PHẦN MỘT
SỰ HÌNH THÀNH NÊN VŨ TRỤ
Trước khi đưa ra quan điểm mới về sự hình thành nên vũ trụ, tôi xin được tóm tắc sơ lược về quan điểm, cũng như những luận thuyết hình thành nên vũ trụ, của các nhà khoa học hiện nay.
1) Thuyết Big Bang (hay còn gọi là vụ nổ lớn).
Thuyết “Big Bang”được đề xuất ra khoảng thời gian năm 1948, do đề xuất của nhà bác học người Mỹ gốc Nga George Gamow. Cho rằng vũ trụ thời kỳ đầu rất nóng và đặc, đồng thời phát sáng nóng trắng. Nghĩa là ở những giây phút đầu tiên của vũ trụ, xuất hiện một điểm kỳ dị vô cùng nhỏ, nhưng chứa một mật độ vật chất vô cùng lớn. Cộng với một nhiệt độ khủng khiếp, không hình dung nỗi, kèm theo bốn lực tương tác xuất hiện cùng một lúc. Thuyết “Big Bang”cho rằng, trong ba phút đầu của vụ nổ vũ trụ đã ra đời. Từ khi thuyết “Big Bang”ra đời cho đến ngày hôm nay rất được nhiều nhà khoa học trên thế giới ủng hộ, và qua một số kiểm chứng của khoa học ngày nay, tính thuyết phục của Thuyết “Big Bang”càng được cũng cố.
2) Thuyết “Vô thủy vô chung”
Thuyết “vô thủy vô chung” cho rằng, vũ trụ không có khởi đầu cũng không có kết thúc, và được tồn tại mãi mãi. Thuyết “vô thủy vô chung” được một số nhà khoa học ủng hộ nhưng không được mạnh mẻ lắm.
Nhìn chung, hai luận thuyết hình thành nên vũ trụ, mà các nhà khoa học trên thế giới, đang quan tâm nghiên cứu, cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có một luận thuyết nào, có tính thuyết phục hoàn toàn, kể cả thuyết “Big Bang”, rất được sự ủng hộ của các nhà khoa học hiện nay. Do có nhiều khiếm khuyết không thể giải thích được, nên tôi đưa ra một luận thuyết hoàn toàn mới mẻ mà cho đến ngày hôm nay chưa một ai công bố, luận thuyết của tôi bao gồm hai phần mà tôi xin được trình bày như sau:
PHẦN I:
Định nghĩa: vũ trụ là gì?
Theo tôi: vũ trụ được bao gồm hai phạm trù, một là phạm trù vật chất, và hai là phạm trù không mang tính vật chất.
Lý giải:
Từ hai phạm trù trên, tôi có thể định nghĩa vũ trụ được bao gồm hai phạm trù, vật chất và không vật chất. Trong đó phạm trù không vật chất chứa phạm trù vật chất.
Tôi xin được phân tích định nghĩa trên, tại sao lại có phạm trù không vật chất? Chứa đựng phạm trù vật chất? Tại vì chỉ có không vật chất mới không có khối lượng và trọng lượng, mà đã không có khối lượng và trọng lượng, thì mới không có giới hạn. còn vật chất do có khối lượng và trọng lượng, nên phải có giới hạn. Vậy thì giữa hai phạm trù, giới hạn và không giới hạn đó, cái nào chứa cái nào? Và phạm trù nào quyết định phạm trù nào? Tôi xin được nhấn mạnh, là chỉ có phạm trù không vật chất, mới chứa đựng được phạm trù vật chất, và chỉ có phạm trù không vật chất, mới quyết định được phạm trù vật chất, có nghĩa là không vật chất, sản sinh ra vật chất, và sản sinh như thế nào, tôi xin được nêu ra ở phần tiếp theo.
PHẦN II:
Từ định nghĩa về Vũ Trụ, tôi xin được nêu ra một hệ thức hình thành nên vũ trụ ngày hôm nay đó là “Định luật bảo toàn động nhiệt học” Khi nhiệt năng giảm xuống bằng không, thì động năng tăng lên cực đai, và ngược lại:
Hệ thức:
Tóm lại luận thuyết hình thành nên vũ trụ của tôi bao gồm "Định nghĩa và định luật bảo toàn động nhiệt học". Trong hai vấn đề nêu trên thì "Định luật bảo toàn động nhiệt học" sản sinh ra toàn bộ vật chất, cũng như bốn luật tương tác trong vũ trụ mà ngày nay chúng ta ai cũng biết.
PHẦN HAI
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
Trước khi thuyết tương đối của nhà bác học ArBert EinsTein ra đời, chúng ta chỉ hiểu không gian mang tính chất ba chiều,. Nhưng sau này EinsTein đưa vào không gian một chiều nữa và được gọi là không thời gian gồm ba chiều không gian và một chiều thời gian. Vấn đề không thời gian tưởng chừng đơn giản nhưng cho đến ngày hôm nay vẫn là đề tài làm đau đầu cho các nhà khoa học nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Tại sao lại như vậy? Tại vì nhà bác học AlBert EinsTein đã làm đảo lộn mọi suy nghĩ bình thường của chúng ta. Buộc chúng ta hiểu không gian và thời gian theo cái hiểu của EinsTein, mà với sự hiểu biết bình thường của chúng ta làm sao đủ khả năng hiểu được không thời gian theo đầu óc cao siêu của nhà bác học EinsTein.
Thuyết tương đối rộng của nhà bác học AlBert EinsTein nói rằng, khối lượng làm cong không gian và thời gian. Với quan niệm cho rằng, ánh sáng muốn đi từ một hành tinh xa xôi, đến trái đất của chúng ta, phải mất một khoảng thời gian , do vậy ánh sáng mà ngày nay chúng ta nhận được, là ánh sáng của nhiều tỷ năm về trước. Cái mà hiện tại chúng ta đang nhìn thấy là cái mà hành tinh đó đã sảy ra nhiều tỷ năm về trước. Từ những lập luận đó thuyết tương đối rộng đưa đến một hệ quả là: (giả sử chúng ta ngồi trên chiếc phi thuyền đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng chúng ta sẽ đuổi kịp quá khứ và sinh ra ở tương lai)
Từ thuyết tương đối rộng đưa đến hệ quả như trên, các nhà khoa học biết rằng, quan niệm về không gian và thời gian của nhà Bác học AlBert EinsTein sai, nhưng để chỉ cái sai đó thì cho mãi đến ngày hôm nay, chưa một nhà khoa học nào đủ khả năng làm được. Đứng trước tình thế nan giải của các nhà khoa học ngày nay, tôi xin được nêu ra một vài hiểu biết, về hai phạm trù không gian và thời gian, mà trong thời gian qua cá nhân tôi nghiên cứu và tìm hiểu được. Tôi xin định nghĩa hai phạm trù không gian và thời gian như sau:
- Định nghĩa:
hai phạm trù không gian và thời gian không mang tính vật chất, nên không gian và thời gian chỉ có một thì hiện tại.
- Hệ quả
Từ định nghĩa trên đưa đến hệ quả là không gian và thời gian không mang tính co giản.
- Từ định nghĩa và hệ quả ta có thể suy ra rằng không có ai có thể kéo thời gian chạy nhanh về phía trước hay lôi ngược thời gian chạy chậm lại. Có nghĩa là không ai có thể làm cho thời gian trôi nhanh hay trôi chậm.
PHẦN BA
SAI LỆCH TOÁN HỌC
Từ trước đến nay chúng ta sử dụng các con số tự nhiên 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9, nhưng cho đến ngày hôm nay, để hiểu cặn kẻ về con số không (0), thì chưa một ai đủ khả năng giải thích, một cách trọn vẹn, kể cả các nhà toán học trên thế gới. Cũng như nhà toán học cổ Ai Cập, khi nghĩ ra và đưa vào sử dụng trong toán học, tại sao?
Theo tôi khi nghĩ ra và đưa vào sử dụng con số không(0), trong toán học do lúc đó chưa đủ khả năng, hiểu được sự hình thành nên vũ trụ, cũng như không gian và thời gian, nên con số không (0) tự nhiên còn là một ẩn số. Mà ba phạm trù( sự hình thành vũ trụ, không gian và thời gian cũng như toán học), có sự liên hệ mật thiết với nhau, nếu chúng ta hiểu cặn kẻ một trong ba phạm trù đó, chúng ta sẽ hiểu được hai phạm trù còn lại.
Trong toán học ngày nay, do chưa hiểu rỏ bản chất con số không (0) tự nhiên nên chúng ta cho là trong toán học không có con số nhỏ nhất, hay là con số lớn nhất, kể cả hai con số (+¥ hoặc -¥). Ơ đây tôi xin chấn chỉnh lại con số tự nhiên trong toán học, nghĩa là sửa lại quan niệm sai lệch về toán học.
Theo tôi trong tự nhiên, con số không (0) là con số nhỏ nhất, có nghĩa là không có bất kỳ một con số nào, nhỏ hơn con số không (0), nghĩa là giới hạn nhỏ nhất trong toán học, là con số không (0). Trong tự nhiên không có con số vô hạn, kể cà con số (+¥) trong toán học chưa phải là con số lớn nhất. Nói tóm lại trong tự nhiên, cũng như toán học có giới hạn nhỏ nhất là không (0), nhưng không có giới hạn lớn nhất.
Từ những vấn đề đưa ra ở trên, tôi xin được đề xuất sách giáo khoa toán học, nên chấn chỉnh lại để tránh sự hiểu lầm, cho những thế hệ tiếp theo, về con số không (0) nghĩa là chúng ta không thể dùng bất đẳng thức:
A + B £ 0
Mà ta phải sửa lại A+B =(bằng) hoặc khác không tuỳ theo ký hiệu toán học mà chúng ta qui định.
Chú thích:
+¥ cộng vô cục. -¥ trừ vô cực.
Đó là những vấn đề mà ngày nay các nhà khoa hoc đang quan tâm theo dỏi.
Ghi chú :
Tôi sẽ công bố trong một ngày gần đây thêm một số kết quả sau - Một phương trình xác định vị trí các hành tinh - Phương pháp chữa cháy rừng hiệu quả.
| |||||||||||||
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét