Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Không nên nhìn văn hoá bằng cái đầu trần tục!?


>> Hoàng Sa, Hoàng Sa… tiếng cồng đã nổi lên rồi
>> Nước ta sống văn hóa bậc nhất thế giới
>> Gần 19 triệu gia đình văn hóa nhưng văn hóa vẫn xuống cấp
>> Ước gì ai cũng giỏi giang, thành đạt được như MC Tuấn Tú!
>> Báo Trung Quốc ‘dọa’ Việt Nam không nên gần Mỹ?

FB Nguyên Khôi - Đừng hồ đồ với văn hoá!

Hôm qua, 15-11, trên fb anh Hải Châu (PV báo điện tử Infonet) có đưa một status về chiếc cổng ngày hội Văn hoá dân gian tại trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Trên stt của mình, anh Hải Châu đưa ra câu hỏi: "Sao ngày hội văn hóa dân gian mà học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) lại phải chui dưới đồng tiền để vào trường thế này? Chẳng lẽ biểu trưng đặc biệt nhất của văn hóa dân gian Việt Nam là... đồng tiền?".

Đọc stt của anh Hải Châu, thấy bình thường. Bởi lẽ, đây là quan điểm riêng của anh, nhất là anh là học sinh cũ của trường Phan Châu Trinh. 

Tuy nhiên, sáng nay, 16-1, đi ngang qua trường Phan Châu Trinh, thấy chiếc cổng không còn nữa. Tưởng hết hội nên trường dỡ bỏ nhưng nhìn vào bên trong, ngày hội Văn hoá dân gian vẫn đang diễn ra. Lên lại fb của anh Hải Châu thì thấy anh có stt thông báo: "Sáng nay 16/1, một vị lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng gọi điện cho tôi, bảo: "Tôi đã đọc stt của anh về cổng chào bằng đồng tiền mà trường Phan Châu Trinh dựng lên cho ngày hội văn hóa dân gian. Tôi thấy anh nói rất đúng, không có gì sai hết. Cho nên tôi đã điện cho hiệu trưởng của trường, yêu cầu tháo dỡ ngay. Làm như vậy là quá phản cảm. Mặc dù ổng biện luận với tôi đó là đồng xu may mắn của trẻ con, nhưng kiểu biện luận như vậy không thể chấp nhận được. Không thể dựng đồng tiền lên trước cổng trường như thế. Nên tôi đã yêu cầu phải tháo dỡ ngay!".

Nghĩ quái lạ, chiếc cổng hình đồng tiền xu cổ kia có tội gì mà anh lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng lại trảm nó?

Theo quan niệm của dân chơi tiền cổ và dân phong thuỷ, sở dĩ đồng xu hình tròn có lỗ vuông ở giữa là hình tròn tượng trưng cho trời, lỗ vuông tượng trưng cho đất (Bởi theo quan niệm của người xưa, bầu trời hình tròn, quả đất hình vuông). Trời bên ngoài, đất bên trong tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.

Theo quan niệm của dân cơ khí, sở dĩ đồng tiền có hình tròn, lỗ ở giữa hình vuông là do ngày trước đồng tiền làm thủ công. Vì vậy, chiếc lỗ ở giữa làm hình vuông để đun một cây chốt vuông vào giữa rồi xâu nhiều đồng tiền lại với nhau để giũa bên ngoài cho tròn. 

Vậy, tại sao đồng xu ngày xưa nhất thiết phải có cái lỗ ở giữa, trong khi đồng xu sau này không có? Bởi lẽ, ngày xưa họ đục cái lỗ là để xâu tiền lại với nhau cho dễ cất và tạo sự ngăn nắp khi cất tiền. 

Tại sao người ta thường xâu chuỗi 3 đồng tiền xu lại với nhau (trường hợp cái cổng Ngày hội văn hoá dân gian trường Phan Châu Trinh cũng được làm từ 3 chiếc đồng xu lớn)? Theo quan niệm của dân chơi tiền cổ, nó mang ý nghĩa tượng trưng cho "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà". Ý nghĩa sâu xa đó là mang lại là: Khi đồng tiền cổ lưu thông đã hấp thu được "thiên khí", đồng tiền bị vùi xuống đã nên hấp thu "địa khí" và đồng tiền qua tay nhiều người sử dụng nên hấp thụ được "nhân khí". 

Quay lại chuyện chiếc cổng hình 3 đồng xu của Ngày hội dân gian trường THPT Phan Châu Trinh để thấy rằng, em học sinh nào nghĩ ra chiếc cổng hình 3 chiếc đồng xu chứng tỏ em đó có hiểu biết về văn hoá. Ấy vậy mà chiếc cổng ấy lại bị trảm.

Tôi không biết lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng được nhắc đến trong stt kia là ai, nhưng cách nói "lạ" quá. Thầy Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở là Thầy tôi, dân Toán; Thầy Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở là dân Văn cố cựu; thầy Thái Văn Hân và cô Lê Thị Bích Thuận, người mới được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở là cô giáo dạy Văn trường THPT Trần Phú. 

Dù ai trong số 4 thầy cô lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho "xử trảm" chiếc cổng kia đều là hồ đồ. Thiển nghĩ, sự cầu thị của các cấp chính quyền TP Đà Nẵng lâu nay đã dẫn đến sự "mẫn cảm" trong trường hợp này. Việc tiếp thu ý kiến phản ánh từ báo chí, người dân là tốt, nhưng không có nghĩa là báo chí phản ánh gì, dân nói gì đều mang đi...xử trảm thầy cô, học trò như vậy được. 

Trong thời buổi công nghệ thông tin, sự tra cứu thông tin về chiếc đồng xu trong văn hoá của người Việt có lẽ là quá dễ dàng để đưa ra một quyết định, dù đó là một quyết định bằng miệng. 

Người lớn thường bảo "sao người trẻ không chịu sáng tạo" nhưng kiểu ứng xử như thế này thì bảo lớp trẻ sáng tạo kiểu gì?

Những người trong giới văn chương và văn hoá hay nhắc nhớ rằng, không ai được phép đối xử thô bạo đối với văn hoá và không nên nhìn văn hoá bằng cái đầu trần tục. Cái linga, cái yoni trong tín ngưỡng phồn thực (thờ cúng sự sinh sôi nảy nở) mà nhiều dân tộc trên thế giới thờ thì có là thô tục? 

Nên nhớ rằng, mọi sự tồn tại đều có cái lý của nó. Trước khi ta phủ định nó thì chịu khó tìm hiểu để biết "lý do vì sao" nó tồn tại cái đã. Nếu không, chúng ta trở thành kẻ hồ đồ, kẻ thù của văn hoá. Và, chúng ta không thể lấy một hệ tư tưởng cũ mềm, lạc hậu để bắt lớp trẻ ngày nay đi theo được. Đó cũng là sự hồ đồ.

Tôi không biết khi chiếc cổng này bị tháo xuống, các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng nghĩ gì? Bạn tôi, cô giáo dạy Văn trường THPT Phan Châu Trinh nghĩ gì, Diệu Trang? 


Xem thêm:
EVN sẽ không còn là đơn vị mua - bán điện duy nhất
“Cầu quan”, tượng đài và sự vô trách nhiệm
Khạc nhổ, đái bậy, vứt rác... tránh được sao bạn không tránh?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: