Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Việt sử 5000 năm Văn Hiến


I – Văn minh Atlantic.
Cách đây hơn 10. 000 năm – hơn 8000 năm trướcc CN – trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu – tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước – Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại – Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay.
II – 4000 năm sau Đại Hồng Thủy.
Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy – Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử – Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông.
Cùng thời gian 4000 năm này, các bộ phận còn sống sót và phát triển khác cũng xuất hiện. Một cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa những tộc người phi Lạc Việt và người Việt ở Bắc Dương Tử. Đây chính là cuộc chiến nổi tiếng Hoàng Đế – Xuy Vưu ghi nhận trong truyền thuyết. Người Lạc Việt ở Bắc Dương tử thất bại. Những bộ phân ưu tú di tản xuống Nam Dương Tử. Ở đây, họ đã cùng nhau lập thành một quốc gia đầu tiên. Nguyên âm chính quốc hiệu của quốc gia này là Xích Quí (Yêu quí) – chứ không phải là Xích Quỷ. Quí là Thiên can Âm trong trung cung Hà Đồ. Xích màu đó thuộc phương Nam. Sau đó đổi tên là Văn Lang.
Tất cả những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Phương Đông được phục hồi và phát triển ở đất nước Văn Lang này trải gần 2622 năm: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp hồ tôn, Tây gíap Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Đây là nơi hội tụ lần thứ nhất của người Lạc Việt – còn gọi là bách Việt vì theo tên gọi của các cộng đồng ở vùng miến khác nhau. Nơi đây, những gia 1trị của văn minh At lantic được phát huy . Đó chính là sự ứng dụng của lý thuyết thống nhất vũ trụ của nền văn minh Atlantic. Nền văn minh Phương Đông. Tuy nhiên, những nguyên lý lý thuyết nền tảng thì chỉ giới tri thức ưu tú nắm rõ.
* Một câu nói nổi tiếng của Hoàng Đế được lưu truyền đến ngày nay, khi dừng vó ngựa bên bờ Bắc Dương Tử – câu nói này được hiểu theo nhiều cách vì thất truyền. Nhưng có vài nghĩa chính như sau:
– Phương Nam khó đánh.
– Không được đánh phương Nam.
– Phương Nam không thể đánh.
Nhưng dù hiểu theo cách nào thì chính Hoàng Đế – mà người Hán ngày nay xác nhận là Thủy tổ của họ – cũng thừa nhận sự hùng mạnh của người Lạc Việt ở Nam Dươngv Tử – hoặc do những yếu tố khác mà tôi chưa cần diễn đạt tại đây liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ .
Vậy mà ngày nay, một bọn người dốt nát, tầm nhìn xa không qua 10 m – lải nhải nói rằng: Làm gì dân tộc Việt lại ở một khoảng đất rộng thế? Bon dốt nát đó mang hàm giáo sư, tiến sĩ. Thâm chí có kẻ còn được chính phủ Pháp tặng huân chương vì dốt như Lê Thành Khôi…
Nếu Nam Dương Tử chỉ là đám dân dốt nát và lạc hậu với những bộ lạc “ở trần đóng khố” – như bọn dốt nát liên hệ với hình ảnh cha ông nó mà nghĩ ra – thì Hoàng Đế Hán chẳng ngại ngần gì xua quân xuống chiếm từ lâu rồi.
III – Lược sử Văn Lang.
Địa giới Văn Lang:
Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này.
Tổ chức hành chính. 
Nươc Văn Lang chia làm nhiều khu vực gần như tự trị có luật pháp riêng và chịu sực chi phối, điều động của chính quyền Trung ương – tương tự như các tiểu bang Hoa Kỳ và chính quyền liên bang, nhưng tính tự trị nhiều hơn. Đứng đầu các khu vực tự trị này là Lạc Hầu, có Lạc Tướng cầm đầu về quân sự. Đứng đầu chính quyền trung ương là Hùng Vương. Lãnh đạo những khu vực tự tri này đều thuộc dòng dõi Lạc Việt, nhưng dân chúng có thể là các dân tộc phi Lạc Việt. Chính quyền Trung Ương là một trong nhưng chi tộc Lạc Việt lãnh đạo địa phương, được hội đồng các Lạc Hầu, Lạc tướng bầu lên và lãnh đạo cha truyền con nối, cho đến khi có biến cố quốc gia, sẽ bầu một chi khác có khả năng lãnh đạo.
Trong truyền thuyết Việt thì chính quyền trung ương được gọi là “cha” – Dương, và chính quyền địa phương được gọi là “con” – Âm, theo nguyên lý Dương trước Âm sau, Dương sinh Âm – Âm thuận tùng Dương. Mỗi khi có biến cố mang tính quốc gia, chính quyền trung ương có trách nhiệm tập hợp các vùng cùng giải quyết. Đây chính là sự giải thích khi nhà Ân tấn công Văn Lang, vua Hùng Vương thứ VI sai sứ giả khần cấp tập hợp lực lượng cả nước chống giặc và đã xuất hiện Phù Đổng Thiên Vương giúp nước.
Văn hóa và chữ viết:
– Chữ viết chính thức của người Việt chính là chữ Khoa Đẩu. Những bản văn chữ Khoa Đẩu hiện còmnn lưu giữ rất nhiều ở Đài Loan và còn tồn tại ở Việt Nam đến ngày nay.
– Văn hóa: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là sản phẩm của nền văn minh này. Trầu cau, tục xâm mình. lệ hội….thuộc về văn minh Lạc Việt với những gia trị nhân bản.
Những sự kiện chính trong lịch sử Văn Lang.
– Dân tộc Việt lập quốc vào năm thứ 8 vận VII Hội Ngọ – Năm Nhâm Tuất – 2789 BC với lãnh thổ đã trình bày ở trên. Bằng chứng:
Sự thống nhất về văn hóa qua di sản còn lại ở khắp miến nam sông Dương Tử.
– Vào thế kỷ XV BC, nhà Ân do vua Ân Bàn Canh kéo quân bất ngờ tấn công Văn Lang. Vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI phải dời đô sang đất Mân (Phúc Kiến ngày nay) và kêu gọi kháng chiến.
– Do sơ xuất để tai họa cho dân tộc, Chi tộc lên thay thế là thời Hùng Vương thứ VII.
– Vào đầu thế kỷ thứ VII BC, trước sự bảnh trướng và nguy cơ xâm lược của Hán tộc, vua Hùng Vương thứ XVI dời đô xuống Phong Châu – vùng Tây Nam Trung Quốc ngày này – có khả năng là Vân Nam, hoặc Tây Quảng Tây . Phong – gió – Tốn theo Hậu Thiên Lạc Việt thì ở Tây Nam. Nhưng chắc chắn không phải Phú Thọ Việt Trì ngày nay. Nếu trước đây tôi có nói điều này thì bây giờ là sự chỉnh sửa. Tôi chưa có thời gian suy ngẫm sâu về điều này.
– Việt Vương Câu Tiên có mưu đồ lật đổ nhà Chu và thống nhất Trung Hoa đã đề nghi Hùng Vương liên minh. Nhưng vua Hùng từ chối. Tất nhiên, Vua Câu Tiễn bá chủ Trung Nguyên đủ thông minh – và không ngu như cái “hầu hết” và “cộng đồng” – để không liên minh với “15 bộ lạc” ở tận Bắc Việt Nam, cách nước Việt Cấu Tiễn hơn 3000 km và lạc hậu tới mức những người dân ”ở trần đóng khố” là ”y phục truyền thống” – như Nguyễn Tiến Đoàn công bố trước quốc tế và được báo chí lên tiếng ca ngợi.
– Thể Kỷ thứ V BC. Xã hội Văn Lang cực kỳ phát triển – Giả thiết “Con đường tơ lụa từ Hàng Châu chính là thuộc về Văn Lang xưa” – Những mối quan hệ giữa các vùng đất và các quốc gia khác trên Lục địa Á Âu đá phát triển. Đây chính là thời điểm của câu truyện “Sự tích dưa hấu”. Nhưng, khi kinh tế phát triển thì những ới quan hệ xã hội mới cũng hình thành và những mâu thuẫn xã hội mới cũng xuất hiện. Nhưng tư tưởng minh triết ra đời là một phản ứng tự nhiên để giải quyết các vấn nạn này sinh trong các mối quan hệ xã hội. Đạo Đức Kinh ra đời bởi Chử Đồng Tử – Tức Lão Tử – là một sản phẩm tư duy độc đáo của thời kỳ này. Bằng chứng: Liên hệ những gía trị của Đạo Đức kinh với thuyết Âm Dương Ngũ hành và cổ sử Việt. Bên cạnh một Văn Lang hùng mạnh và phát triển là một quốc gia đồi bại và suy thoái đó chính là triều đình nhà Chu với những cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia – Điều này sử Trung Quốc đã ghi nhân. Đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc. Việt Vương Câu Tiễn đề nghị Văn Lang liên kết để cùng chiếm Trung Nguyên – Hùng Vương từ chối (Việt sử lược). Bởi vì trong thời kỳ này, do sự phát triển kinh tế nên các địa phương ngày càng có nội lực va 2ảnnhh hưởng của chính quyền trung ương đã giảm sút.
– Thế kỷ thứ III BC. Nhà Tần tấn công Ba Thục là quốc gia láng giếng của Văn Lang và chiếm nước này. Đầu thế kỷ thứ III BC, tướng Tần là Đồ Thư từ Ba Thục tấn công Văn Lang. Lãnh đạo địa phương là Thục Phán chống Tần thành công và trở thành một lãnh đạo có uy tín ở một vùng lãnh thổ hùng mạnh trong các nhà cầm quyền thuộc lãnh thổ Văn Lang. Một cuộc tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa Thục Phán và vua Hùng.
Nhận thấy dù có thắng trong cuộc chiến thì sẽ làm nội lực của dân tộc trở nên suy yếu. Vua Hùng nghe lời Đức Thánh Tản Viên – Một trong Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của Bách Thần Lạc Việt – nhường ngôi cho Thực Phán để lui về với trách nhiệm chính là bảo toàn Văn hóa dân tộc Việt.
Thời đại Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC.
Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ – một thời ở Nam Dương Tử – trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai – 43 AC – với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này.
Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và “Thời hùng vương chỉ là “liên minh Bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý.
Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt. Tương tự như người Pháp mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt vậy. Hàng ngàn năm trôi qua, chữ Việt ngày càng mai một và các sản phẩm trí tuệ của người Việt dần dần chuyển qua chữ Hán để lưu truyền vì tính ứng dụng có hiệu quả của nó. Đó là lý do – ”Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” trong lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành của các bản cvăn chữ Hán mà Thiên Sứ tôi nhân danh quan điểm : Dân tộc Việt trải gần 5000 năm lịch sử, lập quốc vào năm 2879 trước công nguyên với quốc gia Văn Lang , Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp hồ Tôn ; Đông giáp Đông Hài và Tây giáp Ba Thục.
Trên đây cghỉ là sự tóm lược Việt sử thời Hùng Vương với quốc gia Văn Lang – mà người Tàu gọi là nước Ba – Tôi kêu gọi – nhân danh cá nhân – các nhà nghiên cứu cổ sử Việt hãy lấy bài viết này làm xương sống cho các công trình nghiên cứu của mình – nếu như tôi không thể tiếp tục được vì nhiều lý do.
Lưu ý: đây là công trình nghiên cứu cá nhân, mong sự góp ý của các bạn qua comment bên dưới.
Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

























































































































































































































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: