Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Đề nghị nhà nước cho thu hồi ngay lập tức các lô đất này vì nó rất có thể không chế sân bay quân sự và xử lý nghiêm những người vi phạm!

Đất người Trung Quốc mua nằm sát sân bay quân sự

Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) xác định có đến 246 lô đất do người Việt đứng tên mua hộ người Trung Quốc chứ không chỉ 138 lô. Những lô đất này chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 1 m.
Sáng 15/12, ông Tăng Hà Vinh, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), cho biết đến thời điểm này đơn vị đã xác định có 246 lô đất ở tuyến đường ven biển được nghi do các cá nhân mua hộ cho người Trung Quốc. Trước đó, ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn cho biết chỉ riêng ở quận này đã có 71 cá nhân Việt Nam mua hộ 138 lô đất cho người Trung Quốc.
Trên hồ sơ giấy tờ thì những lô đất này vẫn do người Việt đứng tên. Tuy nhiên, núp bóng sau họ là những ông chủ lắm tiền, nhiều của người Trung Quốc.
77 lô đất trong tay 7 công ty Trung Quốc
Cũng theo vị cán bộ này, trong số 246 lô đất trên có đến 77 lô rơi vào tay 7 công ty có ông chủ là người Trung Quốc. Trong đó, sở hữu nhiều nhất là Công ty TNHH TM Du lịch &DV V.N.Holiday với 24 lô, Công ty TNHH TM &DV Diệp Phúc Lợi 17 lô. Công ty TNHH TM & DV Hoàng Gia Trung sở hữu 12 lô và Công ty TNHH TM Du lịch & DV Nguyên Thịnh Vượng có 10 lô...
mua đất, Trung Quốc, sân bay quân sự, Đà Nẵng, biển Đông, Hoàng Sa, mua-đất, Trung-Quốc, sân-bay-quân-sự, Đà-Nẵng, biển-Đông, Hoàng-Sa,
Bản đồ địa chính thể hiện vị trí các lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc (đánh dấu vàng) chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 1 m.
Ngoài ra, có 74 lô đất do các cá nhân đứng tên mua hộ cho người Trung Quốc. Trong đó, ông Lý Phước Cang (ngụ tại Đà Nẵng) đứng tên mua 12 lô đất. Còn lại, các cá nhân khác đứng tên mua từ 2 đến 10 lô.
Theo ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TN - MT TP Đà Nẵng, theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam. Do đó, họ lách luật bằng cách đưa tiền nhờ các cá nhân người Việt đứng tên để mua đất.
"Trong hồ sơ, những trường hợp này đều mua đất hợp pháp, đúng quy trình, quy hoạch. Họ thực hiện đầy đủ các giấy tờ và nghĩa vụ về thuế thì mình phải chấp nhận để họ mua. Nhưng đứng sau các cá nhân người Việt lại là người Trung Quốc. Đây mới là vấn đề mà chúng ta phải lưu ý", ông Điểu nói.
mua đất, Trung Quốc, sân bay quân sự, Đà Nẵng, biển Đông, Hoàng Sa, mua-đất, Trung-Quốc, sân-bay-quân-sự, Đà-Nẵng, biển-Đông, Hoàng-Sa,
Khách sạn do người Trung Quốc làm chủ cao gấp nhiều lần so với nhà để tàu bay trong sân bay Nước Mặn.
Đồng tình với lập luận trên, ông Vinh cho rằng, chiếu theo quy định của pháp luật thì đúng nhưng việc có những cá nhân mua từ 7 đến 12 lô đất là bất thường và đáng ngờ.
Đứng ở tầng 7 có thể quan sát hoạt động trong sân bay
Theo tìm hiểu của phóng viên, ở dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp, hàng loạt các nhà hàng khách sạn đã mọc lên. Những khách sạn có chiều cao từ 15 đến 25 m. Vị trí của các các tòa nhà này nằm sát tường sân bay Nước Mặn (sân bay quân sự), chỉ cách sân bay khoảng 1 m và được ngăn cách bởi bức tường cao 2,5 m.
Ông Huỳnh Nghĩa - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, lo lắng toàn bộ tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa và Võ Nguyên Giáp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Ở đây có sân bay Nước Mặn nên việc để cho người Trung Quốc giấu mặt mua đất là rất nguy hiểm.
mua đất, Trung Quốc, sân bay quân sự, Đà Nẵng, biển Đông, Hoàng Sa, mua-đất, Trung-Quốc, sân-bay-quân-sự, Đà-Nẵng, biển-Đông, Hoàng-Sa,
Khu nhà để tàu bay tại sân bay Nước Mặn nhìn từ phía đường Võ Nguyên Giáp.
"Họ mua đất rồi xây khách sạn cao tầng ở sân bay Nước Mặn nên không thể xem thường. Thành phố phải làm rõ bao nhiêu lô đất đã rơi vào tay người Trung Quốc? Giải pháp để theo dõi ngăn chặn vấn đề này ra sao?", vị đại biểu này nói.
Một người dân sống ở phường Khuê Mỹ cũng lo lắng: "Họ xây khách sạn cao tầng như vậy thì đứng ở tầng 7 của khách sạn có thể quan sát hết mọi hoạt động trong sân bay Nước Mặn. Nếu cứ để cho họ xây dựng các tòa nhà cao tầng như vậy rất nguy hiểm".
Lo lắng trước thực trạng người Trung Quốc giấu mặt mua đất ven biển, ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn), cho biết hầu hết các khách sạn, nhà hàng ở gần sân bay đều có tên bằng tiếng Việt nhưng bên cạnh lại có thêm các con số.
mua đất, Trung Quốc, sân bay quân sự, Đà Nẵng, biển Đông, Hoàng Sa, mua-đất, Trung-Quốc, sân-bay-quân-sự, Đà-Nẵng, biển-Đông, Hoàng-Sa,
Một khách sạn có ông chủ là người Trung Quốc được đặt tên là 18. Theo ông Nghĩa, việc đặt tên bằng con số như thế này có liên quan đến đường “lưỡi bò” mà người Trung Quốc đã tự ý khoanh vùng trên Biển Đông.
Theo ông, trước đây, khi họ làm đơn xây dựng chẳng thiếu gì tên để đặt, nhưng những ông chủ người Trung Quốc lại cứ xin đặt tên các khách sạn là: 18, 36... Còn họ xây nhà hàng thì đặt tên là: 333. Điểm chung của những con số này là khi cộng lại đều là “chín điểm”.
"Mới nghe thì thấy tức cười, nhưng ngẫm lại mới thấy thâm. Hàm ý của tên gọi này liên quan đến đường “lưỡi bò” (9 đoạn -PV) mà người Trung Quốc đã tự ý khoanh vùng trên Biển Đông", ông Nghĩa nghi vấn. Ông cũng cho biết, sự xuất hiện của người Trung Quốc trên địa bàn trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự.
Trong khi đó, ông Tăng Hà Vinh kiến nghị: "Theo tôi, chính quyền Đà Nẵng không nên phân lô bán đất ở khu vực nhạy cảm này. Vị trí quan trọng như vậy, chúng ta nên sử dụng vào mục đích khác chứ không nên bán cho bất cứ ai, kể cả người Việt Nam".
(Theo Zing)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: