Phỏng vấn Tư Mã Thiên
PV: Xin chào ông Tư Mã Thiên, ông là người Trung Quốc?
TMT: ViệtNam
PV: Đã có ông Tư Mã Thiên Trung Quốc, ông lấy tên Tư Mã Thiên làm gì?
TMT: Đúng mà sai. Đúng là có ông Tư Mã Thiên Trung Quốc, sai vì cái tên Tư Mã Thiên không đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ và không thể đăng ký độc quyền.
PV: Làm thế nào để phân biệt hai ông khi cả hai đều cùng hành nghề chép sử?
TMT: Ông Trung Quốc chết rồi, tôi còn sống sờ sờ ra đây.
PV: Vậy ông có thể bạch hóa về mình?
TMT: Ưu điểm: nhớ lâu, khuyết điểm: thù dai.
PV: Có phải ông thân Tàu?
TMT: Tứ hải giai huynh đệ
PV: Lời tựa blog của ông là Chép sử cho các vị trí thức. Tại sao như vậy?
TMT: Lịch sử loài người bị quyết định bởi những cá nhân kiệt xuất, trước đây người “hữu dũng vô mưu” có thể làm được điều đó nhưng thời đại ngày nay chỉ có trí thức mới có thể.
PV: Nghĩa là ông đang tìm kiếm cá nhân kiệt xuất?
TMT: Không, tôi tìm kiếm những cá nhân có tham vọng đó, chỉ khi đến đích chúng ta mới biết ai là cá nhân kiệt xuất và ai là cá nhân kiệt… sức!
PV: Ông theo lề phải hay lề trái?
TMT: Câu này GS Ngô Bảo Châu trả lời hay hơn tôi, hãy hỏi Giáo sư
PV: Cảm ơn ông, hẹn gặp lại ông ở cuộc phỏng vấn khác
TMT: Tôi là người chép sử, mà người chép sử chân chính thì không được xuất hiện trên diễn đàn chính trị. Tôi chỉ có thể tự phỏng vấn mình mà thôi!
Tư Mã Thiên, 18/12/2011
PV: Xin chào ông Tư Mã Thiên, ông là người Trung Quốc?
TMT: ViệtNam
PV: Đã có ông Tư Mã Thiên Trung Quốc, ông lấy tên Tư Mã Thiên làm gì?
TMT: Đúng mà sai. Đúng là có ông Tư Mã Thiên Trung Quốc, sai vì cái tên Tư Mã Thiên không đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ và không thể đăng ký độc quyền.
PV: Làm thế nào để phân biệt hai ông khi cả hai đều cùng hành nghề chép sử?
TMT: Ông Trung Quốc chết rồi, tôi còn sống sờ sờ ra đây.
PV: Vậy ông có thể bạch hóa về mình?
TMT: Ưu điểm: nhớ lâu, khuyết điểm: thù dai.
PV: Có phải ông thân Tàu?
TMT: Tứ hải giai huynh đệ
PV: Lời tựa blog của ông là Chép sử cho các vị trí thức. Tại sao như vậy?
TMT: Lịch sử loài người bị quyết định bởi những cá nhân kiệt xuất, trước đây người “hữu dũng vô mưu” có thể làm được điều đó nhưng thời đại ngày nay chỉ có trí thức mới có thể.
PV: Nghĩa là ông đang tìm kiếm cá nhân kiệt xuất?
TMT: Không, tôi tìm kiếm những cá nhân có tham vọng đó, chỉ khi đến đích chúng ta mới biết ai là cá nhân kiệt xuất và ai là cá nhân kiệt… sức!
PV: Ông theo lề phải hay lề trái?
TMT: Câu này GS Ngô Bảo Châu trả lời hay hơn tôi, hãy hỏi Giáo sư
PV: Cảm ơn ông, hẹn gặp lại ông ở cuộc phỏng vấn khác
TMT: Tôi là người chép sử, mà người chép sử chân chính thì không được xuất hiện trên diễn đàn chính trị. Tôi chỉ có thể tự phỏng vấn mình mà thôi!
Tư Mã Thiên, 18/12/2011
Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét
Posted on Tháng Năm 21, 2013 by tumathien
Đó là nhà văn Phạm Viết Đào và nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
Mấy hôm nay Tư Mã Thiên đang tính điểm một tin cho ông nhà văn dở hơi Phạm Viết Đào thì thấy các blogger liên tục viết về sự loạn ngôn của ông này. Đến mức Đông La đổi tên thành Phạm Viết Bừa, Phạm Viết Đần, còn Nguyễn Văn Minh nói Đào là “đã dốt còn nguy hiểm”. Cái sự dốt của Phạm Viết Đào thì Tư Mã Thiên đã bàn rồi, nhưng ông này nguy hiểm thì chắc không phải. Sự “loạn ngôn” của Đào chỉ có thể giải thích là ông này đã bị “loạn thần”. Tất tần tật, việc gì Đào cũng phải bới ra để chửi, chửi đến mức ai cũng thấy là dốt thì không thể là thằng nguy hiểm.
Cái ông thứ hai là nhà báo thần bom Huỳnh Ngọc Chênh. Trong một entry viết về việt cộng, bác Chênh đã tự sướng như sau: “Tôi có mặt tại đài phát thanh lúc ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu được bộ đội chở đến để đọc lời đầu hàng. Theo nhật ký của tôi ghi lại sau thời điểm đó vài ngày, tôi đã cùng với vị chỉ huy bộ đội (sau nầy tôi biết đó là ông Bùi Tùng) soạn lời đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc và lời tiếp nhận đầu hàng cho ông chỉ huy ấy đọc”. Như vậy, bác Chênh chính là đồng tác giả của lời đầu hàng và tiếp nhận đầu hàng trong ngày 30/4 lịch sử. Chắc không phải thế!
Thời điểm ấy bác Chênh chỉ là sinh viên, có nhiệm vụ dẫn đường, chắc là trong quá trình soạn thảo thì bác có công chạy đi kiếm giấy, bút cho ông Bùi Tùng soạn, hoặc lúc ông Bùi Tùng soạn thì bác đứng bên cạnh và nói leo vào một vài chữ, chứ chẳng ai cho bác cái quyền tham gia soạn thảo. Nếu không, với vị trí là thư ký tòa soạn của một tờ báo quyền lực như Thanh Niên thì bác Chênh sẽ lên tiếng yêu cầu viết lại lịch sử. Việc quan trọng kinh thiên động địa này sao bác Chênh không làm mà chỉ “tiết lộ” trên một entry lắt nhắt? Chúng ta hãy đọc lại lời bác Chênh viết trong ngày kỷ niệm 30/4 năm 2010: “Sinh viên và bộ đội đang loay hoay chưa biết làm gì thì bỗng dưng có hai chiếc xe jeep chở đầy người chạy vào khuôn viên đài phát thanh. Rất nhiều bộ đội cùng dân sự bước xuống và họ nhận ra ngay hai ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu, tổng thống và thủ tướng mới nhậm chức của chính quyền Sài Gòn. Một trong hai người chỉ huy yêu cầu sinh viên tìm cách cho tướng Minh đọc lời đầu hàng trên đài phát thanh. Ông nói xong, kéo cả đoàn người mới đến lên lầu một, vào phòng khách theo hướng dẫn của sinh viên. Trong lúc đó, một sinh viên chạy đi tìm nhân viên đài. Tại phòng khách, ngoài hai ông Minh-Mẫu, hai chỉ huy bộ đội (sau này họ mới biết là trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng và đại úy bộ binh Phạm Xuân Thệ) và vài anh bộ đội còn có hai người dân sự nữa là anh Nguyễn Hữu Thái và một nhà báo nước ngoài (nhà báo Tây Đức Borries Gallasch của đài truyền hình Đức)”. Không hề nhắc gì đến việc Huỳnh Ngọc Chênh tham gia soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh. Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thực ra là muốn khoe mình giỏi nhưng đang lúc bốc hứng quá đà nên phát triển thành bom, nổ vang trời sau cái ngày kết thúc chiến tranh hàng chục năm.
Nói tóm lại, ông nhà văn nói láo Phạm Viết Đào bị loạn thần nên được miễn truy cứu trách nhiệm, từ nay Tư Mã Thiên sẽ không viết về ông này nữa. Ông nhà báo nói phét Huỳnh Ngọc Chênh mà sô được nhật ký kể lại việc ông ta “tham gia soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh” thì TMT xin tâm phục khẩu phục.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét