Sai lầm ở đây là:
Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông. Dù có đối đầu, chống đối nhau, rồi cũng phải tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị với nhau. Còn tình hữu nghị lệ thuộc của Việt Nam với Trung Quốc thì từ khi sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh dạo đến nay chưa bao giờ có. Nêu ra “luận điểm” trên, dù vô tình hay hữu ý, Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp sức cho các lực lượng thù địch đang vu cáo Đảng ta lệ thuộc vào Trung Quốc, không dám đấu tranh bảo vệ lãnh thổ. ..Bài phát biểu có tính chất kích động sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhất thời có thể tác động khơi dậy lòng yêu nước, nhưng tiếp tục đẩy nó lên cao thì có thể trở thành thảm họa…”.
Không dẫn ra đây ý kiến giải trình của Thủ tướng vì “Toàn văn trả lời phỏng vấn này…vẫn còn đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ”.
Người có đầu óc bình thường không quá lú lẫn hoặc ẩn giấu động cơ đen tối thì có thể dễ dàng hiểu được sự thật đằng sau những câu hỏi đặt ra đòi phải kiểm điểm. Còn nhớ cách đây không lâu, khi bình luận về những điều có liên quan đến chuyện này, cây bút Hạ Đình Nguyên đã từng gợi lên hình ảnh “ba gã bán tơ” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du “người nách thước kẻ tay đao, đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi, …đầy nhà vang tiếng ruồi xanh” để rồi “Hỏi ra sau mới biết rằng, Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”! Thì chẳng phải nội dung lá thư tố cáo của ba giáo sư tiến sĩ ở Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, ba “gã bán tơ” làm xôn xao dư luận cách nay không lâu đã được trích dẫn nguyên văn trong yêu cầu của Bộ Chính trị đòi Thủ tướng phải kiểm điểm đó sao!
Xem ra đâu phải chỉ “thằng bán tơ kia dở giói ra, làm cho bận đến cụ Viên già” như cụ Tam Nguyên Yên Đổ mắng mỏ! Mà, “tên xưng xuất” đích thực lại là kẻ đứng bên trên truyền chỉ cho“ba gã bán tơ” nọ tung ra ngón đòn hiểm nhằm hạ gục đối thủ trong cuộc chiến quyền lực đến hồi gay cấn quyết liệt nhất. Xem ra việc sử dụng tiếng nói sang trọng của “giáo sư tiến sĩ” có vẻ là tuyệt chiêu hơn “đầy nhà vang tiếng ruồi xanh” phun chất bẩn vào đối thủ mà “cao thủ” vốn sành sỏi trong những thủ đoạn quay quắt, lá mặt lá trái quen thuộc. Nhưng dù sao thì đó cũng chưa phải là điều đang làm cho công luận ghê tởm phỉ nhổ. Mà là, mặc dầu “Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có ý kiến Kết luận báo cáo Bộ Chính trị về nội dung này” như sau: “…Trong bối cảnh đặc biệt đó, Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm như trên là cần thiết, phù hợp, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, được cán bộ và nhân dân đồng tình”(trang 3, Báo cáo số 314-BC/UBKTTW ngày 23-10-2015 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương). Thế nhưng xem ra “Bộ Chính trị” vẫn cho là chưa đủ nên vẫn phải kiểm điểm!
Vậy thì những ai trong Bộ Chính trị chưa vừa lòng với kết luận của UBKTTW? Liệu có phải những người vẫn trung thành với luận điểm: “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông”, “tình hữu nghị lệ thuộc của Việt Nam với Trung Quốc thì từ khi sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh dạo đến nay chưa bao giờ có”, “Bài phát biểu có tính chất kích động sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhất thời có thể tác động khơi dậy lòng yêu nước, nhưng tiếp tục đẩy nó lên cao thì có thể trở thành thảm họa”…? Thảo nào một số trong các ngài quyết trải thảm đỏ tại Phòng Diên Hồng của toà nhà Quốc Hội để đón tên kẻ cướp theo đề xuất của hắn, biến biểu tượng của lòng yêu nươc và tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quật khởi Việt Nam thành biểu tượng của sự khiếp nhược đớn hèn nhục nhã.
Chao ôi, đọc những dòng chữ tệ hại nói trên cứ ngỡ đó là của các “đồng chí Trung Quốc cùng chung ý thức hệ vối ông Nguyễn Phú Trọng” viết ra! Hoặc nếu không thì cũng là những kẻ mang trong huyết quản “máu Tàu” - như ngôn từ dân gian dùng để chỉ những kẻ thần phục Trung Quốc- đang tâng công với thiên triều để liệu bề kiếm chác! Rõ ràng nhất thì đây là cách “tạo ra tình trạng nội bộ nghi ngờ mất đoàn kết và lợi dụng nhằm triệt hạ đồng chí để tranh giành quyền lực” như bài viết đã dẫn ra ở trên!
Nhất quán với ý đồ đó, những lời tố cáo khác như “Nguyễn Tấn Dũng lên truyền hình như Tổng thống ở các nước tư bản đọc thông điệp đầu năm có nội dung kêu gọi thay đổi thể chế và phát động dân chủ”, “Đề xuất thúc giục Quốc hội thông qua Luật biểu tình… để thực hiện các mạng cam” “mời Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair làm cố vấn cho Chính phủ… Một chuyên gia tổ chức Diễn đàn hòa bình, tổ chức cách mạng màu”…thì đã quá rõ về sự vu khống và bịa tạc lố bịch và thấp hèn mà những người có trình độ văn hoá tối thiểu cũng không viết ngô nghê đến thế, những điều mà Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương đã có văn bản kết luận gửi Bộ Chính trị.
Ngẫm cho kỹ, hoá ra đó là những điều đang ám ảnh não trạng của những người kiên định bám vào những giáo điều đã bị cuộc sống vứt bỏ nhằm giữ cho được cái ghế quyền lực đã quá rệu rã. Mà muốn thế thì phải dựa vào “người đồng chí cùng chung ý thức hệ XHCN”! Cái tổ con tò vò nàm ở chính chỗ này đây khỏi phải kể ra đây làm gì thêm bẩn mắt người đọc. Những điều khác liên quan đến thân nhân, gia đình, tài sản…của Thủ tướng thì cũng đã có những văn bản kết luận cũng chẳng dài dòng thêm.
Điều đáng nói vì là điều đáng xấu hổ nhất là “lâu nay, có cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngán ngại vượt qua, lại có người vượt qua thì bị quy chụp... bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi” mà Trung tướng Lưu Phước Lượng đã chỉ ra trên báo Tuổi Trẻ ngày 18.12.2015 đang được minh hoạ thật sống động bởi sự kiện nhục nhã nói trên. Ai đó từng sùng bái Mác thì hãy nhớ lại chính điều mà Mác đã khuyến cáo: “cần phải làm cho ách áp bức hiện thực càng nặng nề hơn nữa bằng cách gắn vào nó cái ý thức về ách áp bức; cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn bằng cách công bố sự nhục nhã đó”. Sự nhục nhã đã được công bố bởi chính cái hiện thực nghiêm khắc và tàn nhẫn mà nhân dân đang phải gồng lưng gánh chịu.
Tuy vậy, không được quên rằng sự dối trá và lừa mị lại đang ở thế chính thống. Cái chính thống đó vẫn ngày ngày phát huy hết công suất những công cụ của chế độ toàn trị để nhồi nhét vào não trạng của đông đảo dân chúng. Vì thế, dù ít dù nhiều đã làm tê liệt hoặc bóp méo nhận thức của một bộ phận không nhỏ những người ít có điều kiện nắm bắt thông tin, tiếp cận mạng internet. Và cái đó lại là điểm tựa của chế độ toàn trị phản dân chủ.
Đó là lý do để không thể ngập ngừng và thiếu triệt để trong việc khẳng định cái xu hướng không thể đảo ngược được của những bước đột phá để đưa đất nước chuyển mình đi tới. Vì vậy mà cần “xét sự vật đến tận gốc rễ của nó”. Thế nhưng “gốc rễ, đối với con người, chính là bản thân con người . Vì vậy mà phải “lựa chọn người có dũng khí, quyết đoán để trong lúc cần sự quyết liệt họ sẽ có được quyết định có lợi cho quốc gia, dân tộc” như ông Võ Viết Thanh viết trên Tuổi trẻ đã dẫn ra ở trên. Nói cái cần đến sẽ đến là vì lẽ đó.
Lực cản sẽ còn rất lớn, nhưng chắc ngài giáo sư tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng phải hiểu ra nguyên lý mà ngài từng tụng niệm, cho dù ngài không hiểu được hoặc cố tình lảng tránh :“trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong”. Cuộc sống đang vận động theo xu hướng không thể đảo ngược được ấy.
Giáo sư Tương Lai
Không dẫn ra đây ý kiến giải trình của Thủ tướng vì “Toàn văn trả lời phỏng vấn này…vẫn còn đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ”.
Người có đầu óc bình thường không quá lú lẫn hoặc ẩn giấu động cơ đen tối thì có thể dễ dàng hiểu được sự thật đằng sau những câu hỏi đặt ra đòi phải kiểm điểm. Còn nhớ cách đây không lâu, khi bình luận về những điều có liên quan đến chuyện này, cây bút Hạ Đình Nguyên đã từng gợi lên hình ảnh “ba gã bán tơ” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du “người nách thước kẻ tay đao, đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi, …đầy nhà vang tiếng ruồi xanh” để rồi “Hỏi ra sau mới biết rằng, Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”! Thì chẳng phải nội dung lá thư tố cáo của ba giáo sư tiến sĩ ở Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, ba “gã bán tơ” làm xôn xao dư luận cách nay không lâu đã được trích dẫn nguyên văn trong yêu cầu của Bộ Chính trị đòi Thủ tướng phải kiểm điểm đó sao!
Xem ra đâu phải chỉ “thằng bán tơ kia dở giói ra, làm cho bận đến cụ Viên già” như cụ Tam Nguyên Yên Đổ mắng mỏ! Mà, “tên xưng xuất” đích thực lại là kẻ đứng bên trên truyền chỉ cho“ba gã bán tơ” nọ tung ra ngón đòn hiểm nhằm hạ gục đối thủ trong cuộc chiến quyền lực đến hồi gay cấn quyết liệt nhất. Xem ra việc sử dụng tiếng nói sang trọng của “giáo sư tiến sĩ” có vẻ là tuyệt chiêu hơn “đầy nhà vang tiếng ruồi xanh” phun chất bẩn vào đối thủ mà “cao thủ” vốn sành sỏi trong những thủ đoạn quay quắt, lá mặt lá trái quen thuộc. Nhưng dù sao thì đó cũng chưa phải là điều đang làm cho công luận ghê tởm phỉ nhổ. Mà là, mặc dầu “Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có ý kiến Kết luận báo cáo Bộ Chính trị về nội dung này” như sau: “…Trong bối cảnh đặc biệt đó, Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm như trên là cần thiết, phù hợp, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, được cán bộ và nhân dân đồng tình”(trang 3, Báo cáo số 314-BC/UBKTTW ngày 23-10-2015 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương). Thế nhưng xem ra “Bộ Chính trị” vẫn cho là chưa đủ nên vẫn phải kiểm điểm!
Vậy thì những ai trong Bộ Chính trị chưa vừa lòng với kết luận của UBKTTW? Liệu có phải những người vẫn trung thành với luận điểm: “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông”, “tình hữu nghị lệ thuộc của Việt Nam với Trung Quốc thì từ khi sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh dạo đến nay chưa bao giờ có”, “Bài phát biểu có tính chất kích động sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhất thời có thể tác động khơi dậy lòng yêu nước, nhưng tiếp tục đẩy nó lên cao thì có thể trở thành thảm họa”…? Thảo nào một số trong các ngài quyết trải thảm đỏ tại Phòng Diên Hồng của toà nhà Quốc Hội để đón tên kẻ cướp theo đề xuất của hắn, biến biểu tượng của lòng yêu nươc và tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quật khởi Việt Nam thành biểu tượng của sự khiếp nhược đớn hèn nhục nhã.
Chao ôi, đọc những dòng chữ tệ hại nói trên cứ ngỡ đó là của các “đồng chí Trung Quốc cùng chung ý thức hệ vối ông Nguyễn Phú Trọng” viết ra! Hoặc nếu không thì cũng là những kẻ mang trong huyết quản “máu Tàu” - như ngôn từ dân gian dùng để chỉ những kẻ thần phục Trung Quốc- đang tâng công với thiên triều để liệu bề kiếm chác! Rõ ràng nhất thì đây là cách “tạo ra tình trạng nội bộ nghi ngờ mất đoàn kết và lợi dụng nhằm triệt hạ đồng chí để tranh giành quyền lực” như bài viết đã dẫn ra ở trên!
Nhất quán với ý đồ đó, những lời tố cáo khác như “Nguyễn Tấn Dũng lên truyền hình như Tổng thống ở các nước tư bản đọc thông điệp đầu năm có nội dung kêu gọi thay đổi thể chế và phát động dân chủ”, “Đề xuất thúc giục Quốc hội thông qua Luật biểu tình… để thực hiện các mạng cam” “mời Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair làm cố vấn cho Chính phủ… Một chuyên gia tổ chức Diễn đàn hòa bình, tổ chức cách mạng màu”…thì đã quá rõ về sự vu khống và bịa tạc lố bịch và thấp hèn mà những người có trình độ văn hoá tối thiểu cũng không viết ngô nghê đến thế, những điều mà Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương đã có văn bản kết luận gửi Bộ Chính trị.
Ngẫm cho kỹ, hoá ra đó là những điều đang ám ảnh não trạng của những người kiên định bám vào những giáo điều đã bị cuộc sống vứt bỏ nhằm giữ cho được cái ghế quyền lực đã quá rệu rã. Mà muốn thế thì phải dựa vào “người đồng chí cùng chung ý thức hệ XHCN”! Cái tổ con tò vò nàm ở chính chỗ này đây khỏi phải kể ra đây làm gì thêm bẩn mắt người đọc. Những điều khác liên quan đến thân nhân, gia đình, tài sản…của Thủ tướng thì cũng đã có những văn bản kết luận cũng chẳng dài dòng thêm.
Điều đáng nói vì là điều đáng xấu hổ nhất là “lâu nay, có cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngán ngại vượt qua, lại có người vượt qua thì bị quy chụp... bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi” mà Trung tướng Lưu Phước Lượng đã chỉ ra trên báo Tuổi Trẻ ngày 18.12.2015 đang được minh hoạ thật sống động bởi sự kiện nhục nhã nói trên. Ai đó từng sùng bái Mác thì hãy nhớ lại chính điều mà Mác đã khuyến cáo: “cần phải làm cho ách áp bức hiện thực càng nặng nề hơn nữa bằng cách gắn vào nó cái ý thức về ách áp bức; cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn bằng cách công bố sự nhục nhã đó”. Sự nhục nhã đã được công bố bởi chính cái hiện thực nghiêm khắc và tàn nhẫn mà nhân dân đang phải gồng lưng gánh chịu.
Tuy vậy, không được quên rằng sự dối trá và lừa mị lại đang ở thế chính thống. Cái chính thống đó vẫn ngày ngày phát huy hết công suất những công cụ của chế độ toàn trị để nhồi nhét vào não trạng của đông đảo dân chúng. Vì thế, dù ít dù nhiều đã làm tê liệt hoặc bóp méo nhận thức của một bộ phận không nhỏ những người ít có điều kiện nắm bắt thông tin, tiếp cận mạng internet. Và cái đó lại là điểm tựa của chế độ toàn trị phản dân chủ.
Đó là lý do để không thể ngập ngừng và thiếu triệt để trong việc khẳng định cái xu hướng không thể đảo ngược được của những bước đột phá để đưa đất nước chuyển mình đi tới. Vì vậy mà cần “xét sự vật đến tận gốc rễ của nó”. Thế nhưng “gốc rễ, đối với con người, chính là bản thân con người . Vì vậy mà phải “lựa chọn người có dũng khí, quyết đoán để trong lúc cần sự quyết liệt họ sẽ có được quyết định có lợi cho quốc gia, dân tộc” như ông Võ Viết Thanh viết trên Tuổi trẻ đã dẫn ra ở trên. Nói cái cần đến sẽ đến là vì lẽ đó.
Lực cản sẽ còn rất lớn, nhưng chắc ngài giáo sư tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng phải hiểu ra nguyên lý mà ngài từng tụng niệm, cho dù ngài không hiểu được hoặc cố tình lảng tránh :“trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong”. Cuộc sống đang vận động theo xu hướng không thể đảo ngược được ấy.
Giáo sư Tương Lai
(Nguồn: Blog Bùi Văn Bồng)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét