“BÀN TAY NHỎ DưỚI MưA”
BẦU LÊN NHÀ VĂN KHÔNG NHỎ
TRưƠNG VĂN DÂN
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Ở Việt Nam nhà thơ nhiều và thường bé tí bé tẹo như đồ chơi đáng yêu, vì thế như nhà văn Nguyễn Một ví: nhà thơ hay đạo thơ lẫn của nhau vì bé quá dễ cho vào túi, còn tiểu thuyết như lâu đài cho nên mấy ai ăn cắp được (diễn ý).
Bởi thế mà mỗi khi có một cuốn tiểu thuyết xuất hiện lập tức nó biến thành biến cố hệ trọng, chẳng khác gì chiếc ô tô dù chỉ là mô hình, không biết có chạy được hay không, nhưng tất cả dân hàng xén thơ vụn lèo tèo đều lác mắt. Thậm chí, tiểu thuyết hiếm đến độ, nhiều người viết hy vọng nó sẽ có thể bước ngay vào sơ khảo các cuộc thi văn chương, và nếu chỉ cần múa may vài chữ “ệ” nữa thôi, thì giải thưởng đâu có xa vời gì? Mấy chữ “ệ” đó như mọi người đều biết là: hậu duệ, quan hệ, tiền tệ… Trong Hội Nhà Văn còn truyền bá một nguyên tắc hơi giòn (tại sao lại hơi giòn, vì nó vừa cứng vừa mềm) là: anh chị nào muốn nhanh vào hội, thì đừng xếp hàng qua cửa thơ, đông rinh rích; nhưng chỉ cần xếp hàng qua cửa văn xuôi, hàng ngắn tũn, vừa đứng vào hàng đã thấy áp mặt vào cửa mua vé rồi, chỉ cần nguệch ngoạc một hai tập truyện ngắn là có cơ hội.
Có người bảo tôi sao mỗi khi viết về tác phẩm nào lại cứ phải đá xoáy nhắc nhở về nền thơ nước nhà? Không phải vậy! Mà đó chính là nền tảng của bút pháp. Nếu con mèo phải đưa bộ ria đi trước, đó chính là ăng ten để nó làm việc, chớ nên xem ria là thừa. Và một đám rước diễu hành thì luôn là trống kèn đi trước sau mới đến vua chúa đi ra. Tiểu thuyết rõ ràng là nền công nghệ lớn của văn học.
Vậy thì đoàn diễu hành đi trước hẳn phải là những nhà thơ, tác phẩm thường là ngẫu tác trong vài phút, vài giờ và vài ngày. Còn tiểu thuyết là sức lao động sáng tạo kéo dài ít nhất là vài tháng, vài năm, thậm chí vài chục năm… sức nặng của nó buộc phải đặt trên xe nhiều ngựa kéo, hoặc xe công xuất lớn. Và bạn viết hay bạn đọc buộc phải đánh giá bằng con mắt như vậy.
“Y phục xứng kỳ đức”, màn ra mắt nhỏ hay lớn hoàn toàn tùy thuộc vào “Sản phẩm” ra mắt, mà với sáng tạo chúng ta gọi là “Tác phẩm”. Phần diễn văn dài ngoằng phía trước lại còn tung hứng thơ ca, chẳng lẽ lại chỉ đón một “Bàn tay nhỏ dưới mưa”.
Khi gấp cuốn tiểu thuyết lại, chúng ta thấy trình độ đặt tên cũng như ý định hành trình của tác giả. Có rât nhiều cây bút dù viết rất nhiều nhưng không đặt nổi tên cho tác phẩm của mình. Vì anh – chị kém quá chăng? Không, anh chị cũng trường văn trận bút nhiều rồi, nhưng không đặt nổi tên, chỉ vì không minh định nổi ý tưởng xuyên suốt của mình.
Nhưng tác giả Trương Văn Dân lại không vậy, trái lại. anh đã đặt một cái tên rất hay. Một cái tên rất xứng hợp với tiểu thuyết. Trong nghệ thuật đó là nguyên tắc lớn nhất “Ensemble” – nghĩa là sự Đồng Điệu, đặc biệt là đồng điệu giữa nội dung và hình thức. Nghệ thuật chán nhất là “tiếng đàn chênh” hay ông chẳng bà chuộc. Khi tôi bình một cái tên hay, không có nghĩa là phán xét bằng bụng hay là tán, mà nó phải được đổ “khuôn vàng thước ngọc” một cách chắc chắn nhất. Nhân đây tôi lại muốn nhắc lại trình độ mắt toét của HNV khi trao giải nhất cho tập thơ “Giờ thứ hai mươi nhăm”. Trời ơi, giữa gánh rau nông nghiệp lẫn vào một con chíp điện tử từ trời rơi xuống, ngay đến bà nhà quê còn nhặt ra, vậy mà cả cái hội to đùng, học ta học tây, đi khắp thế giới như đi chợ mà không nhận ra bánh ga-tô siêu thị và bánh đúc nhà quê, thì thật là cà cộ hết chỗ lùi?!
Bàn tay nổi tiếng nhất của thế giới là gì? Đó là bàn tay trong phương ngôn “Bàn tay không thể che lấp mặt trời”. Bàn tay này muốn miêu tả tầm vóc của kẻ độc tài như một bàn tay đòi khoa trương muốn che lấp ánh sáng của mặt trời, cũng là đòi che phủ chân lý.
Bàn tay nổi tiếng thư hai là gì? Đó là bàn tay trong tác phẩm “Những bàn tay bẩn” của triết gia văn hào (đoạt giải Nobel nhưng không nhận) Jean Paul Sartre nguyên bản tiếng Pháp là “Les mains sales”. Hiển nhiên khi gọi bàn tay này nổi tiếng không phải nó nổi tiếng xuông, mà trong tác phẩm có một phương ngôn bất hủ: “Tôi yêu những bàn tay bẩn vì đó là những bàn tay bắt vào dọn dẹp cuộc đời”.
Bàn tay thứ ba, không biết có nổi tiếng không, nhưng nhà văn Việt Trương Văn Dân đã viết cả một tác phẩm dầy hơn bốn trăm trang về nó. Và nó đồng điệu, ensemble từ đầu đến cuối, để nói rằng, cái tên đó vừa juyt cho tác phẩm giống như áo lễ giành cho thầy tu vậy.
“Bàn tay nhỏ dưới mưa” là gì? Không giống bàn tay định che lấp mặt trời, bàn tay nhỏ là một cái gì nhỏ bé, yếu ớt, thụ động, khiêm nhường, bị mưa sa bão táp dập vùi. Hình ảnh bàn tay trong cơn mưa làm người ta liên tưởng đến sự bất lực của nó. Trời ơi, cơn mưa nghĩa là lạnh lẽo, là không nơi ẩn nấp, bàn tay nhỏ bé run lên, cái lạnh từ đôi tay chạy vào tim, và nếu nó không tìm được được chỗ trú ẩn, cơn lạnh đó sẽ dìm trái tim của nó vào giữa hoang vu lạnh giá… và cuộc đời khi đó chỉ đáng giá một que diêm. Que diêm ư? Người ta bật nó lên, đốt lửa lên, và cơn cảm lạnh bị xua đuổi, người ta được sống sót. Nhưng than ôi, ai sẽ đem lại cho bàn tay nhỏ lạnh lẽo kia que diêm đó, giữa một xã hội náo loạn mưu sinh chạy tít hơn đèn cù, vô cảm lan tràn, thì ai dừng lại để bật que diêm… Đấy chưa phải là sự đau xót thủng đáy đâu. Mà có thể có nhiều tổ chức dịch vụ còn đứng đợi bàn tay đó ngã xuống để lao vào xin dịch vụ đám ma??? Chúng ta liệu có giật mình về điều này không?! Nếu giật mình như vậy, thì cũng là một xoay vần xa hoa rồi. Tại sao? Người Trung Hoa xưa có câu “Cùng là thợ mộc, nhưng người đóng xe mong người ta giầu, còn người đóng quan tài mong người ta chết”. Thật đắng cay! Bàn tay nhỏ kia đang run rẩy, thì đã được rước vào ăn hoa quả đầy chất ướp hóa học, ăn để mà chết! Được đưa vào bệnh viện, bắt mạch qua loa rồi cho uống thuốc giả đắt như thật. Uống thuốc để mà chết! Như những em bé tiêm chúng phải thuốc giả mà chết vậy!
Chỉ cần bàn tay nhỏ dưới mưa đó thôi, nó đã đánh động biết bao tình cảm xót thương, xao xuyến, tha thiết của con người. Tôi nhớ lới của một nhà văn Nga viết về vùng đất Si-bê-ri, một vùng đất hoang vu lạnh giá nhất hành tinh. Cặp đôi kia lê gót đến một cái làng hẻo lánh giữa chiều tối, đói, lạnh lẽo, những trận tuyết sẽ vùi chết họ trong đêm nếu không tìm thấy ngôi nhà nào trú ẩn. Kìa chủ nhà mở cửa. Nụ cười thân thiện. Họ vừa lấy nước, múc cháo và dọn giường cho khách, và nói một câu rung chuyển cả miền lạnh lẽo: “Bạn đi tới bất cứ đâu, thì một bữa tối và một ổ rơm ngả lưng là điều không cần mong ước”.
Trời ơi, phải là một sứ xở lạnh lùng luôn có thể vùi sống người ta trong tuyết mới có một câu sinh tử như vậy. Và cũng ý này tôi đã từng viết câu thơ:
Rồi một đống lửa được đốt lên
Từ tay đoàn thám hiểm
Cả miền băng tuyết cựa làn da lạnh
Sà vào lòng ngọn lửa
Ấm mầu hồng!
Ấm hơi người!
Rồi một đống lửa được đốt lên
Từ tay đoàn thám hiểm
Cả miền băng tuyết cựa làn da lạnh
Sà vào lòng ngọn lửa
Ấm mầu hồng!
Ấm hơi người!
(Mùa đông vọng cánh én về)
(còn nữa)
(còn nữa)
Bài chưa viết xong, nhưng tôi vẫn đăng, chỉ để tự cam kết mình sẽ viết tiếp. Vì độ này tôi đang phải viết tiểu thuyết, cho nhân vật ăn mối ngày, đã viết được khoảng 600 trang in. Mong các bạn và tác giả thông cảm...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét