Chính trường Việt Nam đang ở cao trào. Vừa nghe Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, lại đến náo loạn trại giam Xuân Lộc, và nhiều sự kiện nóng.
Không phải ngẫu nhiên có chuyến đi thực tế như thế này. Mình đi thực tế cũng nhiều, nhưng chưa lần nào được đi thực tế "khám phá trại giam"cả.
Biết được yếu kém ấy của mình, bạn gửi cho bài ghi chép. Đọc xong cảm thấy buồn. Chả biết sau đây "Kịch hay" nào sẽ được viết ra? Nhưng chắn chắn sẽ có nhiều giải thưởng!
Đăng lại bài của bạn. Lưu ý đây là quan điểm và chính kiến của tác giả luôn bám sát lề phải, mặc dù bạn không phải người của cục VIII hay người của chú Phong, chú Ước:
Ghi chép của: Xuân Đặng
Thực hiện kết hoạch hoạt động năm 2013 của Câu lạc
bộ tác giả sân khấu ( CLBTGSK ) phía bắc ( Từ Quảng Bình trở ra ). Đợc sự nhất
trí của hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và tổng cục VIII bộ Công an, CLBTGSK đã
cử 10 tác giả sân khấu đi thâm nhập thực tế tại các trại giam lớn trên phạm vi
toàn quốc trong thời gian 15 ngày để tìm hiểu những công việc đời thờng của
các chiến sĩ công an nhân dân trong ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ pháp
lý. Đồng thời tìm hiểu những số phận, những tình huống đa đẩy của những con ngời
lầm lỡ đến mức phạm tội phải vào đếm lịch trong các nhà tù. Qua đó xây dựng nên
hình tợng của các chiến sĩ công an trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của
tổ quốc, giữ yên cuộc sống của nhân dân và cải tạo, cảm hóa những con ngời đã
từng gây ra tội ác sớm giác ngộ, cảnh tỉnh trở lại con đờng lơng thiện.
Trại giam số 5. Thanh Hóa
Theo lịch
trình thì đoàn sẽ xuất phát vào sáng ngày 10-5- 2013, thứ tự sẽ đến các trại giam trên địa
bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Đắc Lắc, Bình Phớc, Bình thuận. Nhng các đồng chí
lãnh đạo tổng cục VIII bộ công an yêu cầu hoãn lại đến 18-5 mới xuất phát. Đúng
7 giờ sáng ngày 18-5 đoàn khởi hành từ 51 Trần Hng Đạo trụ sở của hội NSSKVN
theo đờng Láng-Hòa Lạc rồi đờng Hồ Chí Minh vào Thanh Hóa. Từ đờng Hồ Chí
Minh vào trại giam số 5 chỉ vài chục Km nhng đờng hẹp lại xấu nên rất khó đi.
Vừa đi vừa hỏi trên từng cây số cuối cùng thì đoàn cũng đến nơi lúc gần 11 giờ
tra. Qua cổng trại, qua mấy đoạn giẽ trái, giẽ phải đến một đoạn đờng thẳng
tắp dẫn đến khu trung tâm của trại, đập vào mắt chúng tôi là cánh đồng lúa rộng
bao la đang cuối mùa thu hoạch. Lác đác trên cánh đồng có những tốp phạm nhân
đang làm việc, những chiếc lều lúp xúp dới bóng cây hoặc nằm chơ vơ giữa
cánh đồng để lấy chỗ cho các phạm nhân trú nắng trong giờ giải lao. Một vài
chiếc máy tuốt lúa đang hối hả phụt rơm lên trời thành một chiếc cầu vồng xanh
trông rất đẹp. Chỉ nhìn những gốc rạ to cao trên những ruộng bùn lầy chúng tôi
biết lúa ở đây tốt đến mức nào, chắc chắn vụ này trại có một mùa bội thu.
Theo chân một cán bộ
đại úy ra đón, chúng tôi qua một khuôn viên nhỏ nhng khá mát mắt chúng tôi vào
hội trờng khang trang, có đầy đủ tiện nghi sang trọng. Ngồi nghỉ ngơi một lúc
bất ngờ có một ngời ăn mặc thờng dân, dáng hơi thấp, đậm, áo kẻ ka rô quần
lửng bớc vào với một gơng mặt rất vui tơi, anh chào và bắt tay mọi ngời và
tự giới thiệu,
- Tôi là Nguyễn Thành
Phan, phó giám thị trại. Chúng tôi nhận đợc điện của tổng cục từ mấy hôm trớc
điện vào là hôm nay đoàn sẽ đến, trại đã chuẩn bị đón tiếp đoàn, nhng vì hôm
nay là ngày nghỉ ( Thứ 7 ) nên anh em chúng tôi mặc thờng phục, mong đoàn
thông cảm.
Qua những lời tâm sự
cởi mở và chân thành, chúng tôi đợc biết anh cũng là ngời Thanh Hóa, cấp bậc
thợng tá, có gia đình ở cách trại vài chục Km, hôm nay vợ lên chơi, đang mải
tiếp vợ thì nghe tin đoàn đến nên vội lên tiếp đoàn không kịp thay quân phục.
Nghe vậy mọi ngời cời òa vui vẻ. Từ đó mọi sự giao tiếp của đoàn với anh và
các cán bộ trong trại trở nên thân tiện, gần gũi hơn, mọi ngời đều có cảm giác
nh mình cũng
là ngời của trại vừa mới trở về sau một chuyến đi xa vậy. Riêng thợng tá
Nguyễn Thành Phan, phó giám thị trại là ngời đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn
tợng đẹp nhất trong suốt mấy ngày làm việc ở trại, bởi anh vừa nhiệt tình, vừa
thân ái lại đa tài, chuyện gì cũng nói đợc, gặp ai cũng chân thành cởi mở, gác
cả chuyện riêng gia đình trong hai ngày nghỉ cuối tuần để tiếp đoàn.
Câu chuyện của
chúng tôi với phó giám thị Phan đang rôm
rả thì một đại tá quân phục chỉnh tề, đầu hơi hói bớc
vào bắt tay mọi ngời. Qua lời giới thiệu của phó giám thị Phan chúng tôi đợc
biết anh là Lờng văn Tuyến quê ở Bắc Kạn, giám thị trại. Anh Tuyến điềm tĩnh
hơn, anh nói hơi chậm nhng chắc, cũng không kém phần cởi mở, chân tình. Chị
Kim Chi trởng đoàn tác giả đứng lên giới thiệu từng thành viên trong đoàn, từ
Chu Thơm, Xuân Cải, Diệp khang, Mỵ Lan là ngời Hà nội đến Tuấn Tiến, Khánh
Vinh ngời Hải Phòng, Bằng Thái ngời Quảng Ninh, Xuân Đặng ngời Tuyên Quang,
Thế Dơng chính quê Thanh Hóa. Sau đó đồng chí đại tá, giám thị Lờng văn Tuyến
báo cáo sơ bộ những đặc điểm, đặc thù của trại, những khó khăn phức tạp mà trại
đang phải đối mặt, những thành tích to lớn mà trại đã đạt đợc trong những năm
gần đây.
Trại giam
số 5 đợc thành lập từ năm 1947, có tên
gọi là: Trại giam Lam sơn, nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã hơn 50 Km, quản lý diện tích đất đai là
22.000 ha thuộc vùng giáp ranh giữa 4 huyện: Ngọc Lặc, Yên Định, Cẩm Thủy và
Thọ Xuân. Địa điểm nơi trại đóng thời gian mới thành lập là vùng rừng núi heo
hút, dân c tha thớt, có 1/3 dân số nơi trại đóng là dân tộc Mờng. Đến năm 1959
đổi tên là Trại cải tạo số 5. Đến năm 2002 lại đổi tên thành Trại giam số 5.
Hiện trại có 6 phân trại đóng trên địa bàn các huyện: Cẩm Thủy, Yên Định và
Ngọc Lặc. Toàn trại có gần 800 cán bộ quản giáo, quản lý gần 4000 phạm nhân,
trong đó có những thành phần cộm cán nh Lã Thị Kim Oanh, Nguyễn thị Quỳnh
Ngọc, Cù Huy Hà Vũ và những phạm nhân chính trị khác.
Có một chi tiết
rất cảm động mà ai đợc chứng kiến
cũng rất ngỡ ngàng và sung sớng đó là tối ngày 18-5 tại sân nhà khách ngay
cạnh hội trờng, cả đoàn đang ngồi chơi uống nớc và chuyện gẫu với nhau thì
phó giám thị Phan ôm một bó hoa tơi rất to đến tặng trởng đoàn, NSUT, tác giả
Kim Chi. Mọi ngời còn đang ngạc nhiên thì PGT Phan nói:
- Tha các bác, các cô, các chú và các
anh. Sở dĩ cháu có bó hoa này là do vợ cháu mang từ nhà đến tặng cháu nhân ngày
sinh nhật của cháu vào ngày mai 19-5. Nhng vì biết ngày mai cháu phải đi công
tác vào thành phố Vinh nên chiều nay vợ cháu mua hoa tặng cháu. Nhân đoàn đến
thăm đơn vị cháu, cháu rất ngỡng mộ đoàn, đặc biệt cháu rất cảm phục cô Kim
Chi, bó hoa này là tình cảm chân thành của hai vợ chồng cháu, cháu xin tặng lại
cô và các bác, các cô, các chú trong đoàn.
Chị Kim Chi
nhận bó hoa mà cảm động không nói lên lời. Lúc sau chị mới
nhỏ nhẹ nói:
- Tôi vô cùng sung sớng vì đến đây
lại đợc tặng hoa. Cho phép tôi đợc thay mặt đoàn hôn lên má em ( Chị vẫn gọi
các cán bộ, chiến sĩ trong trại là em theo ý thân mật ) để bày tỏ tình cảm của
đoàn với vợ chồng em. Một tràng pháo tay rất dài vang lên phá tan bầu không khí
vốn trầm lặng của trại bấy nay.
Sáng hôm sau
chúng tôi đợc ban giám thị cử một đồng chí dẫn chúng
tôi đi thăm phòng truyền thống của trại và một vài phân trại gần khu trung
tâm chỉ huy. Bớc chân vào phòng truyền thống chúng tôi choáng ngợp bởi những
thành tích dầy đặc của trại suốt từ khi mới thành lập đến nay. Những khung ảnh
ghi lại những hoạt tiêu biểu của trại, những bức chân dung của những giám thị,
phó giám thị qua các thế hệ vẫn còn giữ nguyên từ ảnh đen trắng đến những bức
ảnh màu rực rỡ. Những lá cờ thi đua, những bằng khen, huân huy chơng treo kín
bốn mặt tờng nhìn hoa cả mắt. Sau đó đồng chí dẫn đờng đa chúng tôi lên thăm
và lễ tại đền Lê Lợi tọa lạc tại một quả đồi không cao to lắm ngay sát đờng đi
vào phân trại số 3. Ngôi đền này là do trại xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm
linh của các cán bộ, chiến sĩ và các phạm nhân trong trại. Ngời thủ nhang đền
là một nam phạm nhân ngời Thái Bình, anh ta phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh
bạc bị kết án 7 năm tù giam. Khi tôi hỏi anh ta sau này ra tù có còn dám phạm
tội nữa không? Anh ta đáp:
- Dạ không. Ra tù có ai các vàng em
cũng không dám nữa. Vào đây em mới hiểu thế nào là cờ bạc là bác thằng bần, mất
tiền, mất vợ tra chân vào cùm.
Vào đến phân
trại số 3, chúng tôi đợc tiếp đón ngay tại các hàng ghế đá
dới bóng những cây nhãn, cây vải sum suê xanh tơi tỏa bóng ngoài sân trại.
Trong sân trải một lớp thóc dầy vàng óng, những phạm nhân từng tốp thay nhau
dùng hai bàn chân ủi thóc dới cái nắng chang chang. Trong gầm cầu thang phân
trại chứa đầy thóc tràn cả ra ngoài hành lang. Dới tả luy chỗ chúng tôi ngồi
là một mảnh ruộng khá rộng đợc trồng lạc, xung quanh ruộng trồng những cây đu
đủ giống mới, cao cha đầy 1 mét đã cho quả lúc lỉu. Phân trại phó cho chúng
tôi biết:
- Chế độ của phạm
nhân trong trại khá cao, mỗi tháng đợc nhà nớc cấp 17 Kg gạo, 8 kg
thịt,7 kg cá, 15 kg rau xanh, 45 lít nớc uống. Ngày tết, lễ đợc hởng bằng 5
ngày thờng tính bằng tiền. Ngoài ra trại còn trích quỹ lao động của trại cho
thêm.
Chúng tôi ngồi nhẩm
tính hóa ra phạm nhân có mức sinh
hoạt vật chất còn hơn nhiều những công dân ở ngoài. Đây là biểu hiện tính nhân
đạo rõ ràng nhất của Đảng và nhà nớc ta đối với những phạm nhân. Ngoài ra còn
có những chính sách ân xá hàng năm cho những phạm nhân cải tạo tốt, biết ăn năn
hối cải, biết vơn lên hớng thiện. Một tác giả nào đó hỏi:
- Trong trại tổ chức cho phạm nhân học những
nghành nghề gì?
Đồng chí phó
giám thị phân trại cho biết:
- Ngoài công việc
nghề nông nh làm ruộng cấy lúa,
trồng màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, đào ao nuôi trồng thủy sản trại còn tổ
chức cho phạm nhân học các nghề nh :
Xây dựng, thợ mộc, khai thác đá, làm đá mỹ nghệ, may, thêu và các nghề phổ thông
khác. Cái chính là để giáo dục cho các phạm nhân biết yêu lao động, biết quý
trọng của cải vật chất mà con ngời đã phải đổ mồ hôi, sôi nớc mắt mới làm ra
để khi mãn hạn tù họ có nghề nghiệp ổn định cuộc sống và không tái phạm nữa.
Sáng ngày hôm sau chúng tôi đợc Ban giám thị
(BGT) cho đi thăm phân trại 2, ở đây giam giữ trên 200 phạm nhân nữ, Chúng tôi
đợc gặp các phạm nhân là những tội phạm đã gây nên những vụ án nổi tiếng một
thời nh vụ Nguyễn thị Quỳnh Ngọc, vụ Lã thị Kin Oanh đã làm chấn động d luận
cả nớc. Sau một chầu cà phê tiếp chúng tôi, đồng chí giám thị phân trại 2 mời
chúng tôi lên phòng họp tầng hai và cho ngời dẫn phạm nhân lên.
Phạm nhân đầu
tiên là Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc, một người mẫu chân dài và là ca sĩ nổi tiếng, sau
là nhân viên ban đối ngoại của đài truyền hình Hà Nội. Quỳnh Ngọc khá xinh đẹp,
đã 8 năm trong tù mà cô vẫn giữ được vóc dáng thanh tú của một người mẫu, gương
mặt trái xoan và nớc da trắng mịn nh
hóa trang vẫn có thể làm xiêu lòng cánh đàn ông khó tính, mặc dù năm nay cô đã
37 tuổi. Ngọc can tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân lên đến hàng chục tỷ
đồng và không có khả năng chi trả. Khởi đầu sự nghiệp của Ngọc rất thuận lợi,
16 tuổi đã có những bớc chân kiêu hãnh trên sàn CatWalK, suốt 10 năm trong
làng ngời mẫu Ngọc đã gặt hái đợc khá nhiều thành công với những chuyến đi lu
diễn nớc ngoài nh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo... Từng lọt vào tốp 15 ngời
đẹp trong một cuộc thi ngời mẫu quốc tế. Bên cạnh vẻ đẹp hình thức thì Ngọc
cũng không quên trau dồi kiến thức, cô thi trúng và trở thành sinh viên trờng
đại học quan hệ quốc tế. Ra trờng với tấm bằng đại học lại có giọng hát hay
nên cô dễ dàng đợc đài truyền hình Hà nội nhận vào làm việc. Rồi Ngọc yêu và
lấy chồng cùng cơ quan, rất xứng đôi vừa lứa với Ngọc. Những tởng cuộc sống cứ
thế rải thảm cho Ngọc đi tới lâu đài hạnh phúc. Nào ngờ... Ở đời
ngời ta thờng chết vì chữ ..." Ngờ ". Khi vợ chồng Ngọc sinh đợc
đứa con gái hai tuổi thì chồng Ngọc bỗng dng dở chứng. Anh chàng thờng đi sớm
về muộn, hay la cà những quán bia ôm, bóng đá ôm rồi dần dần chuyển sang chơi
cá độ báng đá và chứng khoán. Một hôm anh ta đi về trong dáng vẻ tiều tụy quỳ
xuống chân Ngọc mà cầu van Ngọc tha thứ và ra tay cứu vớt kiếm cho đủ 5 tỷ đồng
trả nợ, nếu không chủ nợ sẽ thuê bọn đâm thuê chém mớn giết hoặc ít nhất cũng
bị đuổi ra khỏi cơ quan. Sau rất nhiều đêm mất ngủ Ngọc đã nghĩ ra một quái
chiêu để có số tiền ấy trong thời gian ngắn nhất. Ngọc đã dùng uy tín của mình
đi gặp tất các những anh em, bạn bè, ngời thân và những ngời có máu mặt trong
giới làm ăn, kể cả ngời thân là Việt kiều đang ở nớc ngoài, vận động, lôi kéo
họ góp vốn mở công ty kinh doanh. Ngọc dựng lên một kịch bản kinh doanh ma nhng
nghe rất hợp tình hợp lý nên ai đợc Ngọc mời góp vốn cổ phần cũng sẵn sàng mở
hầu bao đa tiền cho Ngọc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn Ngọc đã thu gom đợc
số tiền vợt chỉ tiêu của chồng yêu cầu. Thấy quái chiêu của mình quá hiệu quả,
Ngọc không những không dừng lại mà tiếp tục " Lừa đảo " để kiếm thật
nhiều tiền. Khi số tiền đã lên đến vài chục tỷ thì cũng là lúc các chủ nợ phát
đơn kiện ra tòa. Cuộc đời của Ngọc bắt đầu xuống dốc không phanh. Ngọc phải bỏ
cơ quan sống chui sống lủi nay đây mai đó để trốn nợ. Nhng lới trời lồng lộng
trốn đâu cho thoát, Ngọc bị công an bắt ở thành phố Hồ Chí Minh và bị kết án
với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, kết án tù chung thân, nhng
do một số chủ nợ đã lấy lại đợc một số vốn nên đề nghị tòa giảm án xuống còn
20 năm tù. Ngọc vào tù, chồng ở ngoài do buồn chán rồi sinh bệnh chết để lại
đứa con gái 5 tuổi cho bà ngoại nuôi.
Phạm nhân thứ hai đợc dẫn lên
là Lã Thị Kim Oanh. Chắc không ai còn lạ
gì vụ án Lã Thị Kim
Oanh xẩy ra cách đây hơn chục năm. Khi ấy ông Lê Huy Ngọ còn giữ chức bộ trởng
bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lã Thị Kim Oanh chỉ là lãnh đạo một cơ
quan nhỏ thuộc bộ NN&PTNT quản lý, nhng thị đã lạm dụng uy tín và mối quan
hệ của mình rút tiền nhà nớc chi tiêu vô tội vạ gây thất thoát hàng trăm tỷ
đồng. Vụ án của thị đã làm rúng động cả nớc, tất cả các báo lớn ở trung ơng
đều đăng tải tin túc và các bài viết sâu sắc về vụ án có một không hai này. Nó
rúng động không phải ở quy mô vụ án to hay nhỏ, số tiền thất thoát nhiều hay ít
mà nó rúng động ở tính chất kỳ quặc trong con ngời quái đản này. Quái đản ở
chỗ thị làm dự án ma để rút rất nhiều tiền rồi đem tiền ấy ban phát lung tung
cho rất nhiều ngời, từ việc lại quả cho những ngời nắm quyền " Xin cho
" đến những ngời có chút ít liên quan đến tên dự án. Hễ cứ ai đợc thị
mời đến dự họp là đều đợc phát một phong bì dầy cộp, ngay cả các lái xe đa
sếp đi họp cũng đợc thị dúi cho chiếc phong từ ba trăm đến năm trăm ngàn. Cái
lạ thứ hai là tuy thị rút đợc nhiều tiền thế nhng lại không chi tiêu cho
mình, đến chồng con cũng không đợc hởng lợi đồng nào. Thị bị kết án tù chung
thân với tội danh: Tham ô, lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nớc số lợng
lớn. Tội danh là thế, mức án là thế, nhng xét về góc độ nguy hiểm thì nó lớn
hơn các tội danh giết ngời cớp của rất nhiều. Bở nó làm băng hoại đạo đức của
rất nhiều cán bộ, nó là tiền lệ xấu cho tất cả các mối quan hệ trong hệ thống
cơ quan nhà nớc, đặc biệt là quan hệ "Xin cho ". Thị đâu có biết đợc
chính vì hành vi của thị đã làm cho ông Lê Huy Ngọ một vị bộ trởng hết lòng vì
dân phải cảm thấy xấu hổ, cảm thấy nh
chính mình có lỗi trong buông lỏng quản lý cán bộ và ông đã xin từ
chức.
Tôi đã có
dịp đợc chứng kiến khuôn mặt lỳ lợm của thị trong những ngày xử án trên ti vi,
nay lại đợc chứng kiến khuôn mặt ấy bằng xơng bằng thịt ngay trớc mặt mình.
Dáng thấp đậm, to tròn, khuôn mặt đầy mỡ, không một cái nhếch mép cời. Suốt cả
thời gian gặp gỡ thị chỉ một mực kêu oan, thị không thừa nhận tội lỗi do mình
gây nên mặc dù thị đã đợc chính sách khoan hồng của nhà nớc u ái ân xá đến
hai lần, mức án chỉ còn 20 năm nữa là hết hạn tù. Sự đời có vay có trả, kẻ có
tội ắt phải đền tội, thị đang phải trả cái giá ấy. Dậu đổ bìm leo, họa vô đơn
chí. Thị vào tù đợc vài năm thì chồng thị vác đơn ly hôn đến trại yêu cầu thị
ký, thị biết đó chính là dấu chấm hết cho cuộc đời của mình. Từ đó thị càng
sống thu mình lại, càng lỳ lợm hơn.
Chúng tôi đi qua khu biệt giam, đợc
canh phòng rất cẩn mật, trong đó giam giữ những phạm nhân bất hảo nổi cộm, có
cả Cù Huy Hà Vũ và những phạm nhân chính trị khác. Biết nguyên tắc của trại
không cho bất cứ một ai vào khu biệt giam, nếu ai muốn vào phải có lệnh của cục
trởng cục VIII nên đoàn không có ý kiến gì. Đồng chí cán bộ dẫn đờng nói:
Các
phạm nhân chính trị đều có t tởng bất mãn chế độ, chống
đối Nhà nớc. Họ luôn có những phát ngôn bậy bạ, thậm
chí tục tĩu bôi xấu chế độ. Họ
không thừa nhận tội lỗi mà lại tự cho mình là những vị anh hùng, hàng ngày họ
chửi bới hoặc có những hành động rất hung hãn, các cán bộ quản giáo phải tiếp
xúc với các phạm nhân này gặp muôn vàn khó khăn phức tạp. Nếu nhẫn nhịn thì họ
càng lấn tới, làm già, nếu phản ứng thì họ vin cớ nhân quyền, vu cáo chế độ.
Cán bộ quản giáo ở đây ứng xử không khôn khéo thì rất dễ bị mắc khuyết điểm.
Chúng
tôi đợc đến thăm khu nhà trẻ dành riêng cho các con của
phạm nhân nữ. Một căn nhà cấp bốn, năm gian khá khang trang, sạch sẽ, xung
quanh có vờn cây ăn quả xanh tốt. Vì là ngày nghỉ nên các cháu đợc mẹ đón về
các phòng giam chơi cùng mẹ. Trong nhà trẻ cũng có rất nhiều đồ chơi cho trẻ,
có nhiều tranh ảnh và các đồ dạy học trực quan khác. Các chế độ dinh dỡng của
trẻ cũng nh
ở các trờng mẫu giáo bên ngoài. Điều đó chứng tỏ trại rất quan tâm đến đời
sống vật chất cũng nh
tinh thần cho các cháu, không có sự phân biệt hay kỳ thị nào khác.
Đêm cuối cùng của đoàn ở trại 5 diễn ra thật vui vẻ, đầm ấm. Theo đề nghị của
tác giả Bằng Thái nguyên đoàn trởng đoàn kịch nói Quảng Ninh giữa đoàn và trại
sẽ làm một đêm giao lu văn nghệ. Quả thật đên giao lu diễn ra rất sôi nổi, cả
hai bên đều tung ra những tiết mục cao thủ nhất của mình. Bằng Thái mặc chiếc
áo của ca sĩ YMoan tặng lên hát bài của YMoan vẫn hát, sau đó là tiết mục song
ca nam nữ của trại với bài " Tình ca Tây bắc" cũng rất hay làm cho
những tràng pháo tay vang lên không dứt. Chị Kim chi lên đọc bài thơ " Cho
người " vừa mới sáng tác về hình tượng ngời công an quản giáo của mình,
rồi bài thơ dài đậm chất triết lý của tác giả Khánh Vinh. Đến lượt phó giám thị
Phan trổ tài. Anh tuôn ra một loạt những ca khúc dân gian từ cải lương, tuồng,
quan họ đến hát mới làm cho cả đoàn đều ngỡ ngàng bởi tính chuyên nghiệp của
anh.
Phút chia tay bin rịn, các
tác giả, ban giám thị trại và các cán bộ trại đều lu luyến.
Những cái ôm nồng nhiệt, những cái hôn nóng hổi lên má nhau đầy tình cảm mãnh
liệt. Đại tá giám thị trại Lờng văn Tyuến ôm chặt tôi và nói:
-
Chúc anh có một chuyến đi tốt đẹp và sẽ có nhiều tác phẩm hay phục vụ nhân dân.
- Cảm ơn anh. Thế
nào trong tác phẩm của tôi cũng có hình tợng về các anh.
Tạm biệt trại giam số 5
Thanh Hóa, tạm biệt đơn vị anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân
đã từng đạt huân chơng chiến công hạng nhất, huân chơng bảo vệ tổ quốc hạng nhì
chúng tôi lên đờng thẳng tiến vào Tây Nguyện.
XĐ 6 - 2013
___________________________________________________________________
Kỳ
sau: Trại giam Đắc Trung. Đắc Lắc
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét