Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì "cụ " rùa lâm bệnh trong lúc họp chi bộ, cụ bị các rùa trẻ chê già không quản lý nổi Hồ Gươm, sau buổi đó "cụ" về nằm thiêm thiếp và lâm bệnh mỗi ngày một tăng dẫn đến hôm nay...!
Sau khi kụ Rùa được đưa vào Khoa Ung bướu - Bệnh viện K Hà Nội, ông NQT, trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cho biết kụ Rùa vẫn tỉnh táo. "Kụ ấy nhận ra được người quen vào thăm. Hiện kụ Rùa sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương và Bệnh viện K Hà Nội", ông Nguyễn Quốc Triệu cho hay. Còn ông TĐN, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, người đưa kụ Rùa vào xe cứu thương kể rằng, kụ Rùa vẫn tỉnh táo, nhận biết nhiều người và đùa rằng: "Tao khỏe mà có chi mô".
...........................
Vô cùng đau đớn báo tin: cụ Nguyễn văn Rùa (Cụ còn có nhiều tên hoạt động cách mạng như :Giải,33,Hôn) sinh hoạt tại chi bộ Hồ Gươm, lão thành cách mạng, cán bộ kháng chiến thời kỳ tiền khởi nghĩa sau một thời gian lâm bệnh nặng, bác sỹ không để ý, đã từ trần hồi 17h chiều ngày 19.01.2016.Theo đó,người dân đã phát hiện xác cụ nổi trên mặt nước hồ Gươm ở phía góc đối diện tòa nhà báo Hà Nội Mới. Mọi nghi vấn đang nghiêng về nguyên nhân do cụ quá già rồi bị đuối nước
Tiểu sử tóm tắt cụ Nguyễn Văn Rùa
Cụ sinh ngày 01.01.1500 trong một gia đình đông con và yêu nước tuyệt đối (lên bờ 1 ngày là cụ buồn đến chết)
Ngay từ thời niên thiếu, cụ đã lập xưởng quân giới, chế tạo vũ khí bí mật giao cho đồng chí Lê Lợi để đồng chí Lợi oánh giặc Minh, sau chiến thắng, vũ khí được thu hồi tại địa bàn phường Lý Thái Tổ ngày nay.
Trước đó cụ Nguyễn Văn Rừa (dân thường gọi là Thần Kim Quy) còn cho An Dương Vương mượn móng của mình làm lẫy nỏ thần, nhưng khi dẹp tan quân xâm lược Triệu Đà, nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ rồi đem quân vây đánh Loa thành khiến An Dương Vương phải chịu cảnh nước mất nhà tan. Do vậy, Lê Thái Tổ đã nhớ tới bài học: cái gì đã mượn thì phải trả, phải biết ơn người đã giúp mình dựng nên nghiệp lớn, phải trung tín, thủy chung.
Trước đó cụ Nguyễn Văn Rừa (dân thường gọi là Thần Kim Quy) còn cho An Dương Vương mượn móng của mình làm lẫy nỏ thần, nhưng khi dẹp tan quân xâm lược Triệu Đà, nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ rồi đem quân vây đánh Loa thành khiến An Dương Vương phải chịu cảnh nước mất nhà tan. Do vậy, Lê Thái Tổ đã nhớ tới bài học: cái gì đã mượn thì phải trả, phải biết ơn người đã giúp mình dựng nên nghiệp lớn, phải trung tín, thủy chung.
Để trả công và ghi ơn, đảng và Nhà nước đã cấp cho cụ quyền sử dụng khoảng 10.000m2 mặt nước ở Hồ Gươm, cụ Rùa nghỉ hưu và sinh hoạt tại đó suốt 500 năm nay.
Theo Song Tien,Hoàng Huy Vũ,Vũ Thái Hà Có chỉnh sửa
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét