TTO - Gần 400 ý kiến bạn đọc phản hồi cho bài viết: Tiền tiết kiệm “bốc hơi” sau 30 năm với đa số ý kiến cho rằng ngân hàng cần có cách giải quyết thấu tình đạt lý.
Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - ảnh tư liệu
Tôi nghĩ, Nhà nước ta nên có chính sách cụ thể với những sổ tiết kiệm gửi lâu năm, tránh để tình trạng cá nhân gửi tiết kiệm xây dựng đất nước như bà Thủy với giá trị tiền lúc gửi khá cao nay nhận thì chỉ ở giá trị "chỉ để làm kỉ niệm". Một bạn đọc
Bạn đọc Nguyên Trương (tmcnguyen@...) phân tích: Tất cả các ý kiến của phía Ngân hàng về việc duy trì số dư tối thiểu để đủ chi phí quản lý tài khoản chiếu theo thông lệ hiện nay đều thiếu sức thuyết phục, bởi lẽ:- Sổ tiết kiệm của bà Thủy đáp ứng điều kiện về số dư tối thiểu tại thời điểm giao kết hợp đồng gửi tiết kiệm là 1 đồng.
- Ngân hàng đã không có bất kỳ thông báo nào về việc thay đổi điều khoản gửi tiết kiệm cho chủ tài khoản trong suốt 30 năm, điều đó có nghĩa hợp đồng giao kết của bà Thủy vẫn còn hiệu lực, vì bà Thủy đã gửi tiết kiệm "không kỳ hạn".
Bạn Trần Hào nói thêm về sự việc: "Hồi đó tiền tiết kiệm là xây dựng đất nước, bây giờ mất trắng. Nên chăng Nhà nước qui đổi thành gạo thời điểm đó và số lượng gạo đó thành giá bây giờ cho những người yêu nước đỡ bị thiệt. Nếu không thì Nhà nước vô tình bị mang tiếng xấu."
"Chúng ta dám mua nợ xấu thì sao không thể trả cho đầu tư tốt? Còn hỏi tiền đâu trả thì cứ lấy ngân sách ra trả đúng, đảm bảo dân không ai phản đối. Vì sao vậy? Vì tiền đó xây dựng đất nước nên bây giờ đất nước phải có trách nhiệm trả." - bạn Trần Hào viết.
Bạn đọc Bình Minh (hungdeptrai.com@...) cùng quan điểm: Phải có biện pháp giải quyết quyền lợi thích đáng cho người dân chứ nhỉ, chẳng có nhẽ cười trừ mà bảo họ là cuốn sổ đó chỉ có giá trị tinh thần thôi sao?
Bạn đọc Nguyễn Kiên (kiennc.mlm@...) viết: Người dân có thiếu 1 đồng đối với ngân hàng chủ quan không thanh toán cũng thành nợ xấu và phải chịu lãi suất quá hạn. Còn ngân hàng thì... không thể hiểu nổi.
Bạn đọc LVT (tronghtm@...) dẫn giải một ví dụ: Người nông dân tự nhiên mang một khoản nợ mấy chục triệu từ ngân hàng mà không hay, bởi vì người nông dân vay vốn đã trả thiếu vài nghìn tiền lãi nhưng ngân hàng không thông báo, sau một khoảng thời gian, số tiền này thành vài chục triệu. Trường hợp này, người ta gửi tiết kiệm xây dựng đất nước sau 30 năm lại về con số 0.
Bạn đọc NTN (thanhnamtpct@...) kiến nghị: Hợp tình nhất là Ngân hàng Nhà nước kêu gọi bà con ai còn sổ tiết kiệm đặc biệt như thế nên thông báo để thống kê có biện pháp giải quyết thuận tình thuận lý. Vì nếu dựa theo sự tụt giá luỹ tiến để hủy bỏ sổ tiết kiệm lâu năm thì rất tội cho những công dân nhiệt huyết khi họ không chú ý đến tư lợi mà vì mục tiêu xây dựng đất nước.
Bạn đọc Nguyễn Thu Hà (thuha@...) viết: Số tiền tương đương 2 chỉ vàng vào thời điểm 2014 vẫn là một gia tài chứ đừng nói vào năm 1983. Sau hơn 30 năm xây dựng, đất nước mình đã khác trước. Tôi nghĩ ngân hàng nhà nước phải giải quyết thỏa đáng.
Bạn đọc Vũ Công Dũng (dunglawyer@...) bình luận: Theo tôi, việc Ngân hàng hành xử với người gửi tiền như vậy là không đúng và gây thiệt hại cho quyền lợi người gửi tiết kiệm. Đáng lẽ những trường hợp này phải được trân trọng và cổ vũ, động viên.
Bạn đọc lamthanhdan99@... viết ngắn gọn: Phải có trách nhiệm với quyền lợi của từng người dân chứ!
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20141107/tien-tiet-kiem-boc-hoi-sau-30-nam/668751.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét