Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Thôi, hãy bỏ đi bác Đào ợ - Dù sao tốt xấu, hay dở cũng là chuyện đã qua rùi!


Vì sao tôi bị bắt và bị kết án 15 tháng tù…
Phạm Viết Đào.
Đây là câu hỏi mà nhiều bạn bè đặt ra với tôi trong đó có vài hãng thông tấn nước ngoài nhưng tôi chưa có một câu trả lời rành rẽ trước câu hỏi này, mặc dù tôi đã đưa lên mạng Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm và phúc thẩm của 2 tòa Hà Nội và tối cáo trên mạng còn được lưu giữ tại một số trang…
Về tội danh của tôi thì các văn bản trên đã đưa các số liệu cụ thể tôi không muốn liệt kê lại, tựu trung: đăng một số bài, viết một số bài đả kích nói xấu một số vị lãnh đạo Đảng và nhà nước như ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, một số Bộ trưởng và một số cơ quan nhà nước…
Về những bài viết buộc tội là xâm phạm lợi ích thì phần lớn tôi lấy từ các trang mạng khác trong đó có những trang chính danh như BBC, VOA; còn bài tôi viết chủ yếu trong chùm bài góp ý sửa đổi hiến pháp 2013: bị khép tội lợi dụng chủ trương góp ý sửa đổi hiến pháp để đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước; Ra tòa Tòa có hỏi là có nhận tiền của ai để viết blog không…
Trước khi tôi bị bắt, tôi có nghe phong thanh nói tôi lọt trong tầm ngắm của cơ quan điều tra nhưng tôi chủ quan nghĩ: những bài viết của tôi so trong mặt bằng chung của giới blog chưa phải là “ máu lửa “ nhất; trang của tôi không hề đưa một thông tin thất thiệt nào chỉ có một số câu, bài bình luận theo ngôn ngữ vỉa hè, đường phố cho hợp khẩu vị; ví dụ khi góp ý sửa đổi Hiến pháp thì tôi có sử dụng từ “ bóp d…” để nói một điều luật quy định về chể độ sở hữu nhà ở của công dân…
Sau khi ra tù, tôi mới tìm đọc Hiến pháp 2013 thì thấy những điều góp ý của mình được coi là gai góc thấy đều sửa ví như Lời nói đầu không đưa “kim chỉ nam” Chủ nghĩa Mác Lenin; Về chế độ đối với thương binh liệt sĩ đã không dùng khái niệm “ xã hội hóa” tràn lan các chính sách đãi ngộ đối với người có công…
Nếu căn cứ vào kết luận điều tra thì cuối văn bản đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tôi, và tội danh của tôi được xếp khoản 1 tức từ 6 tháng đến 36 tháng…
Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, khi cơ quan Điều tra kết luận đưa vào khoản 1 và đề nghị giảm nhẹ hình phạt do nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, lại thành khẩn thì mức án nặng lắm từ 6-8 tháng là cùng…
Khi làm việc với cán bộ điều tra tôi nhận ra họ lần đầu biết đến blog của tôi, đến mạng “lề dân”, còn trước đó họ cũng chỉ biết tới các trang mạng chính thống vì họ cũng không rành tin học lắm…
Vì nhận biết “ đối thủ” của mình như vậy nên tôi cũng tìm cách tranh thủ họ tức là thuyết phục để họ hiểu rằng nếu nặng lắm thì tôi chỉ ở mức phạm lỗi hành chính chứ chưa tới mức tội hình sự…Mà lỗi hành chính trong nghề viết lách thì đầy mặt báo chính thống…
Về chuyện đúng sai của hành vị của tôi mà bản án đã đưa tôi đã có lần trình bày chính kiến của mình trong loạt bài “ Vòng Kim cô vô hình”, bây giờ tôi xin được bạch hóa chính kiến chủ quan của mình vì sao khi ra tòa tôi bị khép tội nâng khung hình phạt từ khoản 1 lên khoản 2; vì nếu khoản 1 thì không thể để mức án 15 tháng mà phải đẩy lên khoản 2 thì mới đẩy lên mức khởi điểm là 2 năm và chiếu cố giảm nhẹ hình phạt bằng cách giảm cho 9 tháng…
Tại phiên tòa tôi đã tự bào chữa điều bất hợp lý và tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát tối cao cũng không tán thành việc Tòa đẩy khung hình phạt của tôi từ khoản 1 lên khoản 2 nếu chỉ căn cứ vào các hành vi được kết luận trong kết luận điều tra và Cáo trạng của Viện Kiểm sát ND thành phố Hà Nội…
Vậy thì có loại hậu quả nào do hành vi của tôi gây ra, tuy không đưa đưa vào cáo trạng, kết luận điều tra nhưng tòa lại căn cứ vào đó để định mức hình phạt cho tôi.
Theo tôi có mấy hậu quả sau:
1/ Những bài viết đụng đến quan hệ với Trung Quốc
Trong cáo trạng và bản án chỉ có một dòng viết tôi có lập một trang nói về cuộc chiến Việt-Trung ở Vị Xuyên-Hà Giang, không kết tội gì ?!
-Tôi chính thức lập và viết blog bắt đầu từ sự kiện dự án bauxite Tây Nguyên; blog đầu tay này tôi nhờ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lập giúp để phát biểu suy nghĩ của mình về sự án nguy hiểm này;
Tôi còn nhớ, người đầu tiên đưa lên mạng chứng minh Dự án bauxite Tây Nguyên vi phạm Luật Tài nguyên-Môi trường vì Luật này quy định: một dự án như bauxite Tây Nguyên muốn triển khai, theo Luật tài nguyên trước hết đã phải được Quốc hội phê duyệt trong Quy hoạch…Quốc hội chưa phê duyệt “ Quy hoạch “ mà đã triển khai là vi phạm luật…
Sau khi tôi đưa ý kiến này lên, LS Cù Huy Hà Vũ đã triển khai tiếp tục bằng một lá đơn kiện Thủ tướng; Tôi không tham gia kiện mà chỉ nêu chính kiến của mình lên blog…Vụ này sau đó diễn ra thế nào thì mọi người đã biết…
-Vụ thứ 2 liên quan tới Trung Quốc đó là Dự án đường sắt cao tốc bắc nam,tôi là một trong những blog quyết liệt phản đối dự án này;
-Vụ thứ 3: Những thông tin từ Nhật Bản về những tổn thất của các chiến ở biên giới phía bắc
Vụ này khởi nguồn từ một bài viết trên blog của tôi kể việc việc tôi được nhà ngoại cảm Bích Hằng chỉ cho cách đưa được linh hồn em trai tôi, một liệt sĩ đã hy sinh trong trận 12/7/1984 đánh cao điểm 772 về được quê hương…
Sau bài viết này, một blogger Nhật có tên Hà Minh Thành đã liên hệ qua email với tôi cho biết: anh đã đọc bài viết của tôi; Hà Minh Thành đã dịch giới thiệu cho tôi một tài liệu trên trang Quốc phòng Trung Quốc viết bằng tiếng Anh cho biết: trận này phía Trung Quốc đã tiêu diệt của Việt Nam 3700 bộ đội, qua lời kể của một trung tá pháo binh Trung Quốc; Và cũng theo viên trung tá này thì sở dĩ Việt Nam thất bại là do toàn bộ kế hoạch tác chiến của trận đáng mang Mật danh MB 84 của phía Việt Nam đã bị một sĩ quan quân báo cao cấp bán cho Trung Quốc;
Cùng với bài viết của mạng Quốc phòng Trung Quốc, Hà Minh Thành còn cung cấp cho tôi, tức dịch toàn bộ bản kế hoạch mang mật danh MB 84, một dạng tài liệu mật của Bộ Quốc phòng được blog của tôi công bố…Nhiều CCB tham gia trận đánh 12/7/1974 cho biết: Bản kế hoạch mang Mật danh MB 84 do tôi công bố tình tiết, giờ giấc, mũi hướng tần sông và tên tuổi các đơn vị tấn công của Việt Nam là gần sát đúng…
Liên quan tới quan hệ với chuyện chiến tranh biên giới Trung Quốc,Hà Minh Thành còn cung cấp cho tôi 1 tài liệu được giảng dạy trong các trường quân chính Nhật Bản về cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Nhật Bản đánh giá đây là cuộc chiến bộ binh lớn nhất sau Thế chiến thứ 2 xảy ra ở khu vực châu Á…
-Ngoài chuyện này, Hà Minh Thành còn giới thiệu với tôi một đạo diễn người Trung Quốc đạo diễn cho một hãng truyền hình Nhật Bản tên là Bành Trung Nghĩa, ông này có một người em là lính Trung Quốc đã chết trong trận đánh ở Lão Sơn, là danh xưng phía Trung Quốc đặt tên cho những trận đánhở khu vực Thanh Thủy Vị Xuyên, Hà Giang…
Ông này muốn làm một bộ phim tài liệu về cuộc chiến này mà nhân vật chính sẽ là một đạo diễn Nhật người Trung Quốc với một nhà văn Việt Nam bàn, phân tích về cuộc chiến này…
Tôi đã nhận lời với Hà Minh Thành với điều kiện phía Nhật cung cấp kịch bản được cơ quan chức trách chấp thuận…
Dự án này sau đó đã không thành vì theo Hà Minh Thành thfi phía cơ quan chức năng Việt Nam không đồng ý, còn phía Trung Quốc đã đồng ý…
Đoàn làm phim Nhật đã qua Trung Quốc thuê máy bay trực thăng bay vòng trên Cao điểm 1509, Hà Minh Thành đã gửi cho tôi nhiều ảnh của chuyến đi quay ở Lão Sơn với tư cách làm phiên dịch cho đoàn làm phim Nhật, về phía bên Trung Quốc do có một số đồng bào người Dao nói tiếng Việt…
Vụ này sau này đã xảy ra một cuộc “ đấu nhau” trên mạng do Blog Giao tố cáo Hà Minh Thành là người mạo danh, bịa chuyện…và Phạm Viết Đào háo danh tung tin giả…
Hà Minh Thành sau này còn liên quan tới Cậu chuyện cậu bé người Nhật 9 tuổi không nhận suất ăn trong trận động đất lịch sử và Blog Phạm Viết Đào đã trở thành đối tượng đấu tố của TTXVN và Trang Quân sử Việt Nam bị khép cho cái mũ vọng ngoại để về nói xấu Việt Nam…
Chuyện này mọi người đã chứng kiến và blog Phạm Viết Đào chủ động khép lại vụ này bằng bức thư của Hà Minh Thành gửi cho nhà văn Phạm Viết Đào…
Theo chủ quan của chủ blog thì vụ này chừng mực nào vụ này có liên quan tới mức án 15 tháng sau này; Chuyện này sẽ viết riêng về quan hệ giữa Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành đã có lúc cơ quan chức năng nghi sau Hà Minh Thành là Việt Tân móc nối phá quan hệ Việt-Trung ?
-Cùng song song kết bạn với Hà Minh Thành, chủ blog còn nhận được email của một blog Trung Quốc đề nghị giao lưu; anh này cho biết vốn là người Hoa ở Hải Phòng, sang Trung Quốc trong dịp nạn kiều 1978, có tham gia đánh nhau với bộ đội Việt Nam ở Lạng Sơn và bây giờ giải ngũ tập hợp bạn bè lập một trang mạng để trao đổi thông tin về những ký ức chiến tranh.
Anh này cho biết: trong nhóm của anh cũng có một CCB từng là dũng sĩ diệt Mỹ ở chiến trường Quảng Trị năm 1972, về Trung Quốc có tham gia các trận đánh lại đồng đội cũ ở Lão Sơn…
Thấy một nguồn tin hấp dẫn, tôi đã trao đi đổi lại nhiều email với CCB này những rất không moi được thông tin gì đáng giá…
Sau một thời gian, chủ blog nhận được một gợi ý gần với sự đặt hàng: Đề nghị cho biết cảm nghĩ về ông Lê Duẩn như thế nào, theo anh ta ông Lê Duẩn là thế này…có 4, 5 điều gì đó, một sự “ mớm bóng” và mong nhận được bài viết của tôi để đăng trên mạng Trung Quốc.
Theo anh này thì CCB Trung Quốc rất quan tâm tới blog của tôi và anh này đã dịch nhiều bài của tôi giới thiệu cho mạng Trung Quốc; sau đó anh ta còn gợi ý tôi nên sang tham dự một hội chợ gì đó ở Quảng Tây…
Khi nhận được email này tôi bắt đầu ngửi thấy vấn đề, và để bạch hóa vấn đề, ngăn ngừa hậu họa, tôi đã chính thức cói văn bản báo cáo với 1 cơ quan chức năng của Bộ Công an để đề phòng bị “ sập bẫy “ gì đó…
Phía cơ quan chức năng đã hoan nghênh báo cáo của tôi, cử người sang làm việc với tôi tại Bộ Văn hóa, lúc đó tôi đang làm việc. Tôi đã sao chụp toàn bộ thư từ, hộp thư, email và cả mật khẩu hộp thư giao dich mà tôi đã sử dụng và đề nghị cho biết: tôi có nên tiếp tục giao dịch với anh bạn CCB Trung Quốc không ?
Phía cơ quan chức năng cho ý kiến: cứ tiếp tục nhưng sau đó thì trang mạng của tôi bị sập cùng hộp thư và mất tăm luôn ông bạn CCB Trung Quốc ẩn chứa nhiều thông tin hay…
P.V.Đ.
( Còn nữa… )
Cùng CCB E 876, F 356 Hà thăm lại Cao điểm 685, phía sau bên phải;
bên trái phía sau là 772
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: