NGUYỄN HUY CƯỜNG
Đôi lời của tác giả: NGHE “TIẾNG CHÓ”, VẪN SỞN DA GÀ!
Năm 1998, tôi viết truyện ngắn “Tiếng chó” rồi gửi báo Văn Nghệ (Hội Nhà Văn VN) đăng. Hồi đó chưa có internet phổ biến như bây giờ nên cứ gửi, chờ vài tháng không thấy đăng, gửi tiếp cho báo khác.
Tôi gửi cho báo Văn Nghệ (TP HCM), chờ tiếp ba tuần. Chưa thấy gì.
Tôi gửi cho báo Thanh Tra (Vì đề tài rất gần với tiêu chí của báo này). Anh Lê Xuân Lập, Trưởng cơ quan đại diện báo tại TP Hồ Chí Minh nhận và hứa sẽ đăng và đổi tên “Tiếng chó” thành “Khẩu thuật”.
Cùng một lúc, ba tờ báo đăng.
Nhưng tại đây, truyện ngắn này đã trở thành kỷ niệm nặng nề với tôi. Nó gây ra bao nhiêu phiền hà, rắc rối.
Báo Văn nghệ (HNV) đăng rồi phải hủy mấy chục ngàn tờ báo, thay bài khác, in lại, vô cùng tốn kém. BTV Trần Huy Quangkhốn khổ vì là “Bà đỡ” cho nó.
Mr Xuân Lập Lê thì bị một bọn tiểu nhân, những tên đang nhằm cái ghế của anh, quấy hôi bôi nhọ, lên án, qua chụp trách nhiệm biên tập.
Sau đó, tôi phải gửi đến Lãnh đạo Thanh tra nhà nước, cơ quan chủ quản của Xuân Lập bản sao Án văn phiên tòa dân sự có thật, là “cốt” của truyện ngắn nói trên, mới yên.
Còn ở báo Văn nghệ TP HCM, khi người ta đến “Hành” Tổng biên tập Chim Trắng, bị ông này phản ứng đúng kiểu Nam bộ là… miễn tiếp.
Ở quê, tôi bị cơ quan chức năng xào xáo, rà soát lý lịch ba đời, may là lý lịch cũng sáng nước, bố, bác ruột, chú ruột đều đã làm bí thư, chủ tịch trở lên cả nên rồi cũng yên.
Toàn bộ câu chuyện Bi hài này bởi đâu?. Bạn đọc sẽ đọc và phán xét nhé.
Phần tôi, tôi hết sức ngỡ ngàng.
Hơn bốn chục năm cầm bút, tôi viết với cái tâm rất sáng, không muốn hại ai.
Cuối cùng tôi được biết: Truyện ngắn này “Chết” vì nhân vật chính là “Lê” trong lúc bác LKP vừa lên cầm quyền… [Theo BTV Lê Xuân Lập: Chữ Lê chỉ là lý do phụ nhưng quan trọng thôi. Lý do chính là báo Văn Nghệ TW đăng bài phát biểu của LKP ở trang 2 (kèm ảnh đứng trước mỉcro trên bục) còn chuyện của bác Cường thì lại đăng ở trang 3 với cái tựa: “Tiếng chó”! Báo Thanh tra của mình ra trước mấy ngày nhưng cũng bi vạ lây từ báo VNTW – NTT].
Cuối cùng tôi được biết: Truyện ngắn này “Chết” vì nhân vật chính là “Lê” trong lúc bác LKP vừa lên cầm quyền… [Theo BTV Lê Xuân Lập: Chữ Lê chỉ là lý do phụ nhưng quan trọng thôi. Lý do chính là báo Văn Nghệ TW đăng bài phát biểu của LKP ở trang 2 (kèm ảnh đứng trước mỉcro trên bục) còn chuyện của bác Cường thì lại đăng ở trang 3 với cái tựa: “Tiếng chó”! Báo Thanh tra của mình ra trước mấy ngày nhưng cũng bi vạ lây từ báo VNTW – NTT].
Không biết đến hôm nay, loại tư duy ưa cấm cản này đã hết chưa. Con đường sáng tạo của các nhà văn đã thông thoáng chưa?.
Hôm nay, chép lại câu chuyện này hầu bạn đọc. Lâu lâu, buồn một chút cho…vui!
***
TIẾNG CHÓ
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Cường
Ngay từ ngày đầu vào nghề luật, nhiều người thân thích hiểu biết khá rõ tâm tính tôi đều lưu ý tôi rằng: tôi có thể làm hỏng việc bởi một cá tính hoàn toàn không có lợi cho nghề nghiệp bảo vệ công lý chút nào bởi cá tính khá mềm yếu về tình cảm và bản chất như hơi nhiều nữ tính của mình.
Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên kỉ niệm chua chát của nghề nghiệp ngay từ lần đầu tiên ra Tòa bào chữa cho thân chủ của mình vốn là một thiếu nữ trên mười bảy tuổi, cô ta bị cáo buộc là chiếm đoạt chồng của người khác và giúp chông cô kia biến người vợ quê mùa thành người thiên cổ.
Hơn một giờ đông hồ say sưa bào chữa cho cô gái mang vẻ đẹp thánh thiện có đôi mắt lúc nào cũng ngỡ ngàng, ngay cả khi người ta nêu mức án với thời gian có thể biến cô ta thành một bà già, còn tôi, tôi khỏi cần vận dụng sách luật, tôi cứ mang trong mình một tâm cảm vững chắc rằng cái người đẹp đẽ , thơ mộng kia, không thể làm gì ác được, kể cả làm chết một con gà con . Bởi vậy, lời bào chữa hùng hồn của tôi có lúc làm cho hội trường, đây đó vang lên tiếng xuýt xoa và tiếng vỗ tay đồng tình.
Sau khi tôi ngừng lời, cơ quan cảnh sát điều tra lập tức đưa ra những chứng cứ quyết định, người ta nhanh chóng chứng minh rõ ràng được cô gái có đôi má còn mang phảng phất sắc màu học trò kia không những là tòng phạm trong nội vụ này mà còn là tác nhân gây đổ vỡ hôn nhân trong vài vụ khác, có vụ xảy ra lúc cô chưa tròn mười sáu tuổi.
Tuy vậy, sau tai nạn nghề nghiệp này, ông giáo sư già, người đã dìu dắt tôi trong mấy năm cao học, đã an ủi tôi rằng: “Con đừng bận lòng về thất bại này, con còn rất trẻ hơn nữa, người làm công việc pháp lý tốt nhất là người có căn bản về đạo lý vững vàng, điều đó không có gì trái tự nhiên cả” . Thế là tôi không những không sửa được căn bệnh lớn mà đôi khi nước mắt của ai đó vẫn làm cho nước mắt của tôi trực trào theo như một phản ứng tự nhiên, như chiều nay…
*
Chiều nay, có một dòng nước mắt như muốn làm cho buổi chiều chùng lại và một khoảnh khác nào đó, trái tim tôi như muốn thổn thức theo lại là giọt nước mắt đàn ông, nó chảy tràn qua tiếng khóc tức tưởi, đau thương như thể một niềm đau không thể hàn gắn của một trung niên tráng kiện, sáng sủa và đẹp trai.
Đặc biệt, anh ta có giọng nói đầm ấm, truyền cảm đến nỗi tôi có cảm giác thủa nhỏ nếu được làm em út của người này thì hạnh phúc biết bao.
Đặc biệt, anh ta có giọng nói đầm ấm, truyền cảm đến nỗi tôi có cảm giác thủa nhỏ nếu được làm em út của người này thì hạnh phúc biết bao.
Nỗi mất mất mát của anh ta là lớn, nó là một sản nghiệp thực sự. Đó là một căn nhà mặt tiền con đường chính của thành phố lúc này trị giá hơn một trăm cây vàng. Ấy thế mà, theo anh ta nói: mười mấy năm về trước lợi dụng lúc gia đình anh bị khó khăn người phụ nữ lớn tuổi nanh nọc đã đến, tạo sức ép mua mất căn nhà với giá rẻ mạt, là mười lăm cây vàng.
Phần gia đình anh, nhiều người đã hy sinh trong kháng chiến . Riêng Phạm Lê (tên anh ta) không lên rừng theo Ba mà ở lại thành phố ăn học và có tới hai tấm bằng đại học, ấy thế mà trong lúc khó khăn vẫn bị mắc lừa.
Trời đất còn có mắt, khi mua nhà, bà khách cam kết tự lo khâu chuyển dịch giấy tờ và tự túc mọi chi phí. Vài năm sau khi hợp thức hóa thì bà ta khựng lại, không thể vượt qua bởi căn nhà này là nhà tình nghĩa nhà nước cấm mua bán nên họ tìm đến Phạm Lê để thương thảo, tháo gỡ.
Phạm Lê liền đưa ra “sáng kiến” là…trả tiền và nhận lại nhà. Lúc này thời giá căn nhà đã lên gấp mười lần nên bên mua không chịu, họ kéo nhau ra Tòa.
Về mặt pháp lý, nhà nước không công nhân giao dịch mua bán bằng giấy tay như trên, lại là nhà tình nghĩa nên khả năng bên mua mất là có thể xảy ra, để chắc thắng, Phạm Lê tìm đến tôi.
Về mặt pháp lý, nhà nước không công nhân giao dịch mua bán bằng giấy tay như trên, lại là nhà tình nghĩa nên khả năng bên mua mất là có thể xảy ra, để chắc thắng, Phạm Lê tìm đến tôi.
Và chiều nay tôi ngồi đây nghe anh ta khóc.
Anh ta nói rằng chỉ có trời mới thấu hiểu được, bốn mươi tuổi đầu , hiện anh ta phải tá túc nhờ một căn nhà của công trong quận. Nói như vậy chứ khi giao dịch với tôi, anh ta gởi biếu một thùng bia tiger để uống cho vui và hứa nếu làm được, anh ta biếu tôi ba chục ba chục phần trăm giá trị căn nhà, thú thực, tôi chưa thấy ai nghèo mà hào hiệp như anh ta, mỉm cười nhẩm tính cái người ta sẵn sàng cho tôi kia xem xém bằng bốn chục cây vàng , gớm thật, tôi thì tôi chưa cho ai cái gì vĩ đại đến như vậy mặc dù hình như tôi giàu hơn anh ta khá nhiều.
Mấy ngày sau, một hôm tôi đi làm về thì trong nhà có tiếng của Đỗ Phạm Toán, tay bạn cũng học nghề luật với tôi nhưng hành nghề cảnh sát hình sự, hắn giúp tôi khá đắc lực.
Người đang đối diện với Toán là…Lê, hình như họ đã ngồi với nhau khá lâu , tiếng Đỗ Phạm Toán đĩnh đạc, rành mạch:
– Bây giờ ,để làm rõ một số khía cạnh của vụ án để chúng tôi có thêm căn cứ để bảo vệ anh trong phiên tòa tới đây, xin phép anh cho tôi mở một phiên tòa định, tôi sẽ là thẩm phán , còn anh, anh mặc sức bào chữa, bảo vệ mình, tại đây, anh có quyền nói thoải mái, nhé.
Phạm Lê đồng ý. “phiên tòa” có hai người bắt đầu.
“Nguyên đơn Phạm Lê, ông cho biết, vào thời điểm bán nhà ông có được mạnh khỏe không?” “Dạ thưa ,tôi rất khỏe !” “Nguyên đơn cho biết, nếu giá đất ở đây lúc này rẻ đi rất nhiều, cụ thể với giá mười lăm cây vàng kia có thề mua hai cái nhà tương tương tự thì ông có khởi kiện đòi nhà hay không?”
– Dạ thưa… Phạm Lê ấp úng…..chỉ vì không có nhà ở mà tôi kiện, nếu tôi có nhà thì…thôi ạ!
Tòa hỏi vì khó khăn nên nguyên đơn đã tiêu mất số tiền bán nhà, nhưng nếu nguyên đơn chưa tiêu hoặc tiêu ít, số còn lại ngay lúc đó đến Quận Tân Bình chẳng hạn, với cỡ tám cây vàng năm 1986 có thể mua tám lô đất ở . Bây giờ nếu trước tòa bị đơn xin được trả cái nhà và xin đổi lấy tám lô đất này ông có đồng ý không?”
-Dạ …có lẽ …có lẽ…
Một phút ngập ngừng trôi qua. Ông quan tòa chuyển sang một đề tài khác:
-Xin ông cho Tòa biết,ông có biết một sinh viên muốn đi du học ở ,Úc phải tốn kém vài chục ngàn USD dể có tất cả các chi phí không?
-Xin ông cho Tòa biết,ông có biết một sinh viên muốn đi du học ở ,Úc phải tốn kém vài chục ngàn USD dể có tất cả các chi phí không?
Nguyên đơn Lê nhanh nhảu đáp : “có”
Toán lạnh lùng nêu tiếp câu hỏi:
-Với đồng tiền do bán nhà mà có, em trai của ông đã ăn học thành tài ở Úc , tòa nêu một nhận định, nếu chỉ xét một phần chi phí ăn học ở xứ người tương đương với hai chục ngàn đô la vào năm 1986, nếu ông phải đi vay tự do và bây giờ phải trả đúng giá trị đó thì số tiền sẽ là bao nhiêu không?
“Nguyên đơn” im lặng.
Một phút nặng nề trôi qua , tôi đứng ngoài cửa nghe lén, chân tôi như có một ổ kiến vàng ra sức hành nghề. Có lẽ gần chục năm làm luật sư, hàng chục năm đứng trước tòa bảo vệ cho các thân chủ, chưa bao giờ tôi thấy xuất hiện tâm lý hoang mang như thế này, bao nhiêu tình cảm, bao nhêu suy nghĩ tốt đẹp về vị thân chủ có vóc người đường bệ như quan tòa, mập mạp như một vị doanh thương trên đà phát triển, đẹp trai và điều đáng kể nhất là đôi mắt ướt , gợi cảm đến mức có đôi lần trộm nghĩ, nếu là phụ nữ, có lẽ tôi phải lòng anh ta ngay từ lần gặp đầu tiên và trên hết, những lần anh ta khóc, khóc tức tưởi trước mắt tôi, thì trong tôi, một tâm cảm mạnh mẽ xuất hiện: “Cái gì thì có thể nghi ngờ, nhưng dòng nước mắt kia chỉ có được từ người đang hoặc sắp mất mát lớn mà thôi”!
Lúc này trước cách dẫn dắt vấn đề tài tình của Toán, tình hình đã hoàn toàn đổi khác, mặc dù đã uống hết 24 lon Tiger Lê biếu tôi cũng không thể nào khiến cái quỹ nước mắt chi cho trái tim nhạy cảm một chút nào nữa, chứ không thể là uống cho vui được, Lê hình như cũng căng thẳng như tôi.
Vị quan tòa tuyên án:
-Với tất cả những chứng cớ có được, Tòa nhận định: nguyên đơn không hề bị lừa gạt bởi khi bán nhà, nguyên đơn đã có hai tấm bằng đại học, sức khỏe tốt, mọi giao dịch đều công khai và cả hai mẹ con nguyên đơn đồng ý. Việc bên B không lo được khâu giấy tờ là do sự bất khả kháng, sự hệ lụy và mọi mắc mớ này chỉ dành thiệt thòi cho bên B, chứ bên A thực chất đã nhận đủ số vàng như thỏa thuận, không mất mát gì.
Như vậy, nhân danh nước CHXHCN Việt Nam, Tòa tuyên bố bác đơn đòi nhà của nguyên đơn Phạm Lê.
Tôi vội lánh đi để khỏi nhìn thấy vẻ mặt thất vọng nhất là tiếng khóc của Lê, thứ tiếng khóc dễ lây truyền đến kẻ khác, nhất là những kẻ như tôi.
*
Tối hôm đó, theo sáng kiến của Toán, chúng tôi đi xem buổi biểu diễn văn nghệ tạp kĩ gọi là cho bớt căng thẳng bởi vì cái nghề lúc nào cũng căng thẳng của chúng tôi, nhưng hầu hết buổi biểu diễn, với diễn xuất của các ca sĩ tài danh, các diễn viên có hạng mà đầu óc tôi vẫn không thể nguôi ngoai, vẫn không thể thư giãn, nó vẫn hướng về cái phiên tòa giả chiều nay, không hiểu từ một niểm tin ma quái nào, tôi vẫn âm thầm kết luận phần phải, phần đúng thuộc về Phạm Lê và mong anh ta thắng trong phiên tòa thật sắp tới, tất cả mọi ý niệm ấy được hình thành trên một cơ sở là tiếng khóc, tiếng khóc mượt mà, tiếng khóc của kẻ yếm thế, của sự mất mát, nói chung, tiếng khóc và những giọt nước mắt không thể làm giả được.
Đèn sân khấu phụt tắt, có lẽ mất điện. Hình như có một sự cố gì đó vừa xảy ra, đây đó nổi lên tiếng xì xầm và bất chợt, tôi co rúm người lên, ôm chầm lấy Toán, bởi trong cái rạp tối om om này, bỗng xuất hiện một con chó, nó kêu hú thảm thiết, tiếng tru réo mãnh liệt như những con mãnh thú đang tranh cướp quyết liệt con mồi ngon, cả rạp hát rơi vào cảnh hoảng loạn ghê gớm, ai nấy ôm lấy người thân, co chân lên để tránh con thú có thể chạy đến.
Con chó đâu đây có thể ngoạm lấy một phát vào chân mình ngay. Đúng lúc đó đèn sân khấu bật sáng, mọi thứ thoắt cái trở lại như bình thường và con chó hiện nguyên hình là một diễn viên, loại diễn viên của nghành nghệ thuật mà bây giờ tôi mới lần đầu được biết, nghành khẩu thuật!.
Tiếng vỗ tay rào rào nổi lên, người diễn viên mặt đầy son phấn cúi chào kiểu cách rồi nhanh nhẹn biến vào hậu trường.
Hú vía, cũng bởi lần đầu tiên tôi bị mất tinh thần thực sự, nỗi bàng hoàng vẫn còn phảng phất đến cả khi buổi biểu diễn đã kết thúc, trên đường chen ra cửa rạp để về, tôi cứ ngài ngại một con chó thật còn sót ở trong rạp. Sẽ bất ngờ làm một chưởng vào cái bắp chân thư sinh trắng nõn của mình thì khốn, đó chưa tính đến việc nó là chó dại hay chó khôn nữa.
Về gần đến nhà, Toán hỏi tôi về buổi biểu diễn, tôi nói thành thật rằng, ấn tượng lớn nhất, khó quên nhất là xuất diễn khẩu thuật, nó phần nào làm cho tôi quên bớt đi cái cảm giác nặng nề lúc ban ngày nhưng tôi hoàn toàn không muốn xem một lần nào nữa cái tài năng quái quỷ này, nó có thể làm cho người ta phát điên lên vì tiếng chó giả dữ dằn, khủng khiếp hơn cả chó thật này.
*
Toán gật gù đồng ý và lẩm bẩm: “Thằng cha Lê này nhiều tài thật, hắn bẫy cùng một lúc hàng trăm người trong rạp…”
Tôi giật mình hỏi lại:
-Lê nào?
-Thì Phạm Lê, thân chủ của ông đấy, phải công nhận hắn là một diễn viên thượng thặng, khi nghe hắn sủa mình cứ gai hết cả người lên.
Toán còn bình luận gì đó nữa về cái nghề khẩu thuật nhưng tôi không thể chú tâm nghe nữa. Tôi đang bị ám ảnh mất rồi, tôi cứ len lén nhìn xuống quanh chân mình, cứ như xung quanh đây có một con chó.
Nguyễn Huy Cường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét