Truyện ngắn của Doãn Hồng Giang
Họ tên đầy đủ của ông là Trần
Huy Tùng.
Nhưng ngày thường, chả mấy
khi người ta gọi cả họ và tên đầy đủ như thế. Đây cũng là sự thường, chả cứ
ông, ai cũng vậy.
Người ta chỉ xướng danh đầy
đủ họ tên khi có sự kiện quan trọng trong đời, như khai báo giấy tờ, đọc họ tên
khi có một danh sách gì đó để nhận hay để đóng góp số đồ vật hay số tiền, hoặc
nêu danh về việc gì gì nào đó..
Ngày thường, người ta vẫn gọi
là ông “Tùng Bi”, để phân biệt với ông Tùng Bách ở đầu làng.
Phần nữa do đặc điểm khuôn
mặt hơi khác thường của ông. Chỗ cuối bên mắt phải, ngay sát hốc mắt của ông có
một cái ve nhỏ tròn tròn, mầu hồng giống như viên hồng ngọc đính vào. Ông bảo
nó có từ hồi còn bé, chả biết tự khi nào, hay sinh ra đã có thế rồi, ông không
để ý.
Năm tháng nhiều thêm, ông trở
thành trai tráng, rồi đứng tuổi, bắt đầu già đi..Cái ve bi vẫn vậy, nó như chả
nhúc nhích, suy chuyển gì. Không lớn thêm mà cũng chả nhỏ đi, hằng có, như
không thể thiếu trên gương mặt phong trần, từng trải.
Người biết xem tướng hẳn biết
người có cái bi ve ở vị trí này nói lên điều gì? Nếu là người có chức phận ắt
biết lo cho dân cho nước, cho dù có phải chuốc lấy khổ lụy cho mình cũng không
sờn lòng, không suy chuyển quyết tâm. Nếu là người thường ít nhiều gặp chuyện
đa đoan. Có thể cay đắng ít nhiều nhưng lòng hướng thiện, vẫn yêu quý và tin
cậy nơi người ta, cho dù có lúc bị nhầm!
Chuyện về ông Tùng Bi rất
dài, éo le phức tạp có, may mắn thuận lợi cũng có, người ghét cũng có vài
người, kẻ yêu cũng không thiếu..
Thời buổi cuộc sống diễn tiến
nhanh, rất ít thời giờ, có lẽ chỉ nên kể về ông ở một đôi điều, vài ba sự việc.
Không kể cứ thấy áy náy, tấm tức, không đành..
**
**
Khi chúng tôi hỏi thăm lên
tới nơi, rất may là ông Tùng Bi đang có nhà. Nói đúng hơn là ông đang ở gần
nhà. Cô con gái bảo: “Các anh có việc gì cần gặp bố em”?
“Tôi đến chơi, nhân thể hỏi
ông già một tý về chuyện thuốc nam”. “Ra các anh là người của hội đông y”? Cô
hỏi. “Không, không phải hội đông y, chỉ là người có cùng sở thích với ông già
thôi”. Cô nói: “Vậy các anh ngồi chơi, bố em về ngay đấy mà”.
Má cô ửng hồng, đôi mắt đẹp, đen
nháy nhìn rất nhanh đồ nghề chúng tôi mang theo. Một máy quay phim, hai máy
ảnh, chả giống mấy ông thầy lang thường hay đến đây mọi lần. Hiểu ý thắc mắc
của tôi, Hùng Cường nói: “Bọn anh cũng có mê chụp ảnh tí chút. Chả mấy khi lên
đến Cốc Vài này, muốn chụp vài pô làm kỷ niệm. Cô gái khẽ à, tóc mai khẽ lay
động, tay cô khéo léo rót trà nóng còn đang bốc hơi ra mời chúng tôi. Bộ bàn
ghế uốn toàn bằng trúc rất ít gặp ở vùng này có cả thảy sáu chiếc, chúng tôi
ngồi mới chỉ hết hai mà cô cứ đứng, tay vịn tỳ lên vai ghế, vẻ bẽn lẽn không
chịu ngồi xuống cùng chúng tôi.
Ai đó nói “thế giới ngày nay
quá phẳng, không còn khác biệt, con gái vùng dân tộc ít người giờ bạo dạn như
dân thành phố, có nhẽ họ nhầm. Hoặc ít nhất nhầm trong trường hợp này.
Tôi thì tôi nghĩ tính cách e thẹn
hay bạo dạn tùy ở mỗi người, chả cứ dân tộc nào. Ngay như đứa em con bà cô tôi
sống ngay giữa thủ đô mà nó cũng cứ khép nép, rón ra rón rén trước người lạ,
chả khác cô này. Tôi nhìn lên vách lịa toàn bằng gỗ, thấy mấy cái bằng khen,
tấm bằng “gia đình văn hóa”. Ông Tùng Bi họ Trần, rõ ra là họ của người vùng
xuôi lên đây rồi..
Tôi đang nghĩ vẩn vơ thế thì
thấy cô gái chạy ra sân gọi di động. Có thể sóng ở đây là sóng vớt, hơi kém,
cũng có thể không muốn người khác nghe câu chuyện của mình. Xong xuôi, cô ra
đầu bếp thái cây chuối ra từng lát mỏng, chắc là làm thức ăn cho lợn, cho gà gì
đấy.
Hùng Cường hỏi tôi:
Hùng Cường hỏi tôi:
-
Hay là ta hỏi cô
ấy lối đi rồi cứ ra thẳng ra chỗ cái cổng đá mà anh nói?
Tôi bảo:
Tôi bảo:
-
Hỏi cũng được,
nhưng tớ muốn gặp ông Tùng Bi trước cái đã..Từ từ.. khoai khác nhừ, đi đâu mà
vội?
Từ góc sân nhà cô, ở chỗ này
cũng có thể nhìn thấy chỏm của cái cổng đá phía xa xa. Nó là cái cổng tự nhiên,
hình thù hơi kỳ dị, thiếu cân đối nhưng vẫn đẹp. Trên mái cổng nhìn rõ cây si
xanh buông tán lòa lòa, che gần hết phần mái.
Năm ngoái năm kia có bọn
“cảnh tặc” nghe đâu ở thành phố lên định “dinh” trộm cây si này mang về bán.
Ông Tùng Bi độ ấy mất ăn mất ngủ, cả tháng trời lên canh chừng. Bọn khốn lấy
không được chúng kéo nhau tới nhà ông gạ mua, giả tiền triệu hẳn hoi, ông dứt
quyết không bán. Không làm gì được chúng tức, hè nhau ném đá vào nhà ông. May
mà nhà lợp lá gồi, đá có ném tới cũng như ném trúng bị bông, chả bị làm sao!
Mấy hôm sau ông có việc sang
làng Cháy bên Tân Tiến. Đang dắt xe đạp thả xuống dốc từ từ thì có hai thằng
bịt mặt, xe phân khối lớn tông từ phía sau, quyệt vào ông chỗ lưng chừng dốc.
Ông phải nằm viện mất mấy ngày, may chỉ bị đau chỗ phần mềm, chân cẳng không bị
sao.
Biết là mấy đứa “cảnh tặc”
đó, nhưng chả có bằng chứng gì, đành chịu. Dốc đèo vắng, có ai nhìn thấy chúng
mặt ngang mũi dọc thế nào đâu? Hơn nữa chúng đã cao chạy xa bay rồi, biết tổ
con chuồn chuồn ở đâu mà tìm?
Cái cây xanh mọc tự nhiên do
ông dày công uốn tỉa vẫn còn, thế là được rồi. Chả nên phiền đến nhà chức trách
làm gì. Có báo, chưa chắc họ tìm được chúng. Nhưng bọn này sẽ tởn đến già, chả
dám lai vãng nữa, ông nghĩ vậy, và cho qua luôn. Ở đời cái gì đáng nghĩ hãy
nghĩ, hãy nằm lòng. Cái có nghĩ cũng chẳng nên cơm cháo, nghĩ làm gì?
Ngoài cây si xanh độc đáo ấy
ra, ngay gần trước cái cổng đá còn có một cây đào giờ đã có dáng “cổ thụ” lắm
rồi. Gốc nó cả vòng tay ôm, tán rộng bằng ba cái nong chụm lại. Đây là cây đào
tự tay ông trồng khi bắt đầu “khai sơn phá thạch” mở lối ngang qua vách đá chặn
đứng con đường thông sang bản Nà Còong Tân Tiến.
Theo người già kể lại, vốn ngày xưa vẫn có con đường thông giao giữa hai bên. Ngày quân Cờ Đen đánh nhau với quân Pháp nơi đây xảy ra trận chiến dữ dội. Xác lính của cả hai bên rải đầy hai bên sườn núi. Một vùng vang tiếng quạ kêu, mây đen mờ mịt đỉnh núi. Đêm đêm vẳng tiếng kêu gào. Thứ tiếng lạ tai không phải của người mình. Những tin đồn thất thiệt, những câu chuyện ma quái được thêu dệt. Đến nỗi không mấy ai dám lai vãng đến nơi đỉnh cao một ngàn năm trăm mét so với mực nước biển ( theo lối nói bây giờ ).
Theo người già kể lại, vốn ngày xưa vẫn có con đường thông giao giữa hai bên. Ngày quân Cờ Đen đánh nhau với quân Pháp nơi đây xảy ra trận chiến dữ dội. Xác lính của cả hai bên rải đầy hai bên sườn núi. Một vùng vang tiếng quạ kêu, mây đen mờ mịt đỉnh núi. Đêm đêm vẳng tiếng kêu gào. Thứ tiếng lạ tai không phải của người mình. Những tin đồn thất thiệt, những câu chuyện ma quái được thêu dệt. Đến nỗi không mấy ai dám lai vãng đến nơi đỉnh cao một ngàn năm trăm mét so với mực nước biển ( theo lối nói bây giờ ).
Chỗ này trở thành hang ổ của
bọn thổ phỉ, nơi trú chân của những tay anh chị bất chấp sự đời. Hay kẻ “chuột
chạy cùng sào” tá túc.
Có lẽ ông trời không muốn
nhìn thấy cảnh thê lương ấy kéo dài thêm nữa. Một đêm đang trời quang mây tạnh,
bỗng thấy mây đen kéo đến ùn ùn. Trăng đang tỏ bỗng tối đen chả nhìn thấy gì.
Rồi mưa đổ xuống, trút nước ào ào như giữa mùa lũ cuốn dù đã vào cuối thu. Lại
có có cả tiếng sấm sét trái mùa. Chỗ cái cổng đá bây giờ vang lên tiếng nổ dữ
dội. Sau đấy nghe tiếng vang động như đang xập giời, rung chuyển cả vùng. Sáng
ngày ra người ta thấy cả tảng đá khổng lồ từ trên vách đá cao đổ xuống chắn
ngang lối đi. Con đường bị cắt ngang từ thủa đó. Một bên là ngọn núi cao, một
bên vực sâu, ai muốn đi qua chỉ còn cách cắt đường leo ngang qua vách núi đá bị
bóc tách phẳng như cắt bằng dao.
Người trong vùng muốn sang
bên kia phải đi vòng mãi xuống chỗ nhà máy xi măng bây giờ, xa thêm hai chục
cây số. Không ai nghĩ đến việc đục thông tảng đá nối lại con đường đã bị cắt lìa
hàng trăm năm nay, cho đến lúc ông Tùng Bi nghĩ ra việc này. Nói cho đúng trước
đó cũng có đôi ba người nghĩ đến, nhưng rồi lại bỏ đấy. Người ta đã quá chán
ngán bởi cố gắng vô vọng. Tảng đá vẫn ì ra, thách thức trí lực con người. Dấu
vết để lại là những vết choòng, vệt khói mìn còn hằn trên vách đá. Tảng đá dày hơn
mười mét chiều ngang chả suy chuyển gì. Nó vẫn là cánh cửa khổng lồ không ai mở
ra được, ngăn cách hai làng như hai thế giới tách biệt nhau.
**
Ngày ông Tùng Bi lên đất Cốc Vài này tảng đá chắn ngang đã như thế từ rất lâu. Tâm trạng ông bấy giờ cũng không để ý đến. Sự trái ngang như một lẽ hiển nhiên, với ông tảng đá chắn đường cũng không có gì lạ, phải quan tâm. Ông còn nhiều việc phải lo, phải làm. Người nông dân nơi vùng chiêm trũng vừa trải qua thử thách gớm ghê của số phận mình.
Ngày ông Tùng Bi lên đất Cốc Vài này tảng đá chắn ngang đã như thế từ rất lâu. Tâm trạng ông bấy giờ cũng không để ý đến. Sự trái ngang như một lẽ hiển nhiên, với ông tảng đá chắn đường cũng không có gì lạ, phải quan tâm. Ông còn nhiều việc phải lo, phải làm. Người nông dân nơi vùng chiêm trũng vừa trải qua thử thách gớm ghê của số phận mình.
Sau này quen nhau, ông kể tôi
nghe câu chuyện của ông. Câu chuyện cứ ám ảnh tôi suốt từng ấy năm. Nó thực vô
lý mà lại là có thật:
- Một sớm tinh sương cách nay
gần bốn mươi năm, anh Tùng xách cái nhủi ra đầm làng. Con đầm vẫn đang do HTX
quản lý. Cá thả mỗi vụ cũng thu chẳng được bao nhiêu, nhưng đụng đến là không
được. Thì cũng là đói, đầu gối phải bò, anh chỉ mong xúc được mớ tép về kho cho
vợ vừa ở cữ. Biết là sai, nhưng túng thì phải tính.
Đêm hôm trước trời vừa mưa xong, bờ đầm rất trơn, anh suýt ngã nhào xuống đầm mấy bận. Lần dò mãi mới tới được đám bèo tây dạt sát gần bờ. Chỗ này ít cá to nhưng tôm tép, cua ốc thì nhiều và anh cũng chỉ mong có thế. Vừa đưa cái nhủi xuống nước được một đoạn thì thấy khựng lại như đụng phải vật gì, anh vội nhấc lên. Anh Tùng sợ hãi, không tin vào mắt mình khi nhìn thấy hai cẳng chân vướng vào trong nhủi. Định thần nhìn lại thấy rõ đó là cẳng chân đàn bà vì có hai ống quần phíp mầu đen. Anh hoảng hồn kéo nhủi nhảy lên bờ. Có một xác chết không hiểu vì sao chìm dưới đám bèo.
Đêm hôm trước trời vừa mưa xong, bờ đầm rất trơn, anh suýt ngã nhào xuống đầm mấy bận. Lần dò mãi mới tới được đám bèo tây dạt sát gần bờ. Chỗ này ít cá to nhưng tôm tép, cua ốc thì nhiều và anh cũng chỉ mong có thế. Vừa đưa cái nhủi xuống nước được một đoạn thì thấy khựng lại như đụng phải vật gì, anh vội nhấc lên. Anh Tùng sợ hãi, không tin vào mắt mình khi nhìn thấy hai cẳng chân vướng vào trong nhủi. Định thần nhìn lại thấy rõ đó là cẳng chân đàn bà vì có hai ống quần phíp mầu đen. Anh hoảng hồn kéo nhủi nhảy lên bờ. Có một xác chết không hiểu vì sao chìm dưới đám bèo.
Anh Tùng mặt mày tái xám, miệng
cứng, thở không ra hơi, không kêu lên được tiếng nào, cắm cổ bỏ chạy. Về nhà
anh cũng lẳng lặng, không nói với ai. Chính sự im lặng không phải lẽ này đã làm
hại anh!
Ngay trong ngày hôm ấy công an huyện kéo về. Người ta vớt cái xác lên và làm thủ tục khám nghiệm hiện trường. Dấu chân anh Tùng để lại trên bờ là bằng chứng tai hại tố cáo anh..
Ngay trong ngày hôm ấy công an huyện kéo về. Người ta vớt cái xác lên và làm thủ tục khám nghiệm hiện trường. Dấu chân anh Tùng để lại trên bờ là bằng chứng tai hại tố cáo anh..
Hơn một năm sau, do một sự
tình cờ người ta mới tìm ra thủ phạm giết hại cô gái trẻ. Hung thủ chính là gã
người yêu của cô trốn trách nhiệm khi cô có thai với gã. Không biết có phải oan
hồn người chết báo oán, hay sự trừng phạt của lẽ tự nhiên, tự dưng gã tâm sự
với một người bạn. Anh này đắn đo cả tháng trời mới tố cáo kẻ giết người.. Mãi
đến khi đó anh mới được tha về.
Thời gian sau anh Tùng đem
theo vợ con tìm đường lên đất Cốc Vài, nơi tưởng như cùng trời cuối đất này.
Có người nói anh hận đời,
tiêu cực bỏ làng đi, không muốn gặp lại người làng. Thực ra đâu phải thế.
Về chuyện này, ông Tùng Bi
chỉ nói với tôi ngắn gọn:
- Thời ấy bao cấp, ở quê đất chật người đông, lên trên này đất đai rộng rãi..Lý do chỉ đơn giản thế. Miệng tiếng thế gian cậu lạ gì? Tôi đâu có oán hận ai, oán hận gì quê hương chứ? Dẫu vô tình hay hữu ý, mình cũng có cái sai. Đầm của tập thể chứ đâu của mình mà tự tự do đánh bất? Chính vì cái này nên hôm đó tôi không dám tri hô lên. Người ta nghi ngờ cũng có cái lý của người ta.. Thôi thì trăm sự tại mình, tôi chả trách ai..Nhưng trong cái rủi có cái may, nếu không, tôi đâu có được cơ ngơi như bây giờ? Thiên đường là ở ngay đây chứ đâu nữa?
Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Hàng chục ha rừng của ông đã bắt đầu được thu, cả vườn cây ăn quả mỗi năm thu ngót nghét gần tỷ đồng. Chưa kể cái ao cá rộng gần mẫu đang thả cá, năm nào cũng bán cá được hàng trăm triệu. Rồi vườn cây thuốc nam ông bảo trồng để giữ giống, sợ người ta làm mất giống vì tệ phá rừng.
Còn chuyện cái cổng đá, ông nói là do chuyện tình cờ. Lần ông về quê năm trước có đi qua chỗ người ta khai thác đá, thấy tảng đá chắn ngang đường chỗ đỉnh đèo này chả nghĩa lý gì. Ông đặt vấn đề thuê người ta lên. Họ bảo công trình nhỏ không đáng để vận chuyện máy móc thiết bị. Ông xem. Cái máy khoan đá cũng chẳng bí hiểm gì, và quan trọng là nó không quá đắt. Định bụng bàn với dân làng góp tiền mua hẳn một cái. Trước mắt mở thông con đường, sâu nữa còn ối việc để làm.
- Thời ấy bao cấp, ở quê đất chật người đông, lên trên này đất đai rộng rãi..Lý do chỉ đơn giản thế. Miệng tiếng thế gian cậu lạ gì? Tôi đâu có oán hận ai, oán hận gì quê hương chứ? Dẫu vô tình hay hữu ý, mình cũng có cái sai. Đầm của tập thể chứ đâu của mình mà tự tự do đánh bất? Chính vì cái này nên hôm đó tôi không dám tri hô lên. Người ta nghi ngờ cũng có cái lý của người ta.. Thôi thì trăm sự tại mình, tôi chả trách ai..Nhưng trong cái rủi có cái may, nếu không, tôi đâu có được cơ ngơi như bây giờ? Thiên đường là ở ngay đây chứ đâu nữa?
Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Hàng chục ha rừng của ông đã bắt đầu được thu, cả vườn cây ăn quả mỗi năm thu ngót nghét gần tỷ đồng. Chưa kể cái ao cá rộng gần mẫu đang thả cá, năm nào cũng bán cá được hàng trăm triệu. Rồi vườn cây thuốc nam ông bảo trồng để giữ giống, sợ người ta làm mất giống vì tệ phá rừng.
Còn chuyện cái cổng đá, ông nói là do chuyện tình cờ. Lần ông về quê năm trước có đi qua chỗ người ta khai thác đá, thấy tảng đá chắn ngang đường chỗ đỉnh đèo này chả nghĩa lý gì. Ông đặt vấn đề thuê người ta lên. Họ bảo công trình nhỏ không đáng để vận chuyện máy móc thiết bị. Ông xem. Cái máy khoan đá cũng chẳng bí hiểm gì, và quan trọng là nó không quá đắt. Định bụng bàn với dân làng góp tiền mua hẳn một cái. Trước mắt mở thông con đường, sâu nữa còn ối việc để làm.
Họp thôn, ai cũng cười cho là
chuyện tào phào. Nếu phá được tảng đá, các cụ xưa đã làm rồi. Ông không nói
nữa. Biết có kêu gọi đóng góp chưa chắc có người hưởng ứng. Mình thì có quyền
hành gì để ra lệnh cho ai?
Cả làng râm ran một dạo rồi
quên hẳn câu chuyện này. Cũng chẳng ai gặp ông Tùng Bi ở làng. Hình như ông về
quê hay đi đâu, không ai để ý.
Một buổi sáng người trong
làng xôn xao. Ai đó đang chạy máy khoan trên đỉnh đèo. Người ta tò mò kéo nhau
lên xem. Thì ra ông Tùng Bi với hai người lạ ở đâu tới đang chạy máy khoan vào
tảng đá. Mấy người khác thì khuân những viên đá bị phá ra xếp gần bờ vực..Anh
tổ trưởng tổ máy là cháu gọi ông Tùng Bi bằng cậu. Anh ta đang làm hợp đồng với
một công ty cầu đường cung cấp đá cho công trường ở huyện dưới, nể lời ông già
mà đưa anh em lên tận đây..
**
**
Bây giờ con đường qua cái
cổng đá đã là đường liên xã, bê tông mịn màng. Muốn sang làng Cháy, Nà Coòng
không phải chạy vòng mãi xuống nhà máy xi măng như xưa nữa. Cây đào ông Tùng Bi
trồng ngày nào đã có dáng cổ thụ. Từ xa mỗi dịp xuân về người ta lại thấy hoa
đào ẩn hiện thấp thoáng trong mây, như mơ như thực. Có lúc tưởng chừng nó không
phải mọc lên từ mặt đất mà được sinh ra từ những đám mây bồng bềnh. Ở độ cao
hàng ngàn mét này, mỗi khi đến đây tôi đều có cái cảm giác lâng lâng khó tả.
Thêm cái cảm nghĩ về những ngày đã qua, những ngày sắp tới. Ấn tượng về những
con người mình may mắn được gặp trong đời. Cảm giác về những con người nhân
hậu, bề ngoài chẳng có gì khác biệt với người xung quanh. Có vấp váp, có từng trải,
thậm chí có cả đôi điều oan khuất, vẫn mang trong lòng sự hướng thiện, hơi thở
ấm áp tình người, góp của góp công cho đời sống cộng đồng..
Đang nghĩ vẩn vương như thế thì ông Tùng về. Gặp tôi ông nói ngay:
- Địa phương đang có dự án mở rộng con đường. Với máy móc bây giờ xẻ núi, ngăn sông chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng dù sao cái cổng đá cũng là kỷ niệm của làng. Chính vì thế sáng nay tôi phải đi cùng đoàn khảo sát. Mở rộng đến đâu cũng phải giữ cho được cái cổng đá, kỷ niệm của dân làng tôi..
Tôi nói thêm:
Đang nghĩ vẩn vương như thế thì ông Tùng về. Gặp tôi ông nói ngay:
- Địa phương đang có dự án mở rộng con đường. Với máy móc bây giờ xẻ núi, ngăn sông chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng dù sao cái cổng đá cũng là kỷ niệm của làng. Chính vì thế sáng nay tôi phải đi cùng đoàn khảo sát. Mở rộng đến đâu cũng phải giữ cho được cái cổng đá, kỷ niệm của dân làng tôi..
Tôi nói thêm:
- Và cả cây đào nữa chứ?
Không thể hình dung ra đỉnh đèo Cốc Vài thiếu cây đào này.
Tôi may mắn là đã đi nhiều nơi, hiếm thấy nơi nào có cây đào bồng bềnh trong mây đẹp như thế.
Ông Tùng Bi chỉ cười không
nói gì, nhưng nét đôn hậu như nói lên tất cả, nhiều điều..
Khi Hùng Cường muốn ông chụp
tấm hình bên gốc đào bên cổng đá để làm ảnh nghệ thuật cho sáng tác của năm,
ông một mực từ chối, nói mình không ăn ảnh. “Có chụp thì chụp con gái trẻ đẹp,
tôi già xấu xí chụp làm gì?”. Tôi phải nói khó rồi cùng đứng chụp chung với ông,
ông Tùng Bi mới chịu.
Không ngờ đó là tấm ảnh đẹp,
có tít ghi bên dưới: “ Cây đào trong mây”.
Cuối năm Ất Mùi
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét