Cuối cùng, điều gì phải đến sẽ đến: ngày 20 tháng Giêng năm 2016 sẽ diễn ra đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Tức chỉ còn khoảng một tháng nữa, số phận từng nhân vật chính trị sẽ được phúc quyết, nếu tính từ “vòng bán kết” hội nghị trung ương 13 và có thể “vòng chung kết” hội nghị trung ương 14 sau đó.
Tức chỉ còn khoảng một tháng nữa, số phận từng nhân vật chính trị sẽ được phúc quyết, nếu tính từ “vòng bán kết” hội nghị trung ương 13 và có thể “vòng chung kết” hội nghị trung ương 14 sau đó.
Được biết, tâm điểm cuộc chiến quyền lực và cơ chế sắp xếp các vị trí trong “tứ trụ” vẫn phần lớn phụ thuộc vào việc Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng “ở” hay “về”.
Khác nhiều với đại hội đảng lần thứ 11 và khác hẳn các đại hội đảng trước đó, tương quan quyền lực chính trị tại đại hội đảng 12 lại kéo theo vận hội đổi đời hoặc vận hoạn hóa kiếp của các nhóm lợi ích. Gần như bất cứ một gương mặt chính trị nào không còn đường “trụ” lại cũng có thể dẫn đến tai họa cho “sân sau” của họ. Chính vì lẽ đời sinh tử như thế, nghe nói những cuộc chạy đua ghê gớm đã, đang và sẽ còn tiếp diễn đến tận phút 90.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị trung ương 13, hàng loạt tài liệu nội bộ đã được “phát tán” lên mạng xã hội. Trung tâm của hoạt động này là một tài liệu khai báo trong “nhà tù Mỹ ngụy” của ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên. Tiếp liền sau đó và có vẻ đối lập với tổ chức tấn công ông Khế là “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị”.
Cả hai hoạt động và hai tài liệu trên đều có độ hiểm hóc ngang ngửa nhau. Nếu loạt bài tấn công ông Nguyễn Công Khế nhắm đến người được cho là đứng phía sau ông Khế là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bức thư chẳng biết thật hay giả ký tên Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ đích danh thủ tướng “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.
Một hiện tượng đáng lưu tâm là trong thời gian diễn ra Hội nghị trung ương 12 vào đầu tháng 10/2015 và Hội nghị trung ương 13 vào giữa tháng 12/2015, người ta không thấy trang mạng Chân Dung Quyền Lực tái hiện.
Từng làm mưa làm gió vào cuối năm 2014, đầu năm 2015, dường như Chân Dung Quyền Lực đã hoàn thành sứ mạng lịch sử để nhường sân chơi cho những cái tên khác.
Ngoài “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nêu trên, vừa mới xuất hiện trang mạng “Ý kiến đảng viên góp ý đại hội XII”. Không quá khó để nhận ra đây là địa chỉ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Như giới quan sát và dư luận dự báo trước đây, khoảng thời gian sát đại hội 12 sẽ chứng kiến những “chiêu” cuối cùng và có thể hiểm hóc nhất được tung ra bởi các phe phái chính trị.
Nếu Chân Dung Quyền Lực tập trung vào khối tài sản bất chính của một số quan chức cấp cao, gần đây chủ đề này không được tô đậm. Thay vào đó là những tài liệu về “lịch sử chính trị” và “chính trị hiện nay”.
Nếu nhân vật “một người cấp tiến” hứa hẹn với trang Ba Sàm rằng sẽ còn cung cấp những tài liệu nội bộ khác, sau khi gửi đến “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị”, nhiều khả năng trong thời gian từ đây đến đại hội 12 sẽ xuất hiện thêm một số tư liệu cung đình mà độc giả phải tròn mắt kinh ngạc.
Quá nhiều việc cho các cơ quan an ninh, tình báo của Bộ công an và Bộ quốc phòng làm…
Lê Dung
Khác nhiều với đại hội đảng lần thứ 11 và khác hẳn các đại hội đảng trước đó, tương quan quyền lực chính trị tại đại hội đảng 12 lại kéo theo vận hội đổi đời hoặc vận hoạn hóa kiếp của các nhóm lợi ích. Gần như bất cứ một gương mặt chính trị nào không còn đường “trụ” lại cũng có thể dẫn đến tai họa cho “sân sau” của họ. Chính vì lẽ đời sinh tử như thế, nghe nói những cuộc chạy đua ghê gớm đã, đang và sẽ còn tiếp diễn đến tận phút 90.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị trung ương 13, hàng loạt tài liệu nội bộ đã được “phát tán” lên mạng xã hội. Trung tâm của hoạt động này là một tài liệu khai báo trong “nhà tù Mỹ ngụy” của ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên. Tiếp liền sau đó và có vẻ đối lập với tổ chức tấn công ông Khế là “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị”.
Cả hai hoạt động và hai tài liệu trên đều có độ hiểm hóc ngang ngửa nhau. Nếu loạt bài tấn công ông Nguyễn Công Khế nhắm đến người được cho là đứng phía sau ông Khế là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bức thư chẳng biết thật hay giả ký tên Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ đích danh thủ tướng “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.
Một hiện tượng đáng lưu tâm là trong thời gian diễn ra Hội nghị trung ương 12 vào đầu tháng 10/2015 và Hội nghị trung ương 13 vào giữa tháng 12/2015, người ta không thấy trang mạng Chân Dung Quyền Lực tái hiện.
Từng làm mưa làm gió vào cuối năm 2014, đầu năm 2015, dường như Chân Dung Quyền Lực đã hoàn thành sứ mạng lịch sử để nhường sân chơi cho những cái tên khác.
Ngoài “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nêu trên, vừa mới xuất hiện trang mạng “Ý kiến đảng viên góp ý đại hội XII”. Không quá khó để nhận ra đây là địa chỉ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Như giới quan sát và dư luận dự báo trước đây, khoảng thời gian sát đại hội 12 sẽ chứng kiến những “chiêu” cuối cùng và có thể hiểm hóc nhất được tung ra bởi các phe phái chính trị.
Nếu Chân Dung Quyền Lực tập trung vào khối tài sản bất chính của một số quan chức cấp cao, gần đây chủ đề này không được tô đậm. Thay vào đó là những tài liệu về “lịch sử chính trị” và “chính trị hiện nay”.
Nếu nhân vật “một người cấp tiến” hứa hẹn với trang Ba Sàm rằng sẽ còn cung cấp những tài liệu nội bộ khác, sau khi gửi đến “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị”, nhiều khả năng trong thời gian từ đây đến đại hội 12 sẽ xuất hiện thêm một số tư liệu cung đình mà độc giả phải tròn mắt kinh ngạc.
Quá nhiều việc cho các cơ quan an ninh, tình báo của Bộ công an và Bộ quốc phòng làm…
Lê Dung
(SBTN)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét