Việt Nam sẽ có tốc độ tăng người siêu giàu cao nhất thế giới
Người siêu giàu là gì?
Theo định nghĩa của World Ultra Wealth Report, người siêu giàu là những cá nhân có tài sản trên 30 triệu USD.
Người siêu giàu tập trung ở đâu?
Theo số liệu báo cáo của Knight Frank năm 2014, xét theo khu vực, châu Âu là nơi tập trung nhiều người siêu giàu nhất thế giới với hơn 60.000 người, tiếp đến là Bắc Mỹ với gần 45.000 người và châu Á là hơn 42.000 người.
Xét theo thành phố, London đứng vị trí dẫn đầu, tiếp đến là New York và Singapore ở vị trí thứ 3.
Người siêu giàu ở Việt Nam
Vừa qua, báo cáo Wealth Report 2015 của Knight Frank cho biết, số người siêu giàu trên thế giới đã tăng lên hơn 172.000 người với tổng tài sản gần 22.000 tỷ USD năm ngoái.
Các chuyên gia dự đoán rằng, trong một thập kỷ tới, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 159% (lên khoảng 300 người), tiếp theo là Indonesia với 132% và Bờ Biển Ngà là 119%.
Ngày 8/7/2014, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam – ông Gabriel Demombynes cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 110 người siêu giàu và hiện cứ hơn 1 triệu người Việt Nam thì có 1 người siêu giàu. Như vậy, số người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng 3 lần trong một thập kỷ. Tổng tài sản của 100 người đứng đầu danh sách người siêu giàu ở Việt Nam năm 2014 đạt gần 71.000 tỉ đồng (tương đương gần 3,4 tỉ USD).
Tốc độ tăng người siêu giàu ở Việt Nam như vậy liệu có thực sự tốt?
Người siêu giàu ở Việt Nam là những ai thì rất ít người biết đến. Trong báo cáo của các tổ chức trên, không một đơn vị nào công bố danh sách tên tuổi, tài sản mà họ sở hữu. Ngoài một số cá nhân nổi tiếng đã được biết đến như ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông trùm bất động sản – cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), hai đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), “vua cá tra” Dương Ngọc Minh (HVG)…v.v…thì số người siêu giàu ẩn danh vẫn chiếm 90%.
Sự thật là, những con số mà chúng ta biết được coi là chưa phản ánh hết số người siêu giàu thực sự tại Việt Nam. Số người giàu được các tổ chức thống kê qua thị trường chứng khoán, qua các doanh nghiệp tư nhân lớn chưa lên sàn… chỉ là bề nổi, chủ yếu dựa trên tài sản công khai, còn thực tế có thể lớn hơn nhiều.
Dựa theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nhiều người tỏ ra hoài nghi về cách làm giàu hiện nay của các đại gia. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo của người dân Việt Nam cũng như tình trạng bất bình đẳng là điều đáng lo ngại.
Một điều đáng suy nghĩ là tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu tại Việt Nam như vậy là quá nhanh. Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội, hoặc giàu có dựa trên những cơ hội, thời cơ, cơ chế; giàu có không minh bạch hợp pháp… là điều đáng ngại.
---------------------
Năm 2016 có 366 ngày và 11 sự kiện thú vị của năm nhuận
Năm nay lại là năm nhuận, tháng 2 sẽ có thêm một ngày là ngày 29 tháng 2, những người sinh vào ngày này có thể tổ chức sinh nhật, và năm 2016 sẽ có 366 ngày. (FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images)
Năm nay là năm nhuận, tháng 2 sẽ có thêm một ngày là ngày 29/2, không chỉ những người sinh vào ngày này có thể tổ chức sinh nhật của mình, mà năm nay cũng sẽ nhiều hơn một ngày là có 366 ngày.
Theo báo cáo của Weather Network, bởi có một sự khác biệt nhỏ trong việc quy định số lượng ngày trong “1 năm” của chúng ta và thực tế một chu kỳ Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, một chu kỳ Trái Đất cần khoảng 365.24220 ngày quay xung quanh Mặt Trời, (nhiều hơn lịch dương thông thường của chúng ta đang tính khoảng 6 giờ 48 phút 45 giây). Bởi vì thông thường theo dương lịch chỉ tính 365 ngày, kết quả sau 4 năm tích lũy lại sẽ là 0.24220 x4 = 0.9688 ngày, tức là xấp xỉ 01 ngày, vì vậy, cứ 4 năm họ lại thêm một ngày nhuận để bù đắp cho 0.9688 ngày này.
Dưới đây là một vài sự kiện thú vị liên quan tới năm nhuận
1. Julius Caesar và năm nhuận
Năm 46 trước Công Nguyên, Julius Caesar đồng ý với lời đề nghị của Sosigenes, để phản ánh chân thực chu kỳ Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời dài hơn 365 ngày, ông đã phát hành bổ sung, cứ chu kỳ 4 năm một lần lại có một năm nhuận. Bởi trong lịch La Mã tháng 2 là tháng cuối cùng của một năm, nên Sosigenes đã thêm 1 ngày đó vào tháng 2.
2. Lịch Gregorian
Năm 1582, giáo hoàng Pope Gregory XIII đã tiến hành điều chỉnh lại lịch. Ông đưa ra khái niệm “năm nhuận”, tăng thêm quy tắc mới về cách tính lịch, ông đề ra quy tắc những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận. Lịch Gregorian là – loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới.
Do đó: Năm 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận.
3. Năm nhuận không may mắn?
Tại Hy Lạp, 1/5 số người trẻ tuổi chưa kết hôn đều kiêng không kết hôn vào năm nhuận, bởi họ cho rằng kết hôn vào năm nhuận không may mắn.
Trong các ngạn ngữ của người dân Italia, có một số câu ngạn ngữ khuyên người dân không nên làm những kế hoạch trọng đại của đời mình vào năm nhuận. Trong tiếng Ý, câu thành ngữ “Anno bisesto, anno funesto” có nghĩa là “ Năm nhuận là năm bất hạnh không may mắn.”
4. Thời tiết, nông nghiệp và chăn nuôi
Theo kinh nghiệm lưu truyền của người dân Nga, vào năm nhuận, thời tiết sẽ có nhiều điều bất thường và nhiều rủi ro hơn. Kinh nghiệm dân gian về làm nông nghiệp của họ còn cho biết, các loại đậu, đậu Hà Lan trồng trong năm nhuận sẽ không tăng trưởng tốt.
Người dân Scotland thì cho rằng, việc trồng trọt và chăn nuôi trong năm nhuận sẽ gặp nhiều bất lợi.
5. Làm việc miễn phí một ngày
Những cán bộ công nhân viên chức lĩnh lương cố định hàng tháng sẽ làm việc miễn phí một ngày vào năm nhuận tức ngày 29/2, bởi vì thông thường khi tính lương sẽ không tính thêm 1 ngày này.
Đồng thời, những phạm nhân bị ngồi tù sẽ ngồi tù thêm một ngày vào năm nhuận.
6. 50 nghìn người trên toàn thế giới có thể đón sinh nhật của mình
Những người sinh vào ngày 29/2 được gọi là “Nhuận sinh” (leaplings hoặc leapers), tỷ lệ người sinh vào ngày Nhuận sinh khoảng 1/1461 người. Trên thế giới có khoảng 50 nghìn người sinh vào ngày Nhuận sinh.
7. Những người sinh vào ngày Nhuận sinh là người có tài năng
Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà chiêm tinh đều nhìn nhận rằng, những đứa trẻ được sinh vào ngày Nhuận sinh có tài năng vượt trội hoặc có cá tính đặc biệt, thậm chí còn có quyền năng đặc biệt.
Nhà thơ người Anh John Byrom được sinh vào ngày Nhuận sinh, và cầu thủ bóng đáDarren Ambrose người Anh cũng được sinh vào ngày Nhuận sinh.
8. Tổ chức sinh nhật
Tại Hồng Kông, những người sinh vào ngày Nhuận sinh có thể tổ chức sinh nhật mình vào ngày 1/3; ở New Zealand những người sinh vào ngày Nhuận sinh tổ chức sinh nhật mình vào ngày 28/2.
9. Thành phố được mệnh danh là thủ đô thế giới về năm nhuận
Người dân thị trấn San Antonio thuộc bang Texas của Mỹ luôn tự nhận thị trấn của mình là “Thủ đô của thế giới về năm nhuận”, tới năm nhuận họ sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm nhuận như: hướng dẫn tham quan tới các hang động là nơi ở của người Aztec xưa, tổ chức đua ngựa và nhảy múa…
Hoạt động chào mừng năm nhuận năm nay sẽ được họ tổ chức từ ngày 25/2 đến 29/2
10. Nhà có nhiều người sinh vào ngày Nhuận sinh
Peter Anthony Keogh sinh vào ngày Nhuận sinh của năm 1940 tại Ireland, con trai của ông Peter Eric sinh vào ngày Nhuận sinh của năm 1964 tại Anh, cháu gái của ông Bethany Wealth sinh vào ngày Nhuận sinh của năm nhuận 1996.
Karin Henriksen là người giữ kỷ lục thế giới về sinh nhiều con vào ngày Nhuận sinh nhất. Con gái của bà Heidi sinh vào ngày 29 tháng 02 năm 1960, hai con trai kế tiếp của bà là Olav và Lief –Martin cũng sinh vào ngày Nhuận sinh của năm 1964 và 1968.
11. Tháng nhuận ở Trung Quốc
Vì người Trung Quốc sử dụng lịch âm dương, nên trong cách tính lịch truyền thống, có một phương pháp phân biệt năm nhuận là thêm một tháng vào năm nhuận đó gọi là tháng nhuận. Nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa lịch chu kỳ Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (cách tính lịch dương) và chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất (theo cách tính lịch của người Trung Quốc) và để đảm bảo âm lịch có thể phù hợp tương đối với chu kỳ 4 mùa của thời tiết, nên cứ sau 2 đến 3 năm thì người ta phải bổ sung 1 tháng (tháng nhuận).
Thời cổ đại người ta áp dụng cách tính 19 năm thêm vào 7 tuần nhuận, đến triều đại nhà Đường “cách tính lịch thời kỳ đầu nhà Chu” cố định thêm tuần nhuận nêu trên bị thay đổi, áp dụng khi cả hai chuyển động Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất bắt đầu được sử dụng mô hình chuyển động thật với hai parabôn quan trắc ngược nhau, để tính lịch, thì khái niệm thêm thời gian vào tháng nhuận thay đổi. Có lúc, tháng nhuận để chỉ ngày thêm vào của năm dương lịch nhuận theo lịch Gregorian (là tháng 2 dương lịch).
Trong bài thơ “Nhuận Nguyệt” nhà thơ Lý Hạ thời Đường có viết về năm nhuận như sau:“Đế trọng quang, niên trọng thì. Thất thập nhị hậu hồi hoàn thôi, thiên quan ngọc quản hôi thặng phi. Kim tuế hà trường lai tuế trì, vương mẫu di đào hiến thiên tử, hi thị hòa thị vu long bí.” (Nghĩa là: năm nhuận tháng nhuận là năm tốt lành, nên chúc thọ vào những năm này người già sẽ càng nhiều tuổi thọ hơn).
Vì vậy nên ở Đài Loan, những phụ nữ truyền thống sau khi đã kết hôn thường trở về nhà cha mẹ mình, mang biếu cha mẹ một cái đầu heo để mong muốn bố mẹ luôn được khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn trong năm nhuận.
-----------------
Đôi gà Đông Tảo giá hơn 1 cây vàng ở Hưng Yên
Trang trại gà Đông Tảo của anh Giang Tuấn Vũ ở thôn Hiệp Tiến (Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) có tên Ông Phúc vừa bán một cặp gà khủng với giá gần 40 triệu đồng.
Cụ thể, con gà trống có trọng lượng 5,9kg được bán với giá 28 triệu đồng và con gà mái bán giá 9 triệu đồng, đều được xếp vào đôi gà giống Đông Tảo cực quý hiếm ở thời điểm hiện tại. Trại gà Ông Phúc của anh Vũ cũng vừa bán 10 cặp gà có kích thước lớn cuối cùng trong dịp Tết, hiện trong trại chỉ còn gà cỡ nhỏ, nhiều khách tới hỏi mua nhưng đã hết hàng.
Con gà mái Đông Tảo được bán với giá 9 triệu đồng. |
Con gà trống "khủng" 5,9kg được bán với giá 28 triệu đồng. |
Theo anh Vũ, gà Đông Tảo một thời chỉ dành cúng tế, hội hè hoặc tiến vua, giờ trở thành món ăn ưa chuộng của những thực khách có điều kiện. Càng gần 30 Tết, giá càng tăng (lên tới hơn nửa triệu đồng mỗi kilôgram) và hầu hết người mua gà này để làm quà biếu. |
Gà Đông Tảo với đặc điểm nổi bật là cặp chân to, thô, xấu xí, nhưng thịt chắc, giòn và thơm ngon... đã trở thành một thương hiệu đặc sản nên vào dịp Tết này, hiện giá đã tăng từ 200.000 đến 2000.000 đồng/kg. Nếu mua theo con, giá cũng tăng thêm vài triệu đồng. Cá biệt, có một số con có giá lên tới hơn 1 cây vàng được các đại gia mua trong dịp Tết này. Có người bán một con gà Đông Tảo, lợi nhuận bằng những hộ nuôi khoảng 2.000 con gà bình thường. |
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét