Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Nhặt được:

Nhân tin một hậu duệ HỌ HỒ QUỲNH ĐÔI gặp đại nạn

Cổng làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu - Nghệ An)
* CHU MÃ GIANG
            BVB - Mấy ngày vừa qua, đồng chí Hồ Đức Việt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị mệt nặng, có khả năng được Hồ Chủ tịch triệu đi gặp cụ Mác – Lê. Thân thế và sự nghiệp của đồng chí thì nhiều người đã biết… Tuy nhiên, đồng chí còn một người anh trai cũng khá nổi tiếng nữa thì vẫn chưa nhiều người tường tận. Hai anh em nhà họ Hồ có nhiều điểm chung và khác biệt rất thú vị với vùng quê và dòng họ Hồ giàu truyền thống.
Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở nước ta là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục.
Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng.
Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa.
Ông tổ trung chi II là Hồ Khắc Kiệm (đời 3) con Hồ Ước Lễ, cháu Hồ Hân. Cháu đời 8 là Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684, thi hội trúng tam trường, làm tri huyện Hà Hoa (vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tước Diễn Trạch hầu.
- Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm (đậu Sinh đồ), Hồ Phi Cơ (thi hội đậu tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (đậu Hoàng giáp, tước quận công), Hồ Phi Đoan.
- Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang (đời 10). Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống.
- Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (đời 12)
- Nguyễn Nhạc (1743-1793) sinh các con trong đó có Nguyễn Bảo, con Bảo là Nguyễn Đâu.
- Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh các con trai trong đó có Quang Thiệu (Khang công tiết chế); Quang Bàn (Tuyên công, đốc trấn Thanh Hóa); Quang Toản (vua Cảnh Thịnh 1783-1802).
- Hồ Phi Cơ (đời 9) sinh Hồ Phi Gia (thi hội đậu tam trường). Hồ Phi Gia sinh Hồ Phi Diễn (đậu sinh đồ) và Hồ Phi Lãng (cũng đậu sinh đồ). Hồ Phi Diễn (1703-1786) sinh Hồ Xuân Hương (đời 12, 1772-1822).
                Có tài liệu tham khảo viết rằng: Hồ Tông thế phả“ (Hồ Sĩ Dương soạn, các hậu duệ chép bổ sung). Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1621-1681) sống cùng thời với Hồ Thế Anh (1618-1684).Trong số các hậu duệ có Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1738-1785) sống cùng thời với Hồ Phi Phúc và cùng thế hệ với 3 anh em nhà Tây Sơn
( “Hồ gia thực lục, bản chi thế thứ tục biên” của tú tài Hồ Phi Hội (1802-1875), cháu 5 đời của Hồ Sĩ Anh và cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương – Nguyễn Huệ
/Ghi chép của Án sát Hồ Trọng Toàn (1801-1864/ ).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ở làng Quỳnh Đôi
Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris
Ghi chú: Thế thứ ghi ở trên là thế thứ họ Hồ ở Quỳnh Đôi. Đời 1 nếu tính từ Nguyên tổ (Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, thế kỷ thứ 10) là đời 15.
Theo  “Hồ Tông thế phả”: Con của Phi Khang là Phi Phú, Phi Thọ, Phi Trù, Phi Phúc, Phi Huống từ Quỳnh Đôi di cư lên Nhân Lý (Nhân Sơn, Quỳnh Hồng ngày nay) rồi một chi chuyển cư vào Thái Lão – Hưng Nguyên, tiếp theo một chi vào trại Tây Sơn – Qui Nhơn.
Trần Thanh Mai (tạp chí Văn học số 10-1964) cho rằng Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). Thế nhưng „Hồ Tông thế phả“ chép: „Phi Diễn sinh nữ Xuân Hương ư Khán Xuân phường“ (Phi Diễn sinh con gái Hồ Xuân Hương ở phường Khán Xuân)
                                      *          *           *
         Theo blog Cầu Nhật Tân 10/5/2013: Hai đồng chí Hồ Đức Việt và Hồ Anh Dũng là anh em ruột và là cháu đích tôn nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu. Sinh trưởng tại vùng quê bất khuất, giàu truyền thống (làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Tuy sinh trưởng trong cùng gia đình nhưng tính cách hai đồng chí từ nhỏ đã khác biệt. Đồng chí Dũng thì giỏi thơ văn, xã hội. Đồng chí Việt thì thích các môn tự nhiên. Về sau, đồng chí Dũng được Đảng và Nhà nước cho đi học văn ở ĐH Tổng hợp Lomonosov. Đ/c Việt thì học chuyên Toán. Sau này, khi đã giữ trọng trách trong công tác Đoàn, đồng chí Việt lại được Đảng cho đi học 3 năm tại Paris năm 1980 (hồi này được đi học ở tư bản là khủng khiếp lắm).
          Tuy khác biệt như vậy, hai anh em đồng chí có điểm chung là đều trưởng thành và đi lên từ công tác Đoàn. Cả hai đều từng giữ cương vị Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
         Trong sinh hoạt chính trị, đồng chí anh thì thâm trầm, ít nói, chắc chắn. Đồng chí em thì sôi nổi quyết đoán nhưng có phần bộp chộp.
        Tại đại hội Đảng 8 tháng 6/1996, cả hai anh em nhà họ Hồ đều được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương. Lúc đó, đồng chí Hồ Đức Việt mới ở giai đoạn đầu của hoạt độngchính trị. Còn đồng chí Hồ Anh Dũng đã kinh qua Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam. Trong cơ cấu lúc đó, Tổng GĐ TH VN chưa phải Ủy viên Trung ương. Đ/c Dũng trước ĐH 8 nổi như cồn bởi vừa hoàn thành sự nghiệp phủ sóng VTV toàn quốc mà dấu ấn lớn nhất là xây cho mỗi tỉnh trên cả nước một đài truyền hình cùng một số đài khu vực … mà không ai bị ra tòa. Ngay công trình 500 KV do đích thân cụ Kiệt quán xuyến mà khi xong cũng phải gửi vài anh vào tù thì mới hiểu đ/c Dũng đã thành công tới mức nào.
           Ngay trước khi khai mạc ĐH Đảng 8, đồng chí Dũng xin rút, không tham gia Trung ương trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người và của ngay cả Tiểu ban Nhân sự do chính Tổng Bí thư Đỗ Mười làm trưởng. Không ít người còn nghi kỵ là đ/c Dũng có vấn đề gì chăng? Suất Trung ương ngon thế cơ mà. Khối anh chạy tiền tỉ mà không vào nổi? Cùng thời gian này lại có chuyện toàn bộ Đảng bộ một tỉnh nọ phía Nam (gồm cả Bí thư tỉnh ủy) đi xả stress tại Quảng Bá bị Công an Tây Hồ bắt tại trận cùng nhiều gái mại dâm. Không ít kẻ độc miệng đồn đại, đơm đặt. Ngay lập tức Hữu Thọ được nhặt vào Trung ương để trám chỗ trống. Giống như đ/c Vũ Mão, đồng chí Thọ này có nhược điểm là hễ nói chuyện thì bọt mép sùi ra đầy mồm. Hôm gặp đ/c Mười lần cuối để quyết cho vào Trung ương, đ/c Mười nhận xét là “tay sùi bọt mép” này ấn tượng nhất là cái mồm (cũng có ý rằng quá xôi thịt). Về sau đ/c Thọ ở dịt trên ghế không thôi, ra khỏi Trung ương rồi vẫn cố đấm ăn xôi xin làm “trợ lý” Tổng bí thư cho anh Mạnh cùng đ/c Hồ Tiến Nghị. Đến khi anh Mạnh đi công cán Quảng Nam, xe tùy tùng chở đ/c Thọ đâm vào con trâu chạy qua đường, đ/c Thọ bị gãy chân. Thế là anh Mạnh có dịp tốt cho đ/c Thọ nghỉ hẳn. Từ bấy, hễ có dịp là đ/c Thọ quay ra chỉ trích đường lối.
            Sau ĐH Đảng 8, đ/c Việt vùn vụt đi lên như ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị nước Việt: trẻ, năng động, có trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gia đình giàu truyền thống cách mạng. Đ/c Dũng thì lui về hậu trường, làm công tác hữu nghị, đối ngoại nhân dân do Đảng giao phó. Con trai đ/c Dũng là đ/c Hồ Kiên, tuổi còn trẻ mà sớm nối được chí cha, làm lãnh đạo trong đài Truyền hình Trung ương. Nghe nói, nếu ĐH 11 vừa qua mà đ/c Việt hanh thông lên Tổng Bí thư thì cháu ruột Hồ Kiên chắc suất lên Phó ban của Đảng hoặc Phó văn phòng Trung ương để dọn đường khóa tới vào Ban chấp hành.
            Ngày còn chức vụ, đ/c Việt khá sính cái món tâm linh. Sắp đại hội 11, có tay thày nổi tiếng Hà Thành, sau khi xem xong cho đ/c Việt bèn thất sắc đứng dậy cắp túi ra đi, bỏ lại đằng sau sấp tiền thù lao. Người nhà giữ lại gặng hỏi. Tay thày chỉ buông thõng một câu “lên Yên Ngựa, xuống Tàn non, tín chủ phải hết sức giữ gìn”. Nguyên làng Quỳnh Đôi quê đ/c Việt được coi là đất ”địa linh nhân kìệt”. Làng có một ngôi đình lớn trông về hướng Nam.Trước mặt là lèn Mục tức lèn Yên Ngựa (Mã Yên Sơn) sau lưng là lèn Tàn (Trụ Hải) trông như cái tàn che cho ngôi đình. Không ngờ, tại ĐH 11, đ/c Việt gặp nạn.
           Đến hôm nay, đ/c Việt mệt nặng, có khả năng được Hồ Chủ tịch cho triệu đi gặp cụ Mác – Lê. Viết những dòng này mà thấy tiếc cho đ/c Hồ Đức Việt. Giá như đ/c Việt có được sự chín chắn của đ/c Dũng thì …
———–
+ Cụ nội của đ/c Hồ Đức Việt, Hồ Anh Dũng là án sát Nam Định cụ Hồ Bá Ôn cùng đề đốc Lê Văn Điếm quyết tử, giữ thành chống Pháp. Cụ bị đạn giặc bắn sổ ruột còn dùng dây lưng buộc bụng lại đánh đến cùng.. Trong phong trào chống Pháp sau đó ít lâu nổi bật lên những gương mặt khí tiết của người Quỳnh Đôi như bà Lụa (Trần Thị Trâm), vợ ông Hồ Bá Trị, em ruột án sát Hồ Bá Ôn. Chồng bà hy sinh trong phong trào Cần Vương, bà ở vậy thờ chồng, nuôi con. Con bà chính là ông Hồ Học Lãm, một người yêu nước ở hải ngoại đã có công lao trong phong trào cách mạng. Bà Lụa đã bôn ba từ Việt Nam sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn… và làm liên lạc cho các chí sĩ cách mạng. Bà bị giặc bắt, dụ dỗ, tra tấn song không hé răng một lời. Chồng bà là bà con ruột thịt với cụ Hồ Bá Kiện, thân sinh ra cụ Hồ Tùng Mậu. Cụ Hồ Bá Kiện hoạt động trong phong trào Duy Tân, bị bắt ở Sơn Tây đày đi Lao Bảo, tổ chức cướp nhà tù bại lộ, bị giặc Pháp bao vây khi rút vào rừng, cuối cùng giặc đã giết hại cụ.
Họ Hồ tại Quỳnh Đôi còn có Hồ Sĩ Tư (ông nội của Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương bị kỷ luật sau Cải cách ruộng đất). Cụ Hồ Sĩ Tư có công cưu mang cha con phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành (lúc bần hàn ở quê). Cụ cử Hồ Sĩ Tạo (chính là cha đẻ của Nguyễn Sinh Sắc). Như vậy, Ủy viên Trung ương Hồ Viết Thắng và Hồ Chí Minh là anh em con chú con bác. Người Quỳnh Đôi còn có nữ sĩ Hồ Xuân Hương, GS Văn Như Cương, GS Phan Cự Đệ … Quỳnh Đôi còn là quê của Hoàng Văn Hoan,…
 
-----------------
Nguồn tham khảo: “Trung chi II họ Hồ Quýnh Đôi” 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: